Đẩy nhanh tiến độ giải ngân hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố, khẩn trương tổ chức thực hiện ngay việc giải ngân tiền hỗ trợ thuê nhà cho người lao động, không được để chậm trễ, đúng đối tượng, công khai, minh bạch.

Ảnh minh hoạ
Thủ tướng cũng giao Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan tăng cường hướng dẫn, đôn đốc các địa phương; khẩn trương kiểm tra, xác định nguyên nhân chậm và có giải pháp đẩy nhanh việc hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 4379 ngày 13/7/2022. Đồng thời, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Bộ Tài chính xem xét, xử lý kịp thời các khó khăn, vướng mắc phát sinh theo quy định và thẩm quyền, chức năng, nhiệm vụ được giao của các Bộ; trường hợp vượt thẩm quyền, báo cáo đề xuất Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Trước đó, số liệu từ Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cho biết, dự kiến có khoảng 3,4 triệu lao động được hưởng khoản tiền hỗ trợ nhà ở với tổng số tiền lên tới 6.600 tỷ đồng. Song đến nay, tiền hỗ trợ mới đến tay hơn 200.000 người lao động./.
Theo Tuyết Hạnh BT/ Bản tin 18h30 ngày 28/7/2022

Sử dụng phân bón hữu cơ, hướng tới nền nông nghiệp an toàn
Những năm gần đây, nhiều vùng sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã chuyển từ phân bón hóa học sang sử dụng các loại phân bón hữu cơ. Qua đó, giúp bảo vệ môi trường, cải tạo đất, tạo ra nông sản sạch, an toàn.

Từ 1/6, doanh thu hàng năm từ 1 tỷ đồng trở lên sẽ phải xuất hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền
Từ 1/6, các hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có mức doanh thu hàng năm từ 1 tỷ đồng trở lên sẽ phải sử dụng hóa đơn điện tử có kết nối dữ liệu điện tử với cơ quan Thuế.

Khi tiểu thương chợ truyền thống bán hàng online
Tận dụng những lợi ích từ công nghệ số và mạng xã hội mang lại, nhiều tiểu thương đã kết hợp hình thức bán hàng truyền thống và buôn bán online nhằm tìm kiếm cơ hội tiếp xúc với khách hàng, giảm chi phí, tăng lợi nhuận. Tuy nhiên, đối với nhiều người, việc bán hàng online còn gặp nhiều khó khăn, hạn chế.

Thanh Hóa thu ngân sách 21.295 tỷ đồng
Trong 5 tháng đầu năm 2025, kinh tế tỉnh Thanh Hóa tiếp tục phát triển ổn định. Tổng thu ngân sách nhà nước đạt 21.295 tỷ đồng, bằng 46,8% dự toán năm.

Xuất nhập khẩu đạt trên 313 tỷ USD
Theo Cục Hải quan, tính từ đầu năm đến ngày 15/5, quy mô kim ngạch xuất, nhập khẩu của Việt Nam đã đạt hơn 313 tỷ USD, tăng 15,3% so với cùng kỳ năm 2024.

Liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ lúa gạo
Để nâng cao hiệu quả kinh tế, tăng thu nhập trên cùng một diện tích trồng lúa, việc liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị đang được nhân rộng ở nhiều địa phương. Mỗi năm, Thanh Hóa có hàng chục nghìn ha lúa được sản xuất theo hình thức liên kết gắn với bao tiêu sản phẩm.

Nghị quyết 68 tạo động lực phát triển nghề chế biến thủy sản ở Thanh Hóa
Thanh Hóa là tỉnh có nhiều tiềm năng và lợi thế về phát triển nghề chế biến thủy hải sản. Tuy nhiên, trong những năm vừa qua, ngành nghề này vẫn phát triển nhỏ lẻ, thiếu khả năng cạnh tranh. Vì vậy, việc ra đời nghị quyết 68 về phát triển kinh tế tư nhân sẽ là động lực quan trọng để các cơ sở chế biến thủy hải sản ở Thanh Hóa đổi mới tư duy, áp dụng công nghệ, đầu tư máy móc thiết bị để nâng cao năng lực chế biến.

Kinh tế tư nhân - Động lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng
Từ chỗ chỉ là một bộ phận cấu thành của nền kinh tế, hiện nay kinh tế tư nhân đã được xác định là một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia. Theo Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị, kinh tế tư nhân, mà nòng cốt là các doanh nghiệp tư nhân đang được trao cơ hội và nguồn lực toàn diện để dẫn dắt kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng. Và các doanh nghiệp tư nhân tại Thanh Hóa cũng sẽ đứng trước vận hội phát triển mới.

Liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ - Nâng cao hiệu quả lúa gạo
Để nâng cao hiệu quả kinh tế, tăng thu nhập trên cùng một diện tích trồng lúa, việc liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị đang được nhân rộng ở nhiều địa phương. Mỗi năm, Thanh Hóa có hàng chục nghìn ha lúa được sản xuất theo hình thức liên kết gắn với bao tiêu sản phẩm.

Việt Nam thuộc nhóm "rủi ro thấp" trong Quy định chống phá rừng của EU
Ủy ban châu Âu vừa công bố hệ thống phân loại quốc gia theo mức độ rủi ro trong khuôn khổ Quy định chống phá rừng của Liên minh châu Âu (EU). Trong đó, Việt Nam được xếp vào nhóm "rủi ro thấp".
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.