Đẩy nhanh tiến độ, tăng giá trị sản xuất vụ Đông 2024-2025
Trong hai ngày mùng 2 và 3/10, lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa đã đi kiểm tra tình hình sản xuất vụ Đông tại một số địa phương. Qua kiểm tra cho thấy, mưa lũ thời gian qua đã làm tiến độ sản xuất vụ Đông bị chậm so với kế hoạch, cần tập trung chỉ đạo, đẩy nhanh tiến độ sản xuất.
Theo kết quả kiểm tra, tính đến ngày 3/10, Thanh Hóa mới gieo trồng được trên 15.000 ha cây vụ Đông, đạt hơn 32% kế hoạch sản xuất vụ Đông năm 2024-2025. Do ảnh hưởng của mưa lũ, một số diện tích vụ Đông bị ngập úng phải gieo trồng lại. Trong khi đó, thời điểm này các loại cây trồng vụ Đông ưa ấm như cây ngô lấy hạt, cây đậu tương, cây ớt… cơ bản đã hết khung thời vụ gieo trồng tốt nhất.
Sau mưa lũ các địa phương đã nỗ lực mở rộng diện tích các loại cây rau màu ngắn ngày, đáp ứng nhu cầu trong tỉnh và các tỉnh phía Bắc, nhất là trong dịp Tết Nguyên đán.
Ông Trịnh Hữu Hùng, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Chúng tôi tăng cường giống ngô ngắn này, ngô ngọt để đảm bảo diện tích. Huyện cũng giao ban các xã, tăng cường cây rau màu, đảm bảo kế hoạch và cung ứng cho thị trường."
Theo ông Mai Quốc Thành, Phó Giám đốc Hợp tác xã Dịch Vụ Nông Nghiệp xã Vĩnh Quang, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa: "Năm nay mặc dù thời tiết mưa bão kéo dài gây ngập úng nhưng hiện nay, chúng tôi vẫn đang có trên 120 ha liên kết bao tiêu với công ty. Về thời gian gieo trồng, chúng tôi dự định sẽ mở rộng thêm khoảng 20-30 ha ở những vùng trũng sau khi nước rút do ngập lụt."
Vụ Đông năm nay, Thanh Hóa phấn đấu gieo trồng 47 nghìn ha, gồm: ngô, đậu tương, khoai tây, khoai lang, rau đậu các loại. Ngành nông nghiệp đề nghị vác địa phương tập trung chỉ đạo điều chỉnh kế hoạch sản xuất phù hợp tình hình thực tế; phân giao cụ thể cho từng xã, thị trấn về diện tích và cơ cấu các cây trồng chủ lực, có lợi thế, phù hợp với điều kiện thời tiết.
Ông Trịnh Văn Chất, Trưởng phòng Trồng trọt, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa cho biết, hiện sẽ ưu tiên các loại rau màu, các loại ngắn ngày như cây ngô ngọt, cây ngô làm thức ăn chăn nuôi và các cây rau màu như cải, dưa chuột… các loại cây nâng cao giá trị để bù đắp lại diện tích không gieo trồng được. Bên cạnh đó, đẩy mạnh liên kết bao tiêu sản phẩm, đặc biệt trong điều kiện thời tiết của các tỉnh phía Bắc sản xuất vụ Đông hạn chế. Đây vừa là khó khăn nhưng cũng là cơ hội để phát triển cây màu vụ Đông ưa lạnh trong thời gian tới trên địa bàn toàn tỉnh.
Cùng với nỗ lực để đạt chỉ tiêu về diện tích sản xuất vụ Đông, các địa phương cần tăng cường giải pháp về áp dụng công nghệ cao, các tiêu chuẩn GAP, hữu cơ, hợp tác liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm, phấn đấu sản xuất vụ Đông đạt giá trị bình quân 76 triệu đồng/ha gieo trồng trở lên.
168 tỷ đồng cho vay ứng dụng công nghệ cao
Thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước – Chi nhánh tỉnh Thanh Hóa đã chỉ đạo và đôn đốc các tổ chức tín dụng trên địa bàn tạo điều kiện tốt nhất cho khách hàng có nhu cầu vay vốn đầu tư sản xuất, kinh doanh ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp.
Cơ quan thuế tăng cường chống thất thu ngân sách
Tổng cục Thuế vừa yêu cầu cơ quan thuế các cấp tiếp tục tập trung đẩy mạnh chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin, nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong quản lý thu, nhất là thu từ hoạt động thương mại điện tử, nhà cung cấp nước ngoài.
Xây dựng mô hình sản xuất rau - hoa theo hướng hàng hoá ở vùng biên
Sáng ngày 20/11, tại xã Đồng Lương, huyện Lang Chánh, Viện Nông nghiệp Thanh Hóa, tổ chức Hội thảo khoa học đánh giá kết quả kinh tế - xã hội của các mô hình thuộc dự án “Ứng dụng khoa học và công nghệ xây dựng mô hình sản xuất rau và hoa theo hướng sản xuất hàng hóa tại một số huyện biên giới Thanh Hóa – Hủa Phăn nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào”.
PGBank khai trương Chi nhánh Thanh Hóa
Sáng ngày 20/11, Ngân hàng thương mại cổ phần Thịnh vượng và Phát triển (PGBank) đã khai trương Chi nhánh Thanh Hóa tại số 15 đường Trần Phú, phường Điện Biên, thành phố Thanh Hóa. Đồng chí Nguyễn Văn Thi, Ủy viên Ban Thường vụ tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh tới dự.
Huyện Thọ Xuân đẩy mạnh thu ngân sách nhà nước
Để tạo nguồn lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương, huyện Thọ Xuân đã tập trung thực hiện các giải pháp đảm bảo hoàn thành chỉ tiêu thu ngân sách nhà nước.
Xuất khẩu hàng hóa gia tăng tại các thị trường chủ lực
Chỉ còn hơn 1 tháng nữa là kết thúc năm 2024. Đây là thời điểm các doanh nghiệp xuất khẩu tăng tốc để hoàn thành mục tiêu kế hoạch năm. Nhiều tín hiệu tích cực cho thấy, xuất khẩu của hầu hết các ngành hành, nhóm hàng chủ yếu của tỉnh Thanh Hóa đều tăng tại các thị trường chủ lực.
Đưa gạo Thanh Hoá ra thị trường thế giới
Mới đây, 300 tấn gạo đã được Công ty Cổ phần mía đường Lam Sơn xuất sang thị trường Singapore. Việc sản phẩm gạo “made in Thanh Hoá” được xuất khẩu chính ngạch ra thế giới với quy mô lớn đã mở ra hướng phát triển không chỉ cho doanh nghiệp mà còn nâng tầm giá trị hạt gạo xứ Thanh.
Năm 2024: Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản có thể đạt 62 tỷ USD
Xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản của Việt Nam 10 tháng qua tăng hơn 20% so với cùng kỳ năm 2023. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn dự báo 2 tháng còn lại của năm 2024, kim ngạch xuất khẩu mỗi tháng có thể đạt khoảng 5,5 tỷ USD, nâng kim ngạch xuất khẩu cả năm đạt mức kỷ lục 62 tỷ USD.
Đảm bảo nguồn cung thịt lợn dịp cuối năm
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, thịt lợn có vai trò rất quan trọng trong việc bình ổn giá thực phẩm, do đó cần đảm bảo nguồn cung thịt lợn tăng thêm từ 10% đến 15% dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán, không để xảy ra dịch bệnh và biến động giá cả.
Đẩy mạnh thu mua và chế biến sắn nguyên liệu
Bước vào vụ thu hoạch và chế biến sắn niên vụ 2024 – 2025, thị trường tiêu thụ tinh bột sắn gặp nhiều khó khăn, giá giảm mạnh. Song các nhà máy chế biến trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa vẫn thu mua sắn nguyên liệu với giá hợp lý, hài hòa giữa lợi ích của người trồng sắn với nhà máy.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.