Đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng vắc-xin phòng Covid-19 cho trẻ em
Hiện tiến độ tiêm vắc-xin phòng Covid-19 ở một số địa phương không đạt yêu cầu, nhất là nhóm từ 12 đến 17 tuổi và từ 5 đến dưới 12 tuổi.
Ðể khắc phục tại Hội nghị trực tuyến tiến độ tiêm chủng vắc-xin Covid-19 và tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh, sáng 2/8, Bộ Y tế tiếp tục đề nghị các cấp ủy, chính quyền chỉ đạo các sở, ban, ngành, các tổ chức chính trị-xã hội phối hợp chặt chẽ với ngành y tế trong tuyên truyền, vận động cha mẹ, người giám hộ đưa trẻ đi tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch.
Theo báo cáo của Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương (Bộ Y tế), tính đến ngày 1/8, tổng số liều vắc-xin phòng Covid-19 cả nước đã tiêm cho nhóm trẻ từ 12 đến 17 tuổi là 20.730.405 liều, trong đó liều cơ bản đạt tỷ lệ hơn 99%, trong khi đó mũi ba (tiêm nhắc lại) mới đạt tỷ lệ 34,1%. Số liều tiêm cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi là 12.228.689 liều, trong đó mũi một là 7.942.534 (đạt tỷ lệ 69,5%), mũi hai là 4.286.155 (đạt tỷ lệ 37,5%).
Vẫn còn nhiều địa phương đạt tỷ lệ tiêm mũi nhắc lại cho nhóm từ 12 đến 17 tuổi thấp so với tỷ lệ chung của cả nước như: Hà Tĩnh (11,3%), Ðiện Biên (9,9%), Ðà Nẵng (12,7%), Phú Yên (9,3%), Bà Rịa-Vũng Tàu (10,9%). Các địa phương có tỷ lệ tiêm mũi một cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi thấp là: Hà Nội (51,1%), Hà Tĩnh (47,7%), Ðà Nẵng (35,2%), Quảng Nam (39,1%), TP Hồ Chí Minh (43,8%); tỷ lệ mũi hai thấp là: Hà Nội (17,8%), Ðà Nẵng (14,7%), Quảng Nam (12,5%), Khánh Hòa (17,3%)…
Giáo sư, Tiến sĩ Ðặng Ðức Anh, Viện trưởng Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho biết, tiến độ tiêm nhắc lại cho nhóm từ 12 tuổi trở lên, liều cơ bản cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi trên phạm vi cả nước trong tháng 7/2022 tăng so với tháng 5 và tháng 6, cho thấy nỗ lực của các cấp chính quyền, ngành y tế tuyến cơ sở và sự tham gia của người dân. Tuy nhiên, tỷ lệ tiêm nhắc lại cho người từ 12 đến 17 tuổi đến nay là 34,1% là chưa đạt yêu cầu. Trong khi đó, tiến độ triển khai tiêm liều cơ bản cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi từ tháng 4/2022, đến nay còn chậm.
Nguyên nhân là do chiến dịch tiêm vắc-xin phòng Covid-19 được tổ chức trong một thời gian dài, thiếu sự vào cuộc, chỉ đạo quyết liệt của các cấp ủy, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể tại một số địa phương. Trong khi đó, hiện đã xuất hiện tâm lý chủ quan của người dân trong bối cảnh dịch được khống chế, nhiều đối tượng đã mắc Covid-19 không đồng ý hoặc lưỡng lự tiêm các mũi vắc-xin tiếp theo; còn nhiều cha mẹ không đồng ý đưa con em mình đi tiêm vắc-xin phòng Covid-19, do lo ngại ảnh hưởng lâu dài của vắc-xin đến sức khỏe. Bên cạnh đó, hạn sử dụng vắc-xin Covid-19 chỉ từ sáu đến chín tháng, ngắn hơn các loại vắc-xin truyền thống, trong khi lịch tiêm các mũi nhắc lại phải bảo đảm khoảng cách tối thiểu với mũi trước đó, vì vậy gặp khó khăn trong việc lập kế hoạch và huy động đối tượng.
Ðể đẩy nhanh hơn nữa tiến độ tiêm chủng vắc-xin phòng Covid-19 cho các nhóm đối tượng, nhất là nhóm từ 12 đến 17 tuổi và nhóm từ 5 đến dưới 12 tuổi, Bộ Y tế đề nghị các cấp ủy đảng, chính quyền các địa phương chỉ đạo ngành y tế tập trung đẩy nhanh hơn nữa tốc độ tiêm vắc-xin phòng Covid-19, hoàn thành sớm nhất kế hoạch đề ra, nhất là tiêm vắc-xin mũi ba, mũi bốn cho từng nhóm đối tượng và tiêm vắc-xin cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi theo hướng dẫn của Bộ Y tế, không để vắc-xin không được sử dụng kịp thời, gây lãng phí; đồng thời thực hiện rà soát kế hoạch tiêm vắc-xin sáu tháng cuối năm 2022 và xây dựng kế hoạch tiêm vắc-xin năm 2023…
Giáo sư, Tiến sĩ Ðặng Ðức Anh đề nghị các Sở Y tế tỉnh, thành phố phối hợp Sở Giáo dục và Ðào tạo lên phương án đẩy nhanh tốc độ tổ chức tiêm liều cơ bản cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi trong tháng 8/2022 và tiêm nhắc lại cho đối tượng từ 12 đến 17 tuổi hoàn thành trong quý III/2022, ngay khi trẻ quay trở lại trường học; phối hợp các Sở Lao động-Thương binh và Xã hội, Kế hoạch và Ðầu tư, các sở, ban, ngành liên quan tổ chức tiêm nhắc lại cho người từ 18 tuổi trở lên, nhất là những người đang làm việc tại các khu công nghiệp, cán bộ tuyến đầu, lực lượng công an, bộ đội, giáo viên, cung cấp dịch vụ…; đồng thời tăng cường rà soát, quản lý đối tượng, tăng độ bao phủ tiêm mũi ba đạt hơn 90%.
Mặt khác, Bộ Y tế cũng cần sớm đề xuất Chương trình COVAX, chính phủ một số nước, các tổ chức quốc tế tiếp tục viện trợ cho Việt Nam khoảng 5,3 triệu liều vắc-xin để tiêm cho người từ 12 tuổi trở lên và 500 nghìn liều vắc-xin tiêm cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi để đáp ứng nhu cầu tiêm chủng từ tháng 10 đến tháng 12/2022…
Các chuyên gia y tế dự phòng cũng đề nghị ngành y tế phối hợp chặt chẽ với các đơn vị có liên quan tập trung đẩy mạnh công tác truyền thông về tác dụng, hiệu quả của vắc-xin phòng Covid-19, trong đó tập trung truyền thông và tiêm chủng cho các đối tượng trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi (lưu ý các trẻ có nguy cơ cao, trẻ sống ở khu vực có tỷ lệ bao phủ vắc-xin thấp); vận động cha mẹ, người giám hộ đưa trẻ đi tiêm chủng đầy đủ, kịp thời các liều cơ bản cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi và liều nhắc lại (mũi ba) cho trẻ từ 12 đến 17 tuổi; tiếp tục thực hiện tổ chức các điểm tiêm cố định, các điểm tiêm lưu động tại các trường học. Ngành giáo dục phối hợp ngành y tế bố trí địa điểm, cơ sở vật chất và nhân lực hỗ trợ để tổ chức tiêm cho trẻ từ 5 đến 17 tuổi tại trường học bảo đảm an toàn, đúng tiến độ theo kế hoạch đã đề ra .

Sở Công thương Thanh Hoá tổ chức hiến máu nhân đạo
Sáng ngày 16/7, Sở Công thương Thanh Hoá phối hợp với Ban chỉ đạo Vận động hiến máu tình nguyện tỉnh tổ chức chương trình hiến máu nhân đạo hưởng ứng “Hành trình đỏ giọt hồng xứ Thanh” năm 2025.

Đảm bảo điều trị và dự phòng lây chéo bệnh truyền nhiễm
Một số bệnh truyền nhiễm đang có dấu hiệu tăng mạnh. Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế yêu cầu các cơ sở y tế đảm bảo công tác an toàn trong điều trị, tuyệt đối không để xảy ra lây nhiễm chéo.

Xử lý rác thải y tế bằng công nghệ tiên tiến
Nhờ thụ hưởng từ Dự án ''Hỗ trợ xử lý chất thải bệnh viện'' sử dụng vốn vay của Ngân hàng Thế giới, Bệnh viện Nhi Thanh Hóa đã được đầu tư hệ thống xử lý chất thải y tế lây nhiễm theo công nghệ vi sóng kết hợp nghiền cắt trong cùng 1 khoang máy. Đây một trong những công nghệ tiên tiến, thân thiện với môi trường hiện nay.

Phòng tránh các bệnh lý về tiêu hoá trong mùa hè
Thời tiết mưa nắng thất thường, không khí nóng ẩm những ngày qua tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn, virus và vi sinh vật gây bệnh về tiêu hoá sinh sôi, phát triển. Ghi nhận tại một số bệnh viện trong tỉnh, số lượng bệnh nhân mắc các bệnh lý về tiêu hoá tăng từ 20 - 40% so với thời điểm tháng 6.

Bệnh viện tư nhân cần tăng tốc triển khai bệnh án điện tử
Trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá có 20 bệnh viện tư nhân nhưng đến nay, mới chỉ có 2 bệnh viện triển khai bệnh án điện tử. Sở Y tế tỉnh Thanh Hoá đang yêu cầu các bệnh viện tư nhân đẩy nhanh tiến độ, đảm bảo hoàn thành mục tiêu triển khai bệnh án điện tử trước tháng 10/2025.

Thực hiện cao điểm phòng chống sốt xuất huyết, tay chân miệng và Covid-19
Hiện nay, một số bệnh như sốt xuất huyết, tay chân miệng, Covid - 19 có xu hướng tăng cục bộ tại một số tỉnh, thành phố trên cả nước. Để chủ động phòng, chống dịch bệnh, ngành y tế tỉnh Thanh Hoá triển khai cao điểm phòng, chống bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng và Covid-19 đến hết tháng 7/2025.

Ngành y tế Thanh Hoá thực hiện cao điểm phòng chống các bệnh truyền nhiễm
Hiện nay, một số bệnh như sốt xuất huyết, tay chân miệng, Covid - 19 có xu hướng tăng cục bộ tại một số tỉnh, thành phố trên cả nước. Để chủ động phòng, chống dịch bệnh, ngành y tế tỉnh Thanh Hoá triển khai cao điểm phòng, chống bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng và Covid-19 đến hết tháng 7/2025.

Phòng dịch bệnh mùa mưa
Sau những đợt mưa dông kéo dài, tiếp đến ngày nắng nóng đột ngột tạo thuận lợi cho nhiều vi khuẩn, dịch bệnh sinh sôi. Bộ Y tế khuyến cáo người dân nâng cao nhận thức, chủ động phòng dịch bệnh.

Nguy cơ dịch sốt xuất huyết lan rộng
Dịch sốt xuất huyết đang bước vào mùa cao điểm với tốc độ lây lan nhanh tại cả hai miền. Đáng lo ngại, nhiều ca bệnh nặng xuất hiện sớm – cho thấy dịch sốt xuất huyết năm nay đang có xu hướng diễn tiến phức tạp hơn thường lệ.

Cảnh báo nguy cơ tai biến mạch máu não ở người trẻ
Tai biến mạch máu não đang có xu hướng trẻ hóa, nhiều ca bệnh nhập viện muộn, đối mặt với di chứng nặng nề. Lối sống thiếu lành mạnh, căng thẳng kéo dài, hút thuốc, rượu bia, ít vận động, ăn uống thiếu khoa học là những yếu tố làm gia tăng nguy cơ đột quỵ ở người trẻ.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.