DDCI Thanh Hóa - Thúc đẩy cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh
Chỉ số năng lực cạnh tranh các sở, ban, ngành cấp tỉnh và UBND cấp huyện tỉnh Thanh Hóa (gọi tắt là DDCI) là thước đo đánh giá, thúc đẩy tinh thần chủ động cải cách, nâng cao chất lượng đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp. Qua 4 năm triển khai đánh giá DDCI Thanh Hóa đã cho thấy những chuyển biến tích cực, góp phần cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh và thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.
Hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và xuất khẩu hàng dệt may, đại diện Công ty DehanGlobal, tỉnh Thanh Hóa cho biết, đơn vị luôn nhận được sự hỗ trợ tích cực của cơ quan Hải quan trong quá trình làm thủ tục, giải quyết các vướng mắc phát sinh liên quan đến chính sách pháp luật mới. Chính sự hỗ trợ, cải cách các thủ tục hành chính nhanh chóng, minh bạch đã tạo thuận lợi thương mại cho doanh nghiệp.

Ông Nguyễn Văn Đô, Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty DehanGlobal, tỉnh Thanh Hóa
Ông Nguyễn Văn Đô, Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty DehanGlobal, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Dối với các hoạt động xuất nhập khẩu thông qua Hải quan, chúng tôi cố gắng tuân thủ đúng pháp luật nhưng vẫn có chút khác biệt và đã nhận được sự hướng dẫn, giải thích rõ ràng nên chúng tôi rất hài lòng".
Qua 4 năm đánh giá, một số Sở ngành, đơn vị liên tục giữ vị trí, thứ hạng cao trong bảng xếp hạng DCCI như: Văn phòng UBND tỉnh, Sở Công thương, Cục Hải quan (nay là Chi cục Hải quan khu vực X). Sức nóng từ bảng xếp hạng DDCI đã, khơi dậy tinh thần thi đua trong cải cách hành chính, từ đó lan tỏa ý thức phục vụ và nâng cao chất lượng điều hành trong từng cơ quan, đơn vị, địa phương. Mặt khác, chỉ số này cũng trở thành công cụ giám sát hữu hiệu, phản ánh khách quan, trung thực mức độ hài lòng của doanh nghiệp, hộ kinh doanh đối với cấp chính quyền.

Ông Lê Kỳ Tiến, Giám đốc Công ty Thế giới mới, tỉnh Thanh Hóa
Ông Lê Kỳ Tiến, Giám đốc Công ty Thế giới mới, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Cộng đồng doanh nghiệp đón nhận những nét cải cách rất rõ rệt, chính quyền đã hỗ trợ doanh nghiệp trong các thủ tục hành chính, tiếp cận đất đai, các điều kiện để cho doanh nghiệp có không gian để phát triển tốt hơn. Đặc biệt là cải cách hành chính ở cấp huyện, chúng tôi đã được tiếp cận đến cấp lãnh đạo huyện rất dễ dàng và theo định kỳ giúp chúng tôi có hành lang để phát triển mạnh mẽ hơn".

Ông Đỗ Đình Hiệu, Giám đốc Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam Chi nhánh Thanh Hóa - Ninh Bình
Ông Đỗ Đình Hiệu, Giám đốc Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam Chi nhánh Thanh Hóa - Ninh Bình cho biết: "Chúng tôi và cộng đồng doanh nghiệp nhận thấy điều rất rõ là có sự đổi mới mạnh mẽ về phía cơ quan quản lý nhà nước, các cấp chính quyền sẵn sàng một tâm thế phục vụ người dân, doanh nghiệp một cách tốt nhất, làm sao có được chỉ số DDCI tốt nhất. Đây là mục tiêu quan trọng đã làm thay đổi tư duy, nhìn nhận góc độ giải quyết hành chính cho người dân và doanh nghiệp".
Chỉ số năng lực cạnh tranh các sở, ban, ngành cấp tỉnh và UBND cấp huyện (DDCI) không chỉ là thước đo đánh giá hiệu quả điều hành kinh tế của từng đơn vị, mà còn là công cụ điều hành chiến lược giúp tỉnh cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao hiệu quả thu hút đầu tư và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Do vậy, các Sở ban ngành, đơn vị đang cùng đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp, tạo ra những tác động lan tỏa tích cực, rõ nét, thúc đẩy tư duy cải cách với tinh thần "Chính quyền kiến tạo - Doanh nghiệp phát triển - Người dân thụ hưởng".

Ngành ngân hàng hỗ trợ phát triển kinh tế tư nhân
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa có Quyết định ban hành Kế hoạch hành động của ngành ngân hàng về một số cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế tư nhân.

Công tác đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP được chia thành 2 cấp
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 1489 ngày 6/7/2025 sửa đổi, bổ sung một số nội dung Quyết định số 148 về việc phê duyệt Bộ tiêu chí và quy trình đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP). Theo đó, công tác đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP được chia thành 2 cấp: Cấp tỉnh và cấp trung ương.

2 kịch bản xuất khẩu thủy sản Việt Nam
6 tháng đầu năm, tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản cả nước đạt khoảng 5,2 tỷ USD, tăng gần 19% so với cùng kỳ năm 2024. Theo dự báo của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam, triển vọng xuất khẩu thủy sản trong nửa cuối năm phụ thuộc vào hai kịch bản.

Tăng trưởng tín dụng năm 2025 dự kiến đạt 16%
Theo Ngân hàng Nhà nước, dự kiến, trong năm 2025, tăng trưởng tín dụng có thể đạt 16%, hỗ trợ cho nền kinh tế tăng trưởng đạt mục tiêu trên 8%.

Việt Nam đang xây dựng chiến lược riêng để thu hút FDI
Theo Bộ Tài chính, Việt Nam đang chuyển trọng tâm từ ưu đãi thuế sang nâng cao chất lượng môi trường đầu tư và dịch vụ hỗ trợ. Các nỗ lực tập trung vào phát triển hạ tầng khu công nghiệp, khu kinh tế đồng bộ, bảo đảm nguồn điện ổn định, quỹ đất sạch, nguồn nhân lực chất lượng cao, đồng thời rút ngắn thủ tục hành chính để đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án FDI.

Thanh Hóa có khoảng 80 doanh nghiệp chế biến thủy, hải sản
Những năm gần đây, lĩnh vực chế biến thủy, hải sản trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có sự tăng nhanh về số lượng doanh nghiệp hoạt động cũng như đa dạng các sản phẩm. Trong đó, nhiều sản phẩm chế biến sâu đạt chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu khắt khe của các thị trường lớn như EU, Nhật Bản, Hàn Quốc.

Trước ngày 20/8, các địa phương hoàn thành kiểm kê đất đai
Bộ Nông nghiệp và Môi trường yêu cầu các tỉnh, thành phố hoàn tất kiểm kê đất đai sau khi sắp xếp đơn vị hành chính trước ngày 20/8/2025 để đảm bảo quản lý hiệu quả.

Hiệu quả hoạt động các câu lạc bộ Doanh nhân nữ
Thanh Hóa hiện có 12 câu lạc bộ Doanh nhân nữ với trên 600 hội viên tham gia sinh hoạt. Hoạt động của các câu lạc bộ đã giúp các doanh nhân nữ xây dựng được mối liên kết, tạo động lực phát triển trong sản xuất, kinh doanh và tham gia hiệu quả các hoạt động vì cộng đồng.

Nhân rộng mô hình hợp tác xã đa năng
Thời gian qua, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã có nhiều hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp vừa chú trọng đầu tư phát triển sản xuất vừa mở rộng khai thác ở các ngành nghề khác nhau. Sự năng động ấy không chỉ tạo ra những hợp tác xã đa năng có doanh thu, lợi nhuận cao mà còn góp phần đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả của kinh tế tập thể.

Duy trì chất lượng VietGAP sau chứng nhận
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có khoảng gần 3000 ha cây trồng, vật nuôi, thủy sản được sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP. Các sản phẩm được chứng nhận tiêu chuẩn VietGAP đã góp phần nâng cao giá trị nông sản, tạo thuận lợi trong khâu tiêu thụ.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.