DDCI - Tiếng nói của doanh nghiệp, trách nhiệm của Chính quyền
Năm 2022 là năm thứ 2 tỉnh Thanh Hóa thực hiện khảo sát chỉ số năng lực cạnh tranh cấp sở, ban, ngành và các huyện, thị xã, thành phố (gọi tắt là DDCI Thanh Hóa). Chỉ số DDCI được xây dựng, một mặt trao quyền cho doanh nghiệp đóng góp tiếng nói và thực thi vai trò giám sát hoạt động điều hành kinh tế của các cấp chính quyền; mặt khác, đặt các cơ quan, đơn vị của tỉnh vào tâm thế thường trực cải cách và nâng cao chất lượng phục vụ. Qua đó, góp phần cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh và năng lực cạnh tranh của tỉnh.
Qua 2 năm triển khai đánh giá bộ chỉ số năng lực cạnh tranh cấp Sở, ban, ngành và Ủy ban Nhân dân huyện, thị, thành phố, cộng đồng doanh nghiệp Thanh Hóa ghi nhận và đánh giá cao những cải cách thực chất và nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh của các sở, ngành, địa phương. Trong đó, các doanh nghiệp bày tỏ hài lòng về những chuyển biến tích cực trong công tác hỗ trợ doanh nghiệp; thể hiện sự cầu thị của các cấp chính quyền trong việc sẵn sàng lắng nghe ý kiến đóng góp của doanh nghiệp, nhà đầu tư, hộ sản xuất kinh doanh đối với hoạt động điều hành kinh tế. Ông Nguyễn Mạnh Quyền, Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn Daehan Global Thanh Hóa cho biết: "Nhà máy cảm thấy hài lòng với sự giúp đõ hỗ trợ của cơ quan ban ngành trong các hoạt động thường ngày diễn ra, các hoạt động về chính sách cũng kịp thời cập nhật thông tin với các phòng ban các cấp, sở ngành trên tỉnh, kịp thời cập nhật thông tin cũng như sự hỗ trợ của các cơ quan rất tốt".

Bộ chỉ số DDCI Thanh Hóa được xây dựng gồm 8 chỉ số thành phần: tính minh bạch và tiếp cận thông tin, tính năng động và vai trò của người đứng đầu, chi phí thời gian, chi phí không chính thức, cạnh tranh bình đẳng, hỗ trợ doanh nghiệp, thiết chế pháp lý, tiếp cận đất đai. Trên cơ sở các chỉ số thành phần, những đơn vị được đánh giá đã khẩn trương xây dựng kế hoạch hành động, cụ thể hóa các nhiệm vụ, phát huy tính năng động, sáng tạo, trách nhiệm của mỗi cán bộ, công chức trong thực thi nhiệm vụ cải cách hành chính, đầu tư kinh doanh, hỗ trợ doanh nghiệp triển khai sản xuất, kinh doanh. Từ đó, tạo được sự thi đua lành mạnh trong thực thi nhiệm vụ giữa các địa phương, đơn vị, nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tăng niềm tin vào hệ thống chính quyền, tăng động lực phát triển kinh tế.
Ông Yên Tuấn Hưng, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Hậu Lộc cho biết: "Huyện đã quy hoạch 1 khu công nghiệp với diện tích 250 ha và các cụm công nghiệp để thu hút doanh nghiệp vào đầu tư, dành nguồn lực dần hiện đại hóa cơ sở hạ tầng, tạo thuận lợi cho nhà đầu tư; đẩy mạnh cải cách hành chính trong thẩm quyền của huyện về lĩnh vực đất đai, đầu tư xây dựng, thủ tục, cơ chế chính sách liên quan đến đầu tư, cải thiện môi trường đầu tư, đặc biệt cam kết cùng nhà đầu tư đẩy nhanh tiến độ bồi thường giải phóng mặt bằng, đảm bảo an ninh tạo môi trường để nhà đầu tư yên tâm phát triển".

Trong năm thứ hai triển khai khảo sát, đánh giá về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp Sở, ngành và địa phương, VCCI Thanh Hóa đã lựa chọn ngẫu nhiên 5000 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh để phát phiếu khảo sát. Đây là cơ hội để các doanh nghiệp nói lên tiếng nói của mình, chuyển tải các đánh giá, cảm nhận và mong muốn của mình tới chính quyền và các cơ quan quản lý Nhà nước một cách thuận tiện, trung thực và khách quan nhất.
Việc đánh giá đúng DDCI sẽ góp phần nhận diện rõ những "nút thắt" trong cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, chất lượng điều hành kinh tế tại các sở, ngành, huyện, thành phố, từ đó có giải pháp tháo gỡ, khắc phục kịp thời, tạo ra hệ sinh thái thuận lợi để doanh nghiệp phát triển và thu hút đầu tư.
Ông Đỗ Đình Hiệu, Giám đốc VCCI Chi nhánh Thanh Hóa
Các sở, ngành, huyện, thị, thành phố trong tỉnh Thanh Hóa đang cùng hành động và tập trung làm tốt những chỉ số thành phần trong DDCI, hướng tới mục tiêu nâng cao năng lực cạnh tranh, thu hút đầu tư. Kết quả khảo sát DDCI cũng được kỳ vọng sẽ thúc đẩy nhận thức và hành động trong cải thiện công tác quản lý, điều hành kinh tế của các đơn vị ngành, địa phương. Từ đó, xây dựng môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, thông thoáng, minh bạch; chính quyền thân thiện, kiến tạo, phục vụ tốt nhất cho người dân và doanh nghiệp. Dự kiến, tháng 4 tới đây, tỉnh Thanh Hóa sẽ tổ chức công bố kết quả khảo sát DDCI năm 2022.

Tập trung các giải pháp giải ngân vốn đầu tư công
Theo báo cáo của Bộ Tài chính, tính đến hết ngày 30/4/2025, giải ngân vốn đầu tư công cả nước ước đạt gần 131 nghìn tỷ đồng, tương đương 14,1% tổng kế hoạch vốn năm 2025 và đạt 15,5% kế hoạch vốn do Thủ tướng Chính phủ giao.

Kinh tế tư nhân là động lực quan trọng nhất của nền kinh tế
Nghị quyết 68 của Bộ chính trị về phát triển kinh tế tư nhân khẳng định: kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia. Đây cũng là lực lượng tiên phong trong phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.

Đẩy nhanh tiến độ các dự án hạ tầng
Xác định xây dựng kết cấu hạ tầng là chìa khóa để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, thu hút các nhà đầu tư, trong thời gian qua, các sở ngành, địa phương trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã tập trung tháo gỡ các khó khăn vướng mắc, chỉ đạo, đôn đốc các đơn vị thi công đẩy nhanh tiến độ các dự án hạ tầng nhằm đảm bảo hoàn thành đúng kế hoạch đề ra.

Thị trường tài chính tiền tệ đảm bảo ổn định
Bộ Tài chính cho biết, mặc dù đối mặt với nhiều thách thức, khó khăn song nền kinh tế trong 4 tháng đầu năm 2025 tiếp tục ổn định, các hoạt động kinh tế tiếp tục sôi động hơn; các tổ chức quốc tế vẫn dự báo Việt Nam thuộc nhóm nước tăng trưởng cao trên thế giới và khu vực.

4 tháng năm 2025, nông lâm thủy sản xuất siêu gần 5,2 tỷ USD
Bộ Nông nghiệp và Môi trường cho biết, trong 4 tháng đầu năm nay, tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản của Việt Nam đạt trên 21 tỷ USD; giá trị nhập khẩu đạt gần 16 tỷ USD. Như vậy, giá trị xuất siêu nông lâm thủy sản đạt gần 5,2 tỷ USD, giảm 4,1% so với cùng kỳ năm 2024.

4 tháng đầu năm, gần 90.000 doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động
Tổng số doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động của cả nước trong 4 tháng năm 2025 đạt gần 90.000 doanh nghiệp, tăng gần 10% so với cùng kỳ năm 2024. Như vậy, bình quân một tháng Việt Nam có gần 22.500 doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động.

Sản xuất công nghiệp tháng 4 tăng trưởng tích cực
Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp của cả nước trong tháng 4 tăng 1,4% so với tháng trước và tăng 8,9% so với cùng kỳ năm 2024. Tính chung cả 4 tháng, chỉ số này đã tăng 8,4% so với cùng kỳ. Những lĩnh vực tăng trưởng mạnh có thể kể đến như chế biến, chế tạo; sản xuất và phân phối điện và cung cấp nước.

Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tăng trưởng tích cực
Trên 2 tỷ USD là tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của tỉnh Thanh Hóa trong 4 tháng đầu năm nay, tăng 21,2% so với cùng kỳ năm trước. Trong bối cảnh thương mại toàn cầu nhiều biến động, hoạt động xuất khẩu vẫn tăng trưởng tích cực cho thấy nỗ lực, sự linh hoạt trong sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.

Việt Nam xuất khẩu thủy sản lớn thứ 4 vào Singapore
Theo thống kê, trong 3 tháng đầu năm nay, Việt Nam đã xuất khẩu thủy sản vào Singapore đạt hơn 21 triệu USD, tăng gần 20% so với cùng kỳ năm ngoái. Với con số ấn tượng này, Việt Nam hiện đứng trong top 4 đối tác xuất khẩu thủy sản lớn nhất tại Singapore, sau Malaysia, Indonesia và Na Uy.

Nhiều diện tích nứa, vầu ở Quan Sơn bị khuy
Những cánh rừng nứa, vầu từ bao đời nay đã là là nguồn sống của các thế hệ người dân huyện Quan Sơn. Từ đầu năm 2024 đến nay, hiện tượng nứa, vầu ra hoa, kết hạt rồi chết khô hàng loạt hay còn gọi là “khuy” đồng nghĩa với hàng nghìn hộ gia đình đối diện với nguy cơ mất nguồn sống trong nhiều năm tới.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.