Đề xuất giảm 2% thuế VAT đến hết năm 2026.
Bộ Tài chính vừa công bố dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về việc tiếp tục thực hiện chính sách giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng theo hướng mở rộng phạm vi áp dụng đến hết năm 2026. Đây là bước đi nhằm hỗ trợ tiêu dùng, giảm chi phí đầu vào và kích cầu sản xuất kinh doanh trong bối cảnh kinh tế vẫn còn nhiều áp lực.
Theo dự thảo, mức giảm 2% thuế suất VAT sẽ được áp dụng đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang chịu thuế suất 10%, giảm còn 8%. So với các nghị quyết trước đây chỉ áp dụng trong 6 tháng, lần này thời gian kéo dài đến 18 tháng, từ ngày 1/7/2025 đến hết ngày 31/12/2026. Điểm đáng chú ý là dự thảo đề xuất mở rộng đối tượng giảm thuế. Ngoài các mặt hàng từng được ưu đãi theo Nghị quyết 43/2022 của Quốc hội, lần này Bộ Tài chính đưa thêm nhiều nhóm hàng hóa, dịch vụ vào danh sách được hưởng chính sách, như sản phẩm công nghệ thông tin, kim loại đúc sẵn, xăng dầu, than nhập khẩu, hóa chất, phân bón... Các nhóm không thuộc diện giảm thuế vẫn gồm: Viễn thông, tài chính - ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, bất động sản, sản phẩm kim loại, sản phẩm khai khoáng, hàng hóa - dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt (trừ xăng).

Theo tính toán của Bộ Tài chính, việc mở rộng và kéo dài chính sách giảm thuế sẽ làm giảm thu ngân sách Nhà nước khoảng trên 121 nghìn tỷ đồng trong vòng 1 năm rưỡi. Trong đó, 6 tháng cuối năm 2025 ước giảm trên 39.500 tỷ đồng, năm 2026 giảm khoảng 82.200 tỷ đồng.

Hơn 5.400 ha diện tích nông nghiệp bị ngập trắng
Theo báo cáo của Công ty TNHH Một thành viên Thuỷ lợi Bắc Sông Mã, tổng lượng mưa bình quân tại các đơn vị công ty quản lý từ ngày 19/7 đến 10 giờ ngày 22/7 là 280 mm.

Vận hành điều tiết lũ hồ Yên Mỹ từ 11h ngày 22/7
Hiện nay, mực nước hồ Yên Mỹ hiện tại đang ở cao trình dương 17.22 m. Thực hiện quy trình vận hành hồ chứa nước Yên Mỹ, Công ty TNHH Một thành viên Sông Chu dự kiến vận hành điều tiết lũ hồ Yên Mỹ để duy trì mực nước theo Quy trình vận hành là dương 17.02 m

Phát lệnh báo động 1 trên sông Yên
Theo bản tin cảnh báo lũ của Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Thanh Hóa, vào khoảng 12-14 giờ ngày 22/7 cảnh báo mực nước sông Yên tại trạm Thuỷ văn Chuối có khả năng đạt mức Báo động 1. Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự tỉnh phát lệnh báo động 1 trên sông Yên tại trạm Thuỷ văn Chuối, yêu cầu Chủ tịch UBND các xã, phường Nông Cống, Thăng Bình, Trường Văn, Trung Chính, Thắng Lợi, Tượng Lĩnh, Quảng Chính, Tiên Trang, Quảng Yên, Quảng Ngọc, Ngọc Sơn, Các Sơn và phường Đông Sơn.

Ngành dệt may, da giày Việt Nam đẩy mạnh nội địa hóa và áp dụng công nghệ trong sản xuất
Ngành dệt may, da giày Việt Nam đang đối mặt với áp lực từ chính sách thuế quan của Hoa Kỳ và yêu cầu khắt khe về phát triển bền vững từ EU. Để duy trì tăng trưởng, các doanh nghiệp đang mở rộng các thị trường mới, đồng thời đẩy mạnh nội địa hóa nguyên liệu và ứng dụng công nghệ nhằm minh bạch chuỗi cung ứng.

Doanh nghiệp kỳ vọng kinh doanh trong nửa cuối năm
Sau nửa đầu năm 2025 với nhiều tín hiệu phục hồi, cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam bước vào 6 tháng cuối năm trong tâm thế lạc quan, kỳ vọng về triển vọng phát triển kinh doanh.

Tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công
Theo báo cáo của Bộ Tài chính, 6 tháng đầu năm, giải ngân vốn đầu tư công của cả nước đạt hơn 268 nghìn tỷ đồng, bằng 32,5% kế hoạch Thủ tướng giao, cao hơn cùng kỳ năm ngoái cả về số tuyệt đối và tương đối.

Chủ động vận hành trạm bơm và cống tiêu bảo vệ cây trồng
Thanh Hoá hiện đã cơ bản gieo cấy xong lúa thu mùa. Để bảo vệ trên 109.000 ha lúa mùa mới gieo cấy không bị ngập, các đơn vị thủy lợi trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đã sẵn sàng vận hành các trạm bơm tiêu úng khi có mưa lớn xảy ra.

Các công ty thuỷ nông sẵn sàng phương án đảm bảo an toàn hồ đập
Trên địa bàn Thanh Hoá, bão số 3 có khả năng gây mưa lớn, với lượng mưa bình quân từ 200 đến 350mm, có nơi trên 600mm. Các đơn quản lý hồ đập trên địa bàn tỉnh đã triển khai các phương án phòng chống lụt, bão và vận hành nhằm bảo đảm an toàn các công trình hồ đập khi có tình hướng xẩy ra.

Các doanh nghiệp chủ động ứng phó với biến động thương mại
Chiến lược đa thị trường, đa sản phẩm kết hợp với tăng năng suất nội lực đang là hướng đi giúp các doanh nghiệp của Việt Nam nói chung và Thanh Hóa nói riêng vượt qua áp lực, nhằm ứng phó với biến động thương mại toàn cầu và hướng tới tăng trưởng bền vững.

Tăng quyền, giảm can thiệp hành chính với doanh nghiệp Nhà nước
Từ ngày 1/8 năm nay, doanh nghiệp Nhà nước sẽ có quyền tự quyết định, từ chiến lược kinh doanh, quyết định đầu tư đến tiền lương, tiền thưởng cho người lao động. Đây là bước đột phá quan trọng của Luật Quản lý và Đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, qua đó tháo gỡ nhiều điểm nghẽn để doanh nghiệp Nhà nước bứt phá, lớn mạnh, trở thành nòng cốt của nền kinh tế Việt Nam.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.