Đề xuất giảm áp lực chi phí đầu vào cho doanh nghiệp
Để hỗ trợ tốt hơn nữa cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, Tổng cục Thống kê đề xuất giảm áp lực chi phí đầu vào của doanh nghiệp và tạo điều kiện cho doanh nghiệp có nguồn vốn sản xuất kinh doanh.
Theo Tổng cục Thống kê, thời gian gần đây, số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trên phạm vi cả nước tăng cao. Có thể thấy, các doanh nghiệp đang có kế hoạch để đón nhận cơ hội trong năm 2025. Tuy nhiên, có khoảng 42% doanh nghiệp kiến nghị Nhà nước tiếp tục giảm lãi suất cho vay. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp kiến nghị Nhà nước cần có các biện pháp nhằm bình ổn giá nguyên vật liệu và năng lượng để doanh nghiệp yên tâm sản xuất. Tính theo địa phương, có tới 36/63 địa phương có tỷ lệ doanh nghiệp kiến nghị giảm lãi suất cho vay cao hơn mức bình quân chung của cả nước. Một số trung tâm công nghiệp lớn của cả nước có tỷ lệ doanh nghiệp kiến nghị giảm lãi suất cho vay cao gồm: Thành phố Hồ Chí Minh 51,6%; Hà Nội 48,8%; Bắc Ninh 40,5%; Đồng Nai 35,6%.
Tổng cục Thống kê cũng đề xuất cải cách thủ tục hành chính bao gồm việc rút ngắn thời gian và cắt giảm quy trình xử lý thủ tục hành chính. Đồng thời, doanh nghiệp cũng kiến nghị Nhà nước có chính sách cụ thể đối với việc thuê đất dùng cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Phát triển rừng gắn với xây dựng chứng chỉ quản lý rừng bền vững FSC
Tỉnh Thanh Hóa đang thực hiện nhiều giải pháp nhằm phát triển diện tích rừng gỗ lớn gắn với xây dựng chứng chỉ quản lý rừng bền vững FSC. Qua đó không chỉ tăng giá trị kinh tế rừng trồng mà còn đảm bảo các giá trị bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu, hướng đến phát triển lâm nghiệp bền vững.
Thanh Hóa: Gần 56.200 tỷ đồng dư nợ cho vay sản xuất, kinh doanh
Để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận vốn vay, Ngân hàng Nhà nước – Chi nhánh tỉnh Thanh Hóa đã chỉ đạo các tổ chức tín dụng trên địa bàn triển khai thực hiện các giải pháp hỗ trợ khách hàng thông qua các chương trình ưu đãi, lãi suất cho vay hợp lý, đa dạng hóa các dịch vụ ngân hàng.
Hơn 90% kim ngạch xuất khẩu được mang lại từ doanh nghiệp FDI
Tính đến hết năm 2024, tỉnh Thanh Hóa có 304 doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất khẩu hàng hóa; trong đó có nhiều doanh nghiệp quay trở lại sau một thời gian bị gián đoạn bởi thị trường tiêu thụ và giá cước vận tải gia tăng cao.
Chế biến sâu để mở rộng thị trường cho sản phẩm OCOP
Thống kê mới nhất từ Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới tỉnh Thanh Hóa, đến đầu năm 2025 toàn tỉnh đã phát triển được 606 sản phẩm OCop từ 3 sao đến 5 sao. Không chỉ dừng lại ở phương thức sản xuất thủ công truyền thống, các sản phẩm OCop đã được chế biến sâu, nâng cao chất lượng, đáp ứng các tiêu chuẩn cao và mẫu mã, từ đó mở rộng thị trường cho sản phẩm.
Tập trung chăm sóc mạ và lúa mới cấy
Theo dự báo của Trung tâm Khí tượng thủy văn Quốc gia, từ nay đến hết tháng 1/2025 thời tiết sẽ còn nhiều ngày giá đậm, rét hại. Nhằm hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do thời tiết gây ra, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa và các địa phương trong tỉnh đang tập trung chỉ đạo, đôn đốc, hướng dẫn nông dân thực hiện hiệu quả các biện pháp chống rét cho cây trồng, nhất là mạ và lúa mới cấy.
Đảm bảo hoạt động ngân hàng an toàn thông suốt dịp Tết
Thời điểm gần Tết Nguyên đán, nhu cầu giao dịch, thanh toán của người dân, doanh nghiệp có xu hướng tăng cao. Các ngân hàng trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đã chủ động triển khai các giải pháp để đảm bảo hệ thống thanh toán hoạt động ổn định, an toàn, thông suốt trong dịp cao điểm tết.
Các doanh nghiệp đẩy mạnh thị trường xuất khẩu Gỗ và các sản phẩm từ gỗ
Hiện nay, các doanh nghiệp sản xuất, chế biến và xuất khẩu gỗ, các sản phẩm từ gỗ ở tỉnh Thanh Hóa đang tập trung nâng cao chất lượng sản phẩm; đẩy mạnh tìm kiếm thị trường nhằm gia tăng hoạt động xuất khẩu trong năm 2025.
Hoạt động sản xuất, kinh doanh của nhiều doanh nghiệp đang dần phục hồi
Năm 2024, các doanh nghiệp đã tích cực tái cấu trúc và thích nghi với môi trường kinh doanh. Nhờ đó, nhiều doanh nghiệp đã dần phục hồi và quay trở lại hoạt động trong bối cảnh kinh tế đầy biến động.
Thu ngân sách từ xuất nhập khẩu đạt gần 428.000 tỷ đồng
Năm 2024, tổng thu ngân sách nhà nước từ hoạt động xuất nhập khẩu đạt 428.000 tỷ đồng, tăng trên 16% so với cùng kỳ năm 2023.
Doanh nghiệp đề xuất giữ cơ chế xuất nhập khẩu tại chỗ
Hiện nay, Bộ Tài chính đang lấy ý kiến sửa đổi Điều 35, Nghị định 08 về cơ chế xuất nhập khẩu tại chỗ, theo hướng xoá bỏ hoàn toàn. Trước những lo ngại sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp, cũng như đứt gãy chuỗi cung ứng nội địa của các ngành hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam là dệt may, da giày, điện tử, các hiệp hội đã đề xuất giữ nguyên hiệu lực của cơ chế xuất nhập khẩu tại chỗ đã được hình thành 26 năm, cũng như làm minh bạch hơn những điều kiện để cơ chế được thực thi hiệu quả.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.