ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Đề xuất nới rộng khung thời gian làm thêm của người lao động

Dự thảo luật Lao động sửa đổi do Bộ LĐ-TB-XH vừa công bố đề xuất mở rộng khung làm thêm giờ từ 300 giờ lên 400 giờ trong một số trường hợp.

04/05/2019 06:42

Theo Tờ trình, Bộ Luật Lao động hiện hành quy định số giờ làm thêm tối đa của NLĐ là không quá 50% số giờ làm việc bình thường/ngày, 30 giờ/tháng và tổng số không quá 200 giờ/năm, trường hợp đặc biệt do Chính phủ quy định thì được làm thêm giờ không quá 300 giờ/năm (tuy nhiên, doanh nghiệp phải thông báo với cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh).

Thời gian qua, Ban soạn thảo đã nhận được nhiều ý kiến đề xuất nghiên cứu sửa đổi Bộ luật theo hướng mở rộng khung thỏa thuận về giờ làm thêm tối đa với các lý do như: Đáp ứng nhu cầu sử dụng lao động và tăng sự linh hoạt trong bố trí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

de xuat noi rong khung thoi gian lam them cua nguoi lao dong hinh 1
Bộ LĐ-TB-XH đề xuất tăng số giờ làm thêm. (Ảnh minh họa. Nguồn :KT)

Các doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp, nhà đầu tư nước ngoài có ý kiến cho rằng giới hạn làm thêm giờ tối đa theo tháng, theo năm đang ở mức thấp và đề xuất sửa đổi quy định này theo hướng mở rộng khung thỏa thuận về giờ làm thêm tối đa theo năm để vừa bảo đảm tốt hơn quyền làm việc của NLĐ nhằm nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống, đồng thời đáp ứng nhu cầu sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, tạo ra của cải vật chất cho xã hội cũng như đảm bảo tính cạnh tranh của thị trường lao động so với các quốc gia trong khu vực.

Ngoài ra, có ý kiến cho rằng quy định của Bộ luật Lao động hiện hành đang khống chế số giờ làm thêm thấp hơn tiêu chuẩn các nhãn hàng/người mua hàng cũng đang gây khó khăn cho các doanh nghiệp gia công hàng xuất khẩu. Trên thực tế, các doanh nghiệp dệt may, da giày, chế biến thủy sản, lắp ráp linh kiện điện tử... thường phải tổ chức làm thêm giờ trong những tháng cao điểm để hoàn thành tiến độ đơn hàng dẫn đến tình trạng vi phạm pháp luật trong nước về giới hạn làm thêm giờ trong khi chưa vi phạm tiêu chuẩn của nhãn hàng.

Do đó, việc mở rộng khung thỏa thuận về làm thêm giờ sẽ đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp, tăng tính linh hoạt khi tổ chức làm thêm giờ và góp phần tăng tính cạnh tranh của doanh nghiệp, tăng năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.

Đáp ứng nhu cầu của một bộ phận người lao động và góp phần bảo vệ tốt hơn quyền lợi tiền lương của NLĐ. Thực tiễn thực hiện quy định về làm thêm giờ cho thấy, một bộ phận không nhỏ người lao động cũng mong muốn nâng giới hạn giờ làm thêm để có điều kiện nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống.

Báo cáo của một số địa phương, doanh nghiệp thời gian qua cho thấy: Một số doanh nghiệp khó tuyển dụng người lao động vì không tổ chức làm thêm giờ hoặc nếu không có cam kết làm thêm giờ thì người lao động sẽ bỏ việc để chuyển sang doanh nghiệp khác có làm thêm giờ; Để nâng cao thu nhập thì người lao động khi hết giờ làm việc chính thức và làm thêm giờ theo quy định, họ chuyển sang làm việc thêm cho doanh nghiệp khác.

Thời gian làm việc ở doanh nghiệp khác chỉ được hưởng lương tiêu chuẩn (100% tiền lương) thay vì được hưởng lương làm thêm giờ cao hơn (ít nhất bằng 150%) ở doanh nghiệp cũ nếu được làm thêm giờ vượt quá quy định. Do đó, việc mở rộng khung thỏa thuận về làm thêm giờ sẽ đáp ứng được nhu cầu của một bộ phận người lao động, bảo vệ tốt hơn quyền lợi tiền lương của người lao động nếu họ có nhu cầu làm thêm giờ.

Các nước có năng suất lao động (GDP cho mỗi giờ làm việc) cao như Nauy (>= 100 USD/giờ) thì NLĐ làm việc chỉ 1400 giờ/năm; ngược lại các nước năng suất thấp (= 0 - 20 USD/giờ như Campuchia, Bangladesh, Pakistan, Ấn Độ, Indonexia, Malayxia) thì NLĐ làm việc từ 2.000-2.400 giờ/năm. Từ kinh nghiệm quốc tế nêu trên, trong bối cảnh Việt Nam với thu nhập bình quân đầu người ở mức trung bình thấp (2.340 USD vào năm 2017 theo số liệu của Worldbank), năng suất lao động còn ở mức thấp, tỷ trọng các ngành thâm dụng lao động có giá trị gia tăng thấp vẫn còn lớn (các ngành sản xuất gia công, lắp ráp linh kiện điện tử, dệt may, thủy sản, da giầy, chế biến gỗ…) thì nhu cầu mở rộng khung thỏa thuận làm thêm giờ là nhu cầu có thực để góp phần tăng thu nhập, thúc đẩy sản xuất kinh doanh.

Phương án trong dự thảo cho thấy, sau khi nghiên cứu và tham vấn ý kiến các cơ quan liên quan, Ban soạn thảo thấy rằng việc mở rộng khung thỏa thuận làm thêm giờ tối đa là cần thiết và áp dụng trong một số trường hợp đặc biệt, đối với một số ngành nghề sản xuất kinh doanh nhất định. Ban soạn thảo đề xuất mức mở rộng khung thỏa thuận làm thêm giờ trong các trường hợp đặc biệt này sẽ tăng thêm 100 giờ/năm so với hiện hành: từ tối đa 300 giờ/năm lên 400 giờ/năm.

Để khắc phục những tác động tiêu cực về làm thêm giờ và bảo bảo đảm sức khỏe trước mắt cũng như lâu dài cho người lao động, dự thảo Bộ luật Lao động quy định các biện pháp như: Quy định nguyên tắc: trong mọi trường hợp huy động làm thêm giờ, người sử dụng lao động phải thỏa thuận với người lao động. Chỉ khi được người lao động đồng ý thì mới được huy động làm thêm giờ; Bảo đảm số giờ làm thêm trong một ngày không quá 50% số giờ làm việc bình thường; người lao động làm việc theo ca được nghỉ ít nhất 12 giờ trước khi chuyển sang ca làm việc khác.

Các quy định này sẽ bảo đảm tổng thời gian làm việc trong ngày của người lao động là không quá 12 giờ (kể cả thời giờ làm thêm) và người lao động sẽ được nghỉ ngơi ít nhất 12 giờ mỗi ngày; Trả lương và đãi ngộ hợp lý cho người lao động khi làm thêm giờ: Tiền lương làm thêm giờ phải cao hơn tiền lương giờ làm việc tiêu chuẩn, ít nhất bằng 150% nếu làm thêm giờ vào ngày thường, 200% nếu làm việc vào ngày nghỉ hàng tuần và 300% nếu làm việc vào ngày nghỉ lễ, Tết (Điều 99 dự thảo Bộ luật). Ngoài ra, dự thảo bổ sung quy định. Việc trả lương lũy tiến cao hơn mức trên thì do hai bên thỏa thuận.

Chính phủ sẽ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành việc tổ chức làm thêm quá 200 giờ trong một năm trong Nghị định theo nguyên tắc: doanh nghiệp phải thông báo và được chấp thuận của cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh; doanh nghiệp không được huy động người lao động làm thêm giờ trong thời gian dài liên tục và phải bố trí thời gian nghỉ giải lao hợp lý cho người lao động khi làm thêm giờ; quy định một số ngành nghề được mở rộng khung thỏa thuận làm thêm giờ trong trường hợp đặc biệt như đối với một số ngành nghề gia công, dệt, may, da, giày, chế biến, chế tạo, lắp ráp, công nghệ thông tin và các ngành nghề sản xuất có tính thời vụ như chế biến nông, lâm, thủy sản./.

VOV

 


Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Sẽ cảnh báo nghi lừa đảo khi chuyển tiền

Sẽ cảnh báo nghi lừa đảo khi chuyển tiền

07:35 , 29/05/2025

Ngân hàng Nhà nước cho biết sẽ triển khai cảnh báo lừa đảo ngay trên ứng dụng khi chuyển tiền và đề xuất cấm sử dụng tài khoản bí danh nhằm siết chặt quản lý, bảo vệ người dùng.

Thực hiện trực tuyến 100% thủ tục hành chính liên quan doanh nghiệp

Thực hiện trực tuyến 100% thủ tục hành chính liên quan doanh nghiệp

07:31 , 29/05/2025

Chính phủ vừa yêu cầu hoàn thành việc rà soát, cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính. Trong đó, yêu cầu yêu cầu các thủ tục hành chính liên quan đến doanh nghiệp phải thực hiện trực tuyến, thông suốt, hiệu quả, minh bạch.

Ngày 29/5, Thanh Hóa có mưa rào và dông, cục bộ có nơi mưa rất to

Ngày 29/5, Thanh Hóa có mưa rào và dông, cục bộ có nơi mưa rất to

07:30 , 29/05/2025

Theo thông tin từ Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 29/5, Thanh Hóa nhiều mây, có mưa rào và dông vài nơi, cục bộ có nơi mưa rất to.

Thanh Hóa công bố bản đồ 166 xã mới sau sáp nhập

Thanh Hóa công bố bản đồ 166 xã mới sau sáp nhập

18:02 , 28/05/2025

Để chuẩn bị cho việc vận hành thử nghiệm chính quyền 2 cấp từ ngày 15/6, tỉnh Thanh Hóa vừa công bố bản đồ 166 đơn vị hành chính cấp xã mới sau sáp nhập.

Cảnh báo mưa lớn từ 28/5 - 30/5 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

Cảnh báo mưa lớn từ 28/5 - 30/5 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

10:57 , 28/05/2025

Do ảnh hưởng của rãnh áp thấp có trục 25-28 độ vĩ Bắc bị nén và đẩy dịch xuống phía Nam bởi áp cao lục địa ở phía Bắc kết hợp với hội tụ gió trên cao. Từ chiều ngày 28/5 đến sáng sớm ngày 30/5, khu vực tỉnh Thanh Hóa có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to và dông.

Tăng cường quản lý giống cho sản xuất vụ Thu Mùa

Tăng cường quản lý giống cho sản xuất vụ Thu Mùa

06:56 , 28/05/2025

Hiện nay, bà con nông dân Thanh Hóa đang tập trung thu hoạch lúa chiêm Xuân và chuẩn bị các điều kiện cho sản xuất vụ Thu Mùa. Để đảm bảo yêu cầu về chất lượng, chủng loại giống theo cơ cấu sản xuất, trong thời gian này, các cơ quan chuyên môn đang tăng cường kiểm tra, kiểm soát chất lượng nguồn giống.

Thành phố Thanh Hoá tăng cường đảm bảo an toàn giao thông

Thành phố Thanh Hoá tăng cường đảm bảo an toàn giao thông

06:45 , 28/05/2025

Vào các buổi tối, tình trạng vi phạm an toàn giao thông trên các tuyến đường tại thành phố Thanh Hoá diễn ra khá phổ biến. Để chấn chỉnh tình trạng này, chính quyền các địa phương đã và đang tổ chức ra quân, giải toả các tụ điểm vi phạm, đảm bảo đường thông hè thoáng để giao thông thông suốt và an toàn

Thanh Hóa: 35 người chết do tai nạn giao thông trong tháng 5

Thanh Hóa: 35 người chết do tai nạn giao thông trong tháng 5

06:37 , 28/05/2025

Theo báo cáo của Ban An toàn giao thông, trong tháng 5 năm, tình hình trật tự an toàn giao thông trên địa bàn Thanh Hóa ổn định, số vụ tai nạn giao thông giảm so với cùng kỳ năm ngoái.

Cảnh báo mưa lớn cục bộ, lốc, gió giật mạnh khu vực Bắc Bộ và Thanh Hóa

Cảnh báo mưa lớn cục bộ, lốc, gió giật mạnh khu vực Bắc Bộ và Thanh Hóa

06:29 , 28/05/2025

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, khu vực Bắc Bộ và Thanh Hóa có khả năng xảy ra một đợt mưa vừa, mưa to và dông, cục bộ có nơi mưa rất to.

Tiếp nhận hơn 13.000 hồ sơ cấp đổi, cấp lại giấy phép lái xe

Tiếp nhận hơn 13.000 hồ sơ cấp đổi, cấp lại giấy phép lái xe

06:23 , 28/05/2025

Sau 2 tháng tiếp nhận nhiệm vụ cấp, đổi giấy phép lái xe, Công an Thanh Hóa đã giải quyết thủ tục cho hơn 13.000 hồ sơ theo hình thức trực tiếp và trực tuyến. Quá trình triển khai cơ bản đáp ứng tốt yêu cầu phục vụ Nhân dân, hạn chế việc tồn đọng hồ sơ.