Đến Busan phải thử cà phê chả cá Goraesa, hàu sống Tongyeong
Busan không chỉ là địa điểm du lịch nổi tiếng của xứ sở Kim Chi mà nơi đây còn được biết đến với chợ cá lớn nhất Hàn Quốc, Jagalchi và các món ăn được chế biến từ hàu sống, được mệnh danh là "nhân sâm của biển" ở vùng Tongyeong…
Không chỉ hấp dẫn khách du lịch với khung cảnh thiên nhiên yên bình cùng với những bãi biển hoang sơ, xinh đẹp; thành phố cảng Busan cũng là thiên đường của những tín đồ hải sản vì nơi đây có nhiều loại hải sản tươi sống bổ dưỡng. Nếu đặt chân đến Busan, bạn đừng bỏ lỡ trải nghiệm những món ăn “thử một lần là mê” này nhé:

Cảng biển bình yên ở Busan.

Người dân phơi mực sau khi đánh bắt.
Thưởng thức hải sản tươi sống ngay tại chợ cá Jagalchi
Được mệnh danh là “vương quốc của những loài hải sản kỳ dị”, chợ cá Jagalchi nằm sát ngay bờ biển, rìa cảng Nampo của thành phố Busan là một trong những địa điểm nhất định phải đến khi đến du lịch tại Busan. Chợ hoạt động gần như cả ngày với nguồn hải sản tươi sống, phong phú. Từ những loài bổ dưỡng như sò, điệp, hàu…, cho tới những loại cao cấp như tôm hùm, cua Hoàng đế… hay những sinh vật “kỳ dị” như dứa biển, cả dương vật…

Bên trong khu chợ cá Jagalchi.
Ngoài khu chợ lớn, bày bán hải sản bên trong toà nhà, ở bên ngoài cũng có rất nhiều kios nhỏ bày bán hải sản tươi sống và các nhà hàng ăn uống, chủ yếu là bán Sashimi làm từ các loài cá thông dụng ở địa phương.
Tại đây, bạn không chỉ được thỏa thích ngắm nhìn đủ loại hải sản màu sắc lạ mắt mà còn tận mắt chứng kiến quy trình chế biến hải sản. Nếu muốn thưởng thức ngay vị hải sản tươi sống, du khách có thể chọn mua và được chế biến thành món hải sản chấm mù tạt, hoặc nướng, lẩu ngon tuyệt. Bàn tiệc 10 người với cá sống, mực, cá nướng và lẩu cá kèm bia chỉ hơn một triệu đồng tiền Việt.



Nguồn hải sản phong phú ở chợ cá lớn nhất Hàn Quốc.
Một trong những yếu tố chiếm thiện cảm khách du lịch còn là hình ảnh phụ nữ bán hàng mặc trang phục truyền thống Hàn Quốc rất đẹp.
Trải nghiệm cà phê chả cá Goraesa
Ngoài tham quan chợ hải sản Jagalchi, bạn nhớ đừng bỏ lỡ cơ hội trải nghiệm uống cà phê và thưởng thức món chả cá lâu đời Goraesa. Quán cà phê kiêm chả cá cách chợ hải sản không xa. Được ra đời từ năm 1963, địa chỉ nhà hàng chả cá gia truyền này là địa chỉ thu hút rất nhiều bạn trẻ.

Đến đây, bạn sẽ được thưởng thức chả cá được chế biến với các nguyên liệu đa dạng như bí đỏ, nhân sâm, bào ngư, khoai tây, phô mai, thịt bò, tôm… Ngoài các món chả cá thơm ngon, nhà hàng này còn thu hút giới trẻ bởi khu vực phục vụ cà phê lãng mạn, view đẹp. Đặc biệt, tại đây khách có thể tham gia trải nghiệm làm món chả cá cùng các nghệ nhân hay tự tay trang trí các món ăn từ món chả cá.
"Phê pha" với món hàu sống ở Tongyeong
Được ví là “sữa của biển” hay “nhân sâm của biển”, hàu sống là món ăn bạn nhất định phải thử khi đến Busan, Hàn Quốc. Ngon nhất là các món được chế biến từ hàu ở vùng Tongyeong.



Ngoài ăn sống hoặc nướng, các nhà hàng địa phương còn chế biến rất nhiều món ngon từ hàu như hàu xào chua ngọt, hàu nấu cần nước, gỏi hàu tái..
Hàu ở Tongyeong được đánh giá là có hương vị ngon và thịt chắc hơn so với nhiều nơi khác. Nghề nuôi hàu ở Tongyeong có từ lâu đời và tới nay diện tích nuôi hàu đã phát triển tới hơn 5.300 ha mặt nước. Mọi việc nuôi, chế biến, mua bán… của các cơ sở sản xuất trong vùng đều dưới sự giám sát chặt chẽ của Hiệp hội Hàu Tongyeong.
Du khách có thể bắt gặp nhà hàng hàu ở khắp nơi tại Tongyeong. Theo kinh nghiệm của người dân địa phương, để thưởng thức vị hàu tươi sống, bạn nên chọn thời điểm từ cuối tháng 10, tới đầu tháng 2 khi có những cơn gió lạnh thổi - là thời điểm hàu có hương vị ngon nhất.
Được đánh bắt từ những con Hàu tươi sống 100%, các món ngon như súp hàu, gỏi hàu, hàu nướng phô mai… sẽ làm bạn nhớ nhung mãi không thôi.
Đậm đà canh rong biển
Canh rong biển tên tiếng Hàn- Miyeok guk là món canh truyền thống của Hàn Quốc. Không có một màu sắc bắt mắt nhưng hương thơm của dầu mè trong canh rong biển khiến ai cũng phải thèm thuồng.

Đây là món ăn đặc trưng, được quảng bá nhiều trong phim Hàn bên cạnh kim chi. Người Hàn Quốc thường ăn món canh rong biển vào ngày sinh nhật. Vào mỗi buổi sáng ngày sinh nhật, người có ngày sinh trong ngày đó sẽ được người thân nấu hoặc mua cho món canh rong biển. Nó như một lời chúc an lành dành cho nhau của người Hàn Quốc. Đến nay thói quen này vẫn được duy trì trong nhiều gia đình.
Món canh rong biển thường ăn nóng, và người Hàn thường cho cơm vào canh ăn cùng. Bên cạnh đó, có thể ăn kèm với kim chi, củ cải muối...
*****
Ngoài những món ăn mà các tín đồ hải sản không thể bỏ qua khi đến du lịch ở Busan thì bạn cũng nhớ mua rượu phúc bồn tử (quả mâm xôi), xúc xích cá Jinjuham, rong biển… về làm quà cho bạn bè, người thân nhé!

Du khách Việt chọn mua xúc xích cá Jinjuham tại Busan.
Xúc xích cá Jinjuham cũng rất đáng để bạn bỏ thời gian khám phá. Đây là món ăn có nguồn gốc từ phương Tây. Thế nhưng qua bàn tay của đầu bếp xứ Hàn, sản phẩm lại mang một phong vị rất riêng. Được làm từ cá biển kết hợp với nhân sâm, nấm Linh chi, xích cá Jinjuham không hề có mùi tanh. Ngược lại, món ngon, giòn sần sật cùng vị tươi ngọt được giữ nguyên đã khiến nó trở thành đặc sản được nhiều du khách yêu thích khi tới đây.
Bài và ảnh: Nguyễn Hằng/ Dân trí
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Thanh Hóa chỉ đạo tăng cường quản lý cổ vật
Liên quan đến vụ việc xâm phạm lăng mộ vua Lê Túc Tông tại Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Lam Kinh (huyện Thọ Xuân, ngày 9/5, UBND tỉnh Thanh Hóa đã ban hành văn bản chỉ đạo cơ quan chức năng điều tra, làm rõ vụ việc, đồng thời tăng cường công tác quản lý, bảo vệ, ngăn chặn, xử lý các hành vi trộm cắp, đào bới, trục vớt, buôn bán, trao đổi trái phép di vật, cổ vật trên địa bàn tỉnh.

Việt Nam đang trở thành "điểm sáng" trên bản đồ du lịch thế giới
Từ đầu năm đến nay, lượng khách quốc tế đến Việt Nam đạt gần 7,67 triệu lượt, tăng 23% so với cùng kỳ năm 2024. Việt Nam đang trở thành "điểm sáng" trên bản đồ du lịch thế giới, được du khách quốc tế yêu thích và lựa chọn.

Đa dạng sản phẩm OCOP phục vụ mùa du lịch
Với hơn 600 sản phẩm ở hầu hết các địa phương trong tỉnh, sản phẩm Ocop đang được nhiều khách du lịch lựa chọn làm quà cho mỗi chuyến đi. Vì vậy, để phục vụ mùa du lịch năm nay, các chủ thể Ocop trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã và đang tập trung sản xuất hàng hóa để cung ứng cho thị trường.

Khu di tích lăng mộ vua Lê Dụ Tông – công trình kiến trúc tinh xảo
Dụ Tông Hòa Hoàng Đế là vị vua thứ 21 của vương triều Lê. Đời vua trị vì, đất nước tương đối thái bình, các hình phạt được giảm nhẹ, nhiều kỳ thi võ được tổ chức.

Việt Nam có mức tăng trưởng điểm đến cao thứ 7 toàn cầu
Cục Du lịch quốc gia Việt Nam cho biết, dữ liệu tổng hợp từ công cụ theo dõi xu hướng du lịch Google Destination Insights cho thấy, Việt Nam có mức tăng trưởng điểm đến cao thứ 7 toàn cầu.

Đề nghị tăng cường bảo vệ các lăng mộ vua chúa
Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Thanh Hóa vừa có văn bản đề nghị tăng cường bảo vệ các khu lăng mộ vua chúa sau sự việc lăng một vua Lê Túc Tông bị xâm hại

Người phụ nữ giữ lửa văn hóa Thái ở vùng cao Thường Xuân
Tại bản Bèn, thôn Liên Sơn, xã Xuân Lẹ, huyện Thường Xuân (Thanh Hóa), tiếng khung cửi rộn ràng trong một không gian nhỏ ấm áp, nơi những người phụ nữ Thái cần mẫn bên khung dệt, trao truyền từng nét hoa văn thổ cẩm, như kể lại câu chuyện bản làng bằng sắc màu những sợi chỉ. Đó là Tổ dệt thổ cẩm truyền thống mang tên “Táy Dó”, thành quả từ sự đồng lòng của cả cộng đồng, và đặc biệt là tâm huyết của người sáng lập. Đó là chị Vi Thị Luyến - Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Xuân Lẹ - người đã âm thầm “giữ lửa” cho nghề xưa giữa cuộc sống hiện đại.

Chốn thơ mộng giữa lòng Hao Hao
Nằm nép mình bên hồ Hao Hao rộng lớn, hiền hoà, quanh năm xanh biếc một màu, không bao giờ vơi cạn, khu du lịch sinh thái Hao Hao Green Pine Hill là một điểm đến mới tại thị xã Nghi Sơn.

Việt Nam có 2 địa điểm lọt danh sách điểm đến đẹp nhất thế giới năm 2025
Theo Danh sách do Tạp chí Time Out của Anh vừa công bố, Việt Nam có hai điểm đến du lịch là Hà Giang và Hội An lọt vào top 44 điểm đến đẹp nhất thế giới năm 2025, được đánh giá bởi những du khách giàu kinh nghiệm.

Những người “giữ lửa” văn hóa dân tộc Dao
Giữa nhịp sống hiện đại, vẫn có những con người lặng lẽ, bền bỉ giữ gìn nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc mình, từ trang phục đến tiếng nói, chữ viết. Đó là cộng đồng người Dao tại huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa. Họ đang góp phần làm nên sức sống mãnh liệt của một nền văn hóa đang đứng trước không ít thử thách.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.