Đến năm 2030, cả nước có 250 cơ sở giáo dục Đại học
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có dự thảo báo cáo tóm tắt quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học và sư phạm thời kì 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Theo đó, mạng lưới cơ sở giáo dục Đại học cơ bản giữ ổn định về số lượng và cơ cấu.
Dự kiến, đến năm 2030, cả nước sẽ có khoảng 250 cơ sở giáo dục đại học và 50 phân hiệu thuộc 200 cơ sở giáo dục Đại học đầu mối. Trong đó, có khoảng 30 cơ sở giáo dục đại học trọng điểm quốc gia, bao gồm 5 đại học quốc gia, 5 đại học vùng và từ 18 đến 20 cơ sở giáo dục đại học trọng điểm ngành quốc gia.
Khoảng 100 cơ sở giáo dục đại học đầu mối khác trực thuộc các bộ, ngành, cơ quan trung ương và địa phương.

Ít nhất 70 cơ sở giáo dục đại học tư thục, bao gồm cả các cơ sở giáo dục đại học tư thục hoạt động không vì lợi nhuận, cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài.
Về quy mô đào tạo, kỳ vọng đạt 3 triệu người vào năm 2030 với hơn 2,7 triệu sinh viên đại học và 20.000 sinh viên cao đẳng sư phạm; 250.000 học viên sau đại học, số nghiên cứu sinh tiến sĩ chiếm ít nhất 10%. Tỷ lệ sinh viên Đại học theo học, tốt nghiệp các chương trình đào tạo từ xa, đào tạo trực tuyến dự kiến đạt 20%.

500 sinh viên trường Đại học Hồng Đức được xếp loại tốt nghiệp xuất sắc và giỏi
Sáng 14/7, trường Đại học Hồng Đức tổ chức Lễ Bế giảng và trao bằng tốt nghiệp đại học năm 2025. Theo đó, năm học 2025, trường Đại học Hồng Đức có gần 1.500 sinh viên tốt nghiệp cử nhân, kỹ sư; trong đó có 500 sinh viên được xếp loại tốt nghiệp xuất sắc và giỏi.

Đăng ký nguyện vọng từ ngày 16/7: Thí sinh cần lưu ý điều gì?
Theo kế hoạch của Bộ Giáo dục và Đào tạo, 8h ngày 16/7, thí sinh sẽ biết điểm thi tốt nghiệp trung học phổ thông. Đây cũng là thời điểm đăng ký nguyện vọng trên hệ thống hỗ trợ tuyển sinh chung của Bộ.

Chạm tới ước mơ
Kỳ thi vào lớp 10 THPT năm học 2025 - 2026 tại Thanh Hóa khép lại với nhiều cảm xúc. Có những học sinh là thủ khoa của ngôi trường THPT mà mình ước mơ. Từ đó, tiếp tục nỗ lực, cố gắng để trở thành người có ích cho gia đình và xã hội.

Khó khăn tại các trung tâm giáo dục chuyên biệt
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có hàng chục trung tâm giáo dục chuyên biệt dành cho trẻ tự kỷ hoặc gặp phải các rối loạn phát triển khác. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động, các trung tâm này đang phải đối mặt với nhiều khó khăn.

Điều chỉnh nội dung sách giáo khoa liên quan đến sắp xếp tỉnh thành
Từ ngày 1/7, cả nước ta có 34 tỉnh, thành phố sau sắp xếp đơn vị hành chính. Nhiều ngữ liệu trong các bộ sách giáo khoa từ lớp 1 đến lớp 12 thuộc Chương trình Giáo dục phổ thông sẽ phải điều chỉnh.

16/7 công bố kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT
Theo kế hoạch, kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay sẽ được công bố vào 8h sáng 16/7 trên các cổng thông tin chính thức của Bộ và các Sở Giáo dục và Đào tạo.

Trường nghề - một trong những lựa chọn dành cho học sinh
Hiện nay, tỉnh Thanh Hóa có 24 Trung tâm giáo dục thường xuyên - giáo dục nghề nghiệp và 15 trường trung cấp, cao đẳng có hệ đào tạo giáo dục thường xuyên cấp THPT. Hệ thống trường nghề là một trong những lựa chọn dành cho học sinh tốt nghiệp THCS.

Có khoảng 19.000 sinh viên đang học ngành vi mạch bán dẫn
Ngay trong năm học 2024 - 2025, cả nước đã có khoảng 19.000 sinh viên nhập học các ngành phù hợp với lĩnh vực bán dẫn, chiếm khoảng 10% tổng số sinh viên theo học ngành STEM.

Thống nhất quản lý giáo dục nghề nghiệp
Tại tỉnh Thanh Hoá, thực hiện chủ trương sắp xếp tổ chức bộ máy, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đã được bàn giao về cho Sở Giáo dục và Đào tạo quản lý. Việc thống nhất về quản lý giáo dục nghề nghiệp không chỉ thống nhất hệ thống giáo dục quốc gia, mà còn mang ý nghĩa về mặt quản lý, mở ra nhiều cơ hội lớn cho các cơ sở đào tạo nghề và người học.

Giá sách giáo khoa năm học mới giảm nhẹ
Thời điểm này, các nhà sách, đơn vị cung ứng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã nhập về đầy đủ các loại sách giáo khoa cho năm học 2025 - 2026. Năm nay giá sách giáo khoa cơ bản ổn định, một số đầu sách giảm nhẹ so với mọi năm.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.