ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Đến với Trường Sa để thêm trách nhiệm hơn với nghề!

Vừa trở về từ chuyến công tác Trường Sa, nhà báo Lữ Mai (Báo Nhân Dân) vẫn còn bao luyến lưu, bồi hồi về mảnh đất ngoài khơi xa. Chị cho biết: "Với mỗi nhà báo được đến với Trường Sa là một trải nghiệm thú vị mà ở đó chúng ta sẽ được bồi đắp thêm tình yêu, trách nhiệm với nghề".

26/05/2019 07:05

Đảo là nhà, biển cả là quê hương

Đây có phải là lần đầu tiên chị đến với Trường Sa? 

Đây là lần đầu tiên tôi có chuyến công tác đến với Trường Sa và Nhà giàn DK1. Trước lúc khởi hành, tôi khá hồi hộp dù trước đó đã đi công tác nhiều, bởi tôi biết nơi mình đến và trái tim mình đang gần như loạn nhịp khi nhắc tới hai từ biển đảo thiêng liêng. Tôi thuộc số ít thành viên trên tàu không bị say sóng, ngay buổi bình minh đầu tiên trên tàu KN 490 đã lên boong tàu từ lúc 4h45 phút, khi cả đoàn còn ngủ bù sau đêm dài vật vã. 

Nhà báo Lữ Mai cùng các nhà báo trong chuyến công tác (Ảnh: NVCC)

Nhà báo Lữ Mai cùng các nhà báo trong chuyến công tác (Ảnh: NVCC)

Trên quần đảo Trường Sa, ngoài những người chiến sĩ ngày đêm can trường canh gác biển đảo thiêng liêng, hẳn còn những những nhân vật thầm lặng đang hy sinh tuổi xuân cho mảnh đất này. Họ là ai?

Tôi có mặt trong đoàn công tác số 11 trên tàu KN 490 vào những ngày tháng 5 lịch sử. Đoàn đến thăm, tặng quà các đảo: Song Tử Tây, Đá Nam, Sơn Ca, Nam Yết, Đá Lớn C, Đá Đông B, Trường Sa Đông, Đá Lát, Trường Sa và Nhà giàn DK1/14 Tư Chính. Mỗi điểm đảo, Nhà giàn hay chính trên con tàu KN 490 đều để lại dấu ấn sâu đậm với tôi. Trên tàu, các bộ phận từ thủy thủ, tổ máy, tổ xuồng, nhà bếp, phục vụ… đều chu đáo và làm việc hết công suất. Nếu không đi tàu, tôi không thể hiểu được gần như anh em trên tàu chỉ có một vài tiếng để ngủ. Thủy thủ đương nhiên trực ngày, trực đêm; tổ bếp ngày phục vụ bốn bữa ăn, bữa khuya tầm 10h mới kết thúc, công cuộc dọn dẹp xong lúc nửa đêm và trời mờ sáng bếp đã lại bắt đầu lo hậu cần; tổ xuồng chuyên việc đưa đón đại biểu xuống đảo, về tàu luôn lạnh lùng với những khẩu lệnh: Nhanh chân, rút chân lên, cúi đầu xuống… nhưng họ luôn chìa bàn tay chai sạn, ấm áp để đỡ tất cả mọi người, sẵn sàng dùng thân mình che đỡ cho đại biểu khỏi những cú đập người vào chướng ngại vật.

Nhà báo Lữ Mai và các chiến sĩ trên đảo (Ảnh: NVCC)

Nhà báo Lữ Mai và các chiến sĩ trên đảo (Ảnh: NVCC)

Ở mỗi đảo, tôi đều có những ấn tượng riêng với nhiều nhân vật. Đó là những thầy giáo như thầy Phú (đảo Song Tử Tây), thầy Tình (đảo Trường Sa). Hai thầy không còn bố mẹ, qua tuổi ba mươi đã lâu mà chưa lập gia đình, coi trẻ trên đảo như con. Công việc của một người thầy nơi đảo xa không giống với đất liền. Các thầy dạy lớp ghép, học trò từ tuổi đi nhà trẻ đến lớp năm, họ vừa làm thầy, vừa làm bảo mẫu theo đúng nghĩa. Rồi có những chi tiết nho nhỏ, vui vui khiến chúng tôi thêm tin yêu người lính đảo. Chẳng hạn, lính đảo Trường Sa Đông khi được hỏi về mùa bàng vuông đã “báo cáo” các thủ trưởng và đại biểu rằng toàn đảo chỉ còn đúng hai quả đang xanh trên cành, đủ hiểu họ yêu cây, yêu đảo đến thế nào. Đó mới thực đảo là nhà, biển cả là quê hương.

Món quà thiết thực hơn

Trường Sa hôm nay đang từng bước đổi thay, thế nhưng để tìm một điểm khác biệt nhất ở nơi đây, chị sẽ ưu tiên nói về điều gì?

Lần đầu tiên đến với Trường Sa nhưng những tin tức về biển đảo luôn được người trong nghề như chúng tôi theo dõi. Điểm mới trong chuyến đi lần này tôi nhận thấy là ở đảo Song Tử Tây có đặt một chiếc máy ép rác có tên là C-Sea nhằm tái chế rác thải nhựa, rác thải rắn. Chiếc máy được chế tạo bởi kỹ sư Trần Vũ Thành – người đã có 7 lần đi Trường Sa và Nhà giàn. Anh cũng là người sáng chế ra máy lọc nước biển thành nước ngọt hiện có mặt trên hầu hết các đảo, Nhà giàn. Sự quan tâm đến biển đảo từ những chi tiết như môi trường, nguồn nước khiến chúng tôi tin tưởng vào tinh thần đoàn kết, yêu thương, cả nước vì Trường Sa, Trường Sa vì cả nước.

Mỗi chuyến đi công tác người ở đất liền ra luôn mang theo những món quà để tặng chiến sĩ và nhân dân trên đảo. Theo chị, chúng ta có nên suy nghĩ thêm về những món quà thiết thực hơn nữa dành cho các chiến sĩ ?

Đến với biển đảo, tôi tin rằng tinh thần và tấm lòng ai cũng đau đáu, thiết tha. Song, nếu chỉ thế thôi dường như chưa đủ. Chúng tôi chứng kiến có những đoàn công tác rất kỳ công mang máy chiếu, thiết bị công suất lớn, kích thước lớn ra đảo và lại bùi ngùi đưa chúng quay về vì không phù hợp để hoạt động. Ngược lại, có những món quà rất nhỏ mà lính đảo rưng rưng khi vừa nhìn thấy như: Sấu Hà Nội, mận hậu Lạng Sơn, hạt giống các loại cây từ đất liền…

Tôi còn nhớ, trong chuyến công tác này, nói về quà tặng cho đảo, đồng chí Nguyễn Tài Anh, Phó tổng Giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã nhận định, thay vì chỉ tặng hiện vật cho các điểm đảo, các đoàn công tác nên tìm hiểu, nghiên cứu để tặng “chiếc cần câu” giúp chiến sĩ cải thiện cuộc sống như một khu nhà trồng rau công nghệ mới cho những điểm đảo khó khăn về tăng gia hoặc khu chăn nuôi có hệ thống xử lý chất thải để phục vụ trồng trọt… Cùng với máy lọc nước, máy ép rác, đó là những ý tưởng chúng tôi thấy thực tế.

“Sẵn sàng” gửi thông tin về tòa soạn

Thế còn câu chuyện tác nghiệp trên biển, hẳn là sẽ rất gian nan, thưa chị?

Tổ phóng viên trong đoàn công tác số 11 năm 2019 có năm đồng chí thuộc: Báo Nhân Dân, Thông Tấn xã Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Tạp chí Khoa học & Kỹ thuật, Tạp chí Cơ yếu. Chúng tôi được được Thủ trưởng và đoàn công tác tạo mọi điều kiện tốt nhất để tác nghiệp, tìm hiểu thông tin cũng như nhận định hướng tuyên truyền. Tất cả những chuyến xuồng đầu tiên từ tàu vào đảo và Nhà giàn đều có Thủ trưởng đoàn công tác và các nhà báo; khi lên đảo và Nhà giàn, chúng tôi được Chính trị viên cung cấp thông tin, cử người đưa đi tác nghiệp. Tổ phóng viên chúng tôi giữ mối liên hệ chặt chẽ từ trước khi tàu rời đất liền cho đến khi chuyến đi kết thúc.

Nhà báo Lữ Mai và thầy giáo Tình ở đảo Trường Sa (Ảnh: NVCC)

Nhà báo Lữ Mai và thầy giáo Tình ở đảo Trường Sa (Ảnh: NVCC)

Về nghiệp vụ, vì thời gian trên tàu và trên đảo không dài nên chúng tôi có họp tổ, chia từng mũi tác nghiệp, trao đổi thông tin hỗ trợ nhau tác nghiệp để đạt hiệu quả cao nhất. Trên biển, đảo, Nhà giàn… sóng 3G hoàn toàn mất, chúng tôi không thể truyền tin bài về ngay tòa soạn nên buộc phải chuẩn bị sẵn tin, bài, ảnh ở dạng “sẵn sàng” để khi tàu sắp cập cảng sẽ truyền về ngay nếu tòa soạn yêu cầu. Ngoài nhiệm vụ của một nhà báo được tòa soạn cử đi công tác, trên chuyến tàu đến với biển đảo, chúng tôi luôn cố gắng hoàn thành nhiệm vụ của một nhà báo đối với đoàn công tác, sẵn sàng nhận mọi nhiệm vụ, hỗ trợ các thành viên trong đoàn trong công tác thông tin, di chuyển, sinh hoạt.

Chuyến công tác vào giữa những ngày tháng 5 này hẳn còn để lại trong chị rất nhiều kỷ niệm. Để kể về một kỷ niệm chị sẽ nghĩ về điều gì trước tiên?

Kỷ niệm đáng nhớ nhất với tôi là một lần tôi trượt ngã bậc thang trên tàu, bị bong gân. Cả đêm ấy tôi đau không chợp mắt nổi nhưng cũng không dám kêu ca vì sợ các thành viên phòng mất ngủ. Sáng hôm sau, y sĩ trên tàu và của các đoàn công tác được huy động điều trị giúp tôi. Cuối cùng, sau rất nhiều liệu pháp họ đều kết luận tôi phải hạn chế di chuyển vì bong gân không thể khỏi ngay tức thì mà sẽ đau đến vài hôm sau. Tôi chọn phương án xoa thuốc, ngậm thuốc giảm đau trong miệng, cố định vết thương và tiếp tục hành trình vì tôi ý thức rõ rất khó để có một chuyến công tác ý nghĩa đặc biệt như mình đang tham gia. Tôi tin vào lựa chọn của mình và biết ơn đoàn công tác đã tận tình giúp đỡ tôi.

Xin cám ơn chị.

Giang Phú/Công Luận (thực hiện)


Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Chủ động phòng ngừa bệnh dại trên chó, mèo

Chủ động phòng ngừa bệnh dại trên chó, mèo

07:05 , 24/05/2025

Năm 2024, Thanh Hóa có tỷ lệ tiêm phòng dại cho đàn chó mèo đạt 96,35%, đứng thứ 3 cả nước. Tuy nhiên, hiện nay, thời tiết nắng nóng là môi trường thuận lợi để bệnh dại trên chó, mèo bùng phát. Để phòng ngừa bệnh dại, trước tiên, cần phải có sự phối hợp đồng bộ của chính quyền địa phương và chủ vật nuôi trong việc thực hiện tiêm phòng vắc-xin dại cho đàn chó, mèo, để tạo được hiệu quả lâu dài trong việc khống chế và tiến tới loại trừ bệnh dại trên địa bàn tỉnh.

Hàng hóa qua cảng biển giữ đà tăng trưởng mạnh

Hàng hóa qua cảng biển giữ đà tăng trưởng mạnh

07:02 , 24/05/2025

Theo Cục Hàng hải và Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, 5 tháng đầu năm nay, lượng hàng hóa thông quan tại các cảng biển đạt trên 370 triệu tấn, tăng 11% so với cùng kỳ năm ngoái.

Trung Quốc cấp thêm mã vùng trồng cho sầu riêng Việt Nam

Trung Quốc cấp thêm mã vùng trồng cho sầu riêng Việt Nam

06:30 , 24/05/2025

Tổng cục Hải quan Trung Quốc vừa chính thức công nhận thêm 829 mã số vùng trồng và 131 mã số cơ sở đóng gói sầu riêng của Việt Nam. Thông tin này được công bố trong thời điểm mùa vụ sầu riêng tại Tây Nguyên đang cận kề, mở ra kỳ vọng lớn cho mục tiêu xuất khẩu 3,5 tỉ USD trong năm 2025.

Giá gạo  xuất khẩu giảm mạnh

Giá gạo xuất khẩu giảm mạnh

06:10 , 24/05/2025

Dù lượng gạo xuất khẩu tăng, nhưng giá gạo của Việt Nam đã giảm 19,8% so với cùng kỳ năm 2024.

Dự báo thời tiết 24/5: Thanh Hóa mưa to

Dự báo thời tiết 24/5: Thanh Hóa mưa to

06:00 , 24/05/2025

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hôm nay (ngày 24/5), Thanh Hóa có mưa vừa, mưa to và giông, cục bộ có nơi mưa rất to. Trong mưa giông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.

Quyết tâm giải ngân 100% vốn đầu tư công năm 2025

Quyết tâm giải ngân 100% vốn đầu tư công năm 2025

06:00 , 24/05/2025

Mới đây, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương quyết tâm giải ngân 100% vốn đầu tư công trong năm 2025. Đồng thời, coi kết quả giải ngân đầu tư công là căn cứ quan trọng để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ, đánh giá cán bộ, nếu không hoàn thành thì phải kiểm điểm, xử lý.

Hoằng Hoá tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 05 của Bộ Chính trị

Hoằng Hoá tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 05 của Bộ Chính trị

23:05 , 23/05/2025

Sáng 23/5, Huyện uỷ Hoằng Hoá tổ chức Hội nghị tổng kết công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật Đảng, nhiệm kỳ 2020 - 2025; tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 05 của Bộ Chính trị "Về đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh".

Đánh giá mô hình sản xuất lúa giảm phát thải khí nhà kính tại Thanh Hóa

Đánh giá mô hình sản xuất lúa giảm phát thải khí nhà kính tại Thanh Hóa

21:21 , 23/05/2025

Sáng 23/5, tại huyện Thọ Xuân, Viện Nông nghiệp Thanh Hóa phối hợp với Công ty Faeger Việt Nam tổ chức Hội thảo đánh giá kết quả bước đầu và triển khai chương trình sản xuất lúa giảm phát thải khí nhà kính tại Thanh Hóa.

Phát triển nuôi trồng thủy sản theo hướng tuần hoàn, hữu cơ, sinh thái

Phát triển nuôi trồng thủy sản theo hướng tuần hoàn, hữu cơ, sinh thái

21:20 , 23/05/2025

Sáng 23/5, tại huyện Nga Sơn, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Thanh Hóa phối hợp với UBND huyện tổ chức Diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp với chủ đề "Phát triển nuôi trồng thủy sản theo hướng tuần hoàn, hữu cơ, sinh thái trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa".

40 hộ khó khăn của huyện Quan Sơn được hỗ trợ xây dựng nhà ở

40 hộ khó khăn của huyện Quan Sơn được hỗ trợ xây dựng nhà ở

21:17 , 23/05/2025

Sáng 23/5, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Thanh Hóa phối hợp với một số cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp tổ chức chương trình trao kinh phí hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, gia đình chính sách, hộ còn khó khăn về nhà ở trên địa bàn huyện Quan Sơn.