Dệt may đa dạng hoá thị trường và mặt hàng để ổn định xuất khẩu
Thị trường Mỹ hiện chiếm khoảng 40% tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam. Do đó, khi Mỹ điều chỉnh tăng thuế quan mới sẽ tạo ra những thách thức lớn đối với các doanh nghiệp dệt may. Trong bối cảnh này, việc chủ động đa dạng hóa sản phẩm, chuyển đổi xanh, mở rộng thị trường mới đang là những bước đi phù hợp giúp các doanh nghiệp dệt may ở Thanh Hoá ổn định sản xuất và xuất khẩu.
Nếu như trước đây, doanh nghiệp này chỉ tập trung sản xuất một hai mã hàng chủ lực là áo blaze, jacket thì hiện nay, đơn vị đã đầu tư thêm các dây chuyền máy móc hiện đại nhằm sản xuất đa dạng các mã hàng như sơ mi, đồ thể thao, đầm váy… Thị trường xuất khẩu cũng đang được thay đổi, chuyển từ thị trường chính là Mỹ sang các thị trường khác như Châu Âu, Hàn Quốc, Nhật Bản. Nhờ vậy, thời điểm này doanh nghiệp vẫn giữ ổn định đơn hàng, đảm bảo việc làm cho người lao động.


Ông Nguyễn Hữu Tuấn, Quản lý sản xuất Công ty TNHH 888, tỉnh Thanh Hoá
Ông Nguyễn Hữu Tuấn, Quản lý sản xuất Công ty TNHH 888, tỉnh Thanh Hoá cho biết: "Trước đây chúng tôi tập trung thị trường xuất Mỹ chủ yếu chiếm 80%, năm nay, tính đến thị trường Châu Âu, nâng lên khoảng 50%. Chúng tôi cũng thay đổi nhiều mặt hàng để tìm kiếm thị trường mới, tập trung nghiên cứu tổ chức sản xuất nâng cao năng suất lao động, đáp ứng được giá cạnh tranh cũng như chính sách áp thuế".
Thanh Hóa hiện có hơn 300 doanh nghiệp dệt may đang hoạt động, hầu hết các doanh nghiệp đều có hoạt động xuất khẩu sang Mỹ. Sau thông báo áp thuế đối ứng, đơn hàng từ phía đối tác Mỹ có dấu hiệu chững lại. Khách hàng có tâm lý nghe ngóng, chờ đợi và chỉ ký các đơn hàng ngắn với yêu cầu thời gian giao hàng nhanh và các điều khoản về chia sẻ rủi ro nếu tăng thuế. Ngoài ra, chính sách thuế quan của Mỹ cũng làm gia tăng rào cản kỹ thuật với nhiều tiêu chuẩn cao hơn về vấn đề lao động, môi trường; nguồn gốc xuất xứ, truy xuất chuỗi cung ứng nguyên phụ liệu. Để ứng phó, các doanh nghiệp đã tập trung vào đàm phán với khách hàng cũng như đẩy nhanh tốc độ sản xuất các đơn hàng đã ký trong quý 2. Đồng thời linh hoạt đa dạng hoá mặt hàng, tận dụng hiệu quả ưu đãi thuế quan từ các Hiệp định thương mại tự do để khai thác các thị trường trọng điểm khác như Nhật Bản, Hàn Quốc, EU, Nga, ASEAN hay các khu vực mới như Mỹ Latin và châu Phi… Nhờ vậy đến nay, lượng đơn hàng của các doanh nghiệp dệt may Thanh Hoá vẫn ổn định, dự kiến sản lượng 6 tháng đầu năm có thể tăng hơn 30% so với cùng kỳ năm ngoái.


Ông Trịnh Xuân Lâm, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may tỉnh Thanh Hóa
Ông Trịnh Xuân Lâm, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Chúng tôi mở rộng sang các thị trường như Châu Âu, Canada, Trung Đông, đa dạng hoá chứ không tập trung vào một thị trường. Trước mắt, phải đảm bảo tiêu chí tiêu chuẩn, xuất xứ đầu vào và tiến tới sản xuất xanh, công nghệ sạch, đảm bảo quy định của các hiệp định quốc tế".
Hiện nay, Chính phủ vẫn đang tích cực đàm phán với phía Mỹ để tạo thuận lợi các ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam. Các doanh nghiệp dệt may Thanh Hóa sẽ bám sát diễn biến của thị trường để linh hoạt điều chỉnh chiến lược kinh doanh, thích ứng với tình hình mới.

Những chính sách kinh tế mới có hiệu lực từ 1/7
Từ hôm nay 1/7, nhiều Luật, Nghị định, Thông tư và chính sách pháp luật mới trong các lĩnh vực trọng yếu như thuế, thương mại điện tử, tín dụng nông nghiệp… sẽ chính thức có hiệu lực, tạo hành lang pháp lý mới cho hoạt động sản xuất - kinh doanh và quản lý nhà nước.

Đảng bộ Công ty Điện lực Thanh Hoá: Dấu ấn nhiệm kỳ 2020 - 2025
2020 - 2025 là một nhiệm kỳ đầy biến động và đặt ra nhiều thách thức đối với ngành điện nói chung, Công ty điện lực Thanh Hóa nói riêng. Song, Đảng bộ Công ty Điện lực Thanh Hoá đã đưa ra quyết tâm chính trị cao, lãnh đạo công ty vượt qua mọi khó khăn thử thách, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao, luôn vinh dự đứng trong hàng ngũ những doanh nghiệp tiêu biểu của tỉnh Thanh Hóa và trong nhóm các đơn vị xuất sắc dẫn đầu trong Tổng Công ty Điện lực miền Bắc.

Ngành dệt may Thanh Hóa nỗ lực duy trì đà tăng trưởng
6 tháng đầu năm nay, thị trường dệt may có sự biến động, ảnh hưởng từ những thay đổi trong các chính sách thuế quan của Mỹ. Mặc dù vậy, các doanh nghiệp dệt may trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã có những biện pháp linh hoạt nhằm ổn định sản xuất và duy trì đà tăng trưởng.

60% doanh nghiệp lạc quan về triển vọng kinh doanh
Kết quả nghiên cứu triển vọng doanh nghiệp năm 2025 do Ngân hàng UOB Việt Nam vừa công bố cho thấy, 60% doanh nghiệp Việt Nam vẫn lạc quan về triển vọng trong năm tới và 46% cho biết đã lên kế hoạch mở rộng hoạt động ra thị trường quốc tế.

Từ 1/7, sàn thương mại điện tử nộp thuế thay người bán
Theo Nghị định 117 của Chính phủ, từ 1/7, sàn thương mại điện tử, nền tảng số sẽ khấu trừ, nộp thuế giá trị gia tăng và thu nhập cá nhân thay cho người bán trên sàn, bao gồm người bán trong nước và nước ngoài.

Nguồn vốn tập trung cho vay các lĩnh vực ưu tiên
Trên 96 nghìn tỷ đồng là dư nợ tín dụng dành cho các lĩnh vực ưu tiên trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa từ đầu năm đến nay, tăng 20% so với cùng kỳ. Con số này cho thấy những nỗ lực của ngành ngân hàng trong triển khai các giải pháp để hỗ trợ khơi thông, hướng dòng vốn tín dụng vào khu vực sản xuất, kinh doanh và sức khỏe của các doanh nghiệp đã có sự cải thiện tốt.

Thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm gỗ sang các thị trường
6 tháng đầu năm, các doanh nghiệp gỗ đã đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ, Nhật Bản và Trung Quốc, trong đó xuất khẩu sang Nhật tăng mạnh hơn 20%. Tuy nhiên, ngành gỗ vẫn đối mặt với nhiều thách thức về nguồn cung nguyên liệu lớn và yêu cầu truy xuất nguồn gốc hợp pháp. Đặc biệt, nguy cơ áp thuế từ Hoa Kỳ đang đe dọa mục tiêu xuất khẩu 18 tỷ USD của ngành gỗ Việt Nam trong năm nay.

60% doanh nghiệp lạc quan về triển vọng kinh doanh
Kết quả nghiên cứu triển vọng doanh nghiệp năm 2025 do Ngân hàng UOB Việt Nam vừa công bố cho thấy: 60% doanh nghiệp Việt Nam vẫn lạc quan về triển vọng trong năm tới và 46% cho biết đã lên kế hoạch mở rộng hoạt động ra thị trường quốc tế.

Tạm dừng nhiều hệ thống thuế điện tử từ ngày 27/6 - 1/7
Cục Thuế vừa thông báo sẽ tạm dừng nhiều hệ thống thuế điện tử từ ngày 27/6 đến 1/7/2025 để phục vụ việc nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin.

Quý I/2025, người dân gửi thêm vào ngân hàng hơn 400.000 tỷ đồng
Theo Ngân hàng Nhà nước, tổng tiền gửi đến cuối quý I đã xấp xỉ 15 triệu tỷ đồng, trong đó, huy động từ dân cư tiếp tục tăng mạnh.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.