Đi chợ online mua thực phẩm tết, coi chừng rước họa
Nhu cầu thực phẩm đang tăng đột biến trong dịp Tết Nguyên Đán, các siêu thị, chợ truyền thống việc mua sắm của người dân trên online cũng nhộn nhịp. Tuy nhiên, cơ quan chức năng cảnh báo, thực phẩm chợ online tiềm ẩn nhiều nguy cơ không rõ nguồn gốc, kém chất lượng.
Cùng với sự phát triển của mạng internet việc kinh doanh các sản phẩm thực phẩm thông qua kênh online như các trang web thương mại điện tử hoặc mạng xã hội đang phát triển với tốc độ nhanh chóng. Hoạt động kinh doanh các mặt hàng thực phẩm online càng trở nên sôi động trong những ngày gần đến Tết Nguyên Đán với nhiều chương trình khuyến mãi, giảm giá. Các mặt hàng thiết yếu phục vụ tết từ bánh chưng, bánh tét, giò chả, xúc xích, bánh kẹo… “thượng vàng, hạ cám” đủ loại đang như ma trận với người tiêu dùng trên chợ online.

Nhấn để phóng to ảnh
Theo Điều 3.1 Nghị định số 52/2013/NĐ-CP ngày 16/5/2013 của Chính phủ về thương mại điện tử quy định “là việc tiến hành một phần hoặc toàn bộ quy trình của hoạt động thương mại bằng phương tiện điện tử có kết nối với mạng Internet, mạng viễn thông di động hoặc các mạng mở khác”.
Hiện nay kinh doanh online đang là xu hướng mới mang lại nhiều tiện ích giúp người tiêu dùng tiết kiệm được chi phí so với hoạt động kinh doanh truyền thống như chi phí mặt bằng, nhân viên, chi phí vận hành... Người bán chỉ cần “thuê gian hàng ảo” trên một trang web thương mại điện tử hoặc tự mình “giới thiệu, quảng bá” sản phẩm trên trang cá nhân của mạng xã hội. Người tiêu dùng có thể ngồi tại nhà tìm kiếm những sản phẩm mình cần (đi chợ online) và yêu cầu người bán giao hàng đến tận nhà.
Tuy nhiên, việc kinh doanh hàng hóa đặt biệt là các mặt hàng thực phẩm trên không gian mạng đang tiềm ẩn nhiều rủi ro cho người tiêu dùng. Ban Quản lý An toàn Thực phẩm, TPHCM cho biết, sản phẩm thực phẩm là nhóm hàng hóa được sản xuất, kinh doanh có điều kiện, cần quản lý, giám sát chặt chẽ. Nhưng thực tế, những quy định của pháp luật và việc giám sát, thực thi các vấn đề liên quan đến an toàn thực phẩm chưa theo kịp đời sống.

Nhấn để phóng to ảnh
Cần xác định rõ nguồn gốc thực phẩm, đảm bảo các điều kiện cần thiết trước khi mua trên chợ online
Hiện nay, người bán thực phẩm online thường là cá nhân và không đăng ký kinh doanh do không thuộc đối tượng phải đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật hiện hành. Do đó, người bán có thể tự do thay đổi thông tin địa điểm kinh doanh mà người tiêu dùng không thể lường trước được.
Thông tin liên lạc cùng danh tính thực sự của người bán chưa rõ ràng và xác thực. Người tiêu dùng rất khó kiểm tra được chất lượng do sản phẩm được đơn vị giao nhận gửi đến và bao gói rất kỹ khi giao. Các sản phẩm bán qua mạng thường không kèm theo chứng từ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng và hợp pháp theo quy định pháp luật hiện hành.

Nhấn để phóng to ảnh
Để tránh rủi ro cho người tiêu dùng khi mua phải những sản phẩm không đảm bảo chất lượng, sản phẩm tồn dư hóa chất độc hại trong dịp Tết Nguyên Đán, Ban Quản lý An toàn Thực phẩm, TPHCM khuyến cáo khi mua hàng cần: Tìm hiểu kỹ các thông tin về sản phẩm thực phẩm mà mình muốn tiêu dùng về chủng loại sản phẩm (thực phẩm tươi sống, thực phẩm sơ chế hay thực phẩm đã chế biến); thành phần cấu thành nên sản phẩm, giá trị dinh dưỡng (bằng chứng khoa học về khả năng mang lại giá trị cho người sử dụng); yêu cầu về chất lượng sản phẩm theo quy định, thời điểm sản xuất, hướng dẫn sử dụng đối với từng loại sản phẩm và điều kiện bảo quản…
Ngoài ra, người tiêu dùng cần tìm hiểu kỹ về cơ sở sản xuất, kinh doanh những sản phẩm mình đang có nhu cầu mua qua các thông tin về địa điểm đăng ký kinh doanh hoặc địa chỉ cư trú của thương nhân, điện thoại, email… và có thể kiểm chứng được thông tin.
Vân Sơn/ Dân trí
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Xây dựng mạng lưới nội dung y tế chính thống, đa dạng và thiết thực
Tổng hội Y học Việt Nam, Quỹ Hỗ trợ bệnh nhân ung thư, Ngày mai tươi sáng (Bộ Y tế), nền tảng TikTok cùng Hệ sinh thái Bệnh viện đa khoa Tâm Anh và Hệ thống Trung tâm Tiêm chủng VNVC ký kết thỏa thuận hợp tác nhằm cùng nhau xây dựng mạng lưới thông tin y tế chuẩn khoa học, đáng tin cậy và dễ tiếp cận vì sức khỏe cộng đồng.

Hướng dẫn truy cập sổ sức khỏe điện tử trên VNeID
Tiện ích sổ sức khỏe điện tử (SKĐT) đã có trên ứng dụng VNeID nhằm hỗ trợ công dân trong việc khám chữa bệnh nhanh chóng và thuận tiện hơn. Vậy sổ sức khỏe điện tử VNeID là gì? Và cách sử dụng tiện ích này như thế nào.

Bộ Y tế hướng dẫn thí điểm thực hiện Sổ sức khỏe điện tử VNeID
Bộ Y tế đã ban hành Hướng dẫn thí điểm thực hiện Sổ sức khỏe điện tử phục vụ tích hợp trên ứng dụng VNeID (Sổ sức khỏe điện tử VNeID). Sổ sức khoẻ điện tử VNeID được sử dụng cho tất cả các cơ sở khám, chữa bệnh công lập và tư nhân, cả loại hình khám chữa bệnh ngoại trú, nội trú, khám chữa bệnh từ xa.

80% bệnh nhân đột quỵ đến bệnh viện khi đã quá “giờ vàng”
Đột quỵ không còn là bệnh của người già mà hiện nay, nhiều người trẻ, thậm chí trẻ em cũng bị đột quỵ. Điều đáng chú ý, khoảng 80% bệnh nhân đột quỵ tại Việt Nam được đưa đến bệnh viện đều đã quá “giờ vàng”. Nguyên nhân là do nhận thức của cộng đồng về đột quỵ chưa cao và người bệnh chưa được đưa đến đúng địa chỉ khi bị đột quỵ.

Mở rộng đối tượng tiêm vaccine phòng sởi
Tin từ Bộ Y tế cho biết độ tuổi mắc bệnh sởi đã bắt đầu có sự thay đổi. So với 3 tháng đầu năm 2025, số ca mắc giảm nhẹ ở nhóm dưới 10 tuổi và tăng ở nhóm trên 10 tuổi. Thực hiện chủ trương rà soát của Bộ Y tế, ngành y tế Thanh Hoá đã đề xuất đối tượng tiêm chiến dịch phòng, chống sởi đợt 3 cho nhóm trẻ từ 11-15 tuổi.

Bộ Y tế cảnh báo sản phẩm thuốc giả, thuốc lưu hành trái phép trên thị trường
Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa có văn bản gửi sở y tế các tỉnh, thành phố về việc cảnh báo thuốc giả, thuốc lưu hành trái phép trên thị trường sau khi đường dây sản xuất, tiêu thụ thuốc giả rất lớn bị Công an Thanh Hóa triệt phá.

Độ tuổi mắc sởi đã có thay đổi sau khi kết thúc chiến dịch tiêm vaccine
Theo Bộ Y tế, độ tuổi mắc bệnh sởi đã bắt đầu có sự thay đổi theo nhóm tuổi sau thời điểm hạn kết thúc chiến dịch tiêm vaccine phòng, chống bệnh sởi.

Chủ động xử lý ngộ độc thực phẩm tại bếp ăn tập thể trong trường học
Mới đây, tại Trường Mầm non Định Tăng, huyện Yên Định, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Thanh Hóa phối hợp với Trung tâm Y tế huyện Yên Định tổ chức diễn tập “Điều tra, xử lý ngộ độc thực phẩm xảy ra tại bếp ăn tập thể trong trường học”. Đây là hoạt động ý nghĩa, góp phần nâng cao nhận thức, kỹ năng và tính chủ động, kịp thời trong công tác phòng, chống, xử lý ngộ độc thực phẩm cho đội ngũ nhân viên y tế và cán bộ, giáo viên các nhà trường.

Tiếp tục nâng cao chất lượng công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ
Bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cán bộ là một trong những chính sách của Đảng, Nhà nước ta đối với đội ngũ cán bộ, góp phần giữ gìn và phát huy nguồn lực cán bộ, đáp ứng yêu cầu về sức khỏe để thực hiện tốt nhiệm vụ trên cương vị công tác. Nhận thức được vai trò, ý nghĩa quan trọng của công tác này, ngay khi được tiếp nhận thêm nhiệm vụ mới từ Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ cán bộ tỉnh, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa đã nhanh chóng ổn định tổ chức bộ máy, đồng thời triển khai các giải pháp để tiếp tục từng bước nâng cao chất lượng bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ.

Bộ Y tế công bố 4 loại thuốc giả mạo trong 21 sản phẩm tân dược giả bị Công an tỉnh Thanh Hóa thu giữ
Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) vừa có công văn gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cảnh báo về thuốc giả, thuốc lưu hành trái phép trên thị trường. Trong số 21 sản phẩm bị Công an tỉnh Thanh Hóa thu giữ khi triệt phá đường dây sản xuất, buôn bán thuốc tân dược giả, có 4 loại được xác định là giả mạo thuốc đã được Bộ Y tế cấp phép lưu hành, gồm: Tetracyclin, Clorocid, Pharcoter và Neo-Codion.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.