Di chuyển các hộ dân đến nơi ở an toàn – Nhiệm vụ cấp bách trong mùa mưa bão
Do ảnh hưởng của bão số 2, mưa lớn cuốn theo đất đá đã làm hư hỏng 39 nhà dân, các huyện Mường Lát, Quan Sơn, Quan Hóa, Bá Thước đã phải di dời khẩn cấp 173 hộ dân, với hơn 900 nhân khẩu. Mặc dù không thiệt hại lớn về tài sản nhưng đây là cảnh báo về nguy cơ ảnh hưởng của thiên tai đối với các hộ đang sinh sống trong vùng có nguy cơ sạt lở.
Trong đợt mưa hồi cuối tháng 7, phần đất phía sau nhà của gia đình chị Hà Thị Nguyệt bị sạt trượt vào tận móng, ngôi nhà bị nứt nhiều nơi, có thể đổ sập bất cứ lúc nào. Để bảo vệ tính mạng và tài sản, gia đình chị Nguyệt đã phải dọn đến ở nhờ nhà người thân.
Chị Hà Thị Nguyệt, Xã Trung Tiến, huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Sạt lở vào hết móng nhà tôi. Được sự hỗ trợ của chính quyền địa phương, gia đình đã di chuyển đi chỗ khác để đảm bảo an toàn".
Qua rà soát, huyện Quan Hóa hiện còn 350 hộ đang sinh sống trong vùng có nguy cơ cao bị ảnh hưởng bởi sạt lở đất đá. Đợt mưa vừa qua đã khiến 15 hộ, với hơn gần 100 khẩu phải di dời khẩn cấp. Việc bố trí sắp xếp số hộ này đến nơi ở mới an toàn đang được chính quyền huyện đặc biệt quan tâm. Ông Lữ Viết Ngâm, bản Giá, xã Phú Xuân, huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa chia sẻ: "Tình trạng sạt lở khiến gia đình tôi rất bất an. Tôi mong được Nhà nước quan tâm, cho gia đình tôi đến nơi ở mới".
Ông Hà Văn Nhất, Phó Chủ tịch UBND xã Phú Xuân, huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Xã đã xây dựng kế hoạch, triển khai và chỉ đạo các ngành chuyên môn phối hợp với các bản, tổ chức rà soát các hộ dân ở trên địa bàn xã có nguy cơ cao không đảm bảo an toàn về nhà ở; kêu gọi sự vào cuộc của các cấp, các ngành, các đoàn thể chính trị để di dời nguyên vật liệu, huy động ngày công, xây dựng nhà ở cho các hộ".
Năm 2021, UBND tỉnh Thanh Hóa đã phê duyệt "Đề án sắp xếp, ổn định dân cư khu vực có nguy cơ cao xảy ra lũ ống, lũ quét, sạt lở đất tại các huyện miền núi của tỉnh, giai đoạn 2021 - 2025", bố trí nguồn lực xây dựng các khu tái định cư theo hình thức đầu tư khẩn cấp. Tuy nhiên, đến nay vẫn còn hơn 8.500 hộ dân nằm trong vùng có nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất, trong đó hơn 4.300 hộ đang sinh sống trong vùng có nguy cơ cao. Với diễn biến khó lường của thời tiết việc di chuyển các hộ dân ở vùng có nguy cơ cao sạt lở đất đá, lũ ống, lũ quét thực sự là nhiệm vụ cấp bách đối với các cấp chính quyền.
Bà Hà Thị Nga, Phó Chủ tịch UBND huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Chúng tôi đang khẩn trương hoàn thành các khâu để sớm trình UBND tỉnh phê duyệt đầu tư các khu tái định cư, đồng thời tuyên truyền để người dân chủ động di chuyển".
Tính đến thời điểm này, Thanh Hóa đã có 17 khu tái định cư được phê duyệt, để sắp xếp ổn định cho 556 hộ có nguy cơ cao bị ảnh hưởng thiên tai, trong đó 7 khu tái định cư đã được phê duyệt, 10 khu đang trong quá trình khảo sát, lập quy hoạch và lựa chọn nhà thầu. Ngoài ra, giai đoạn 2022 – 2024, các huyện miền núi đã tuyên truyền, vận động được 131 hộ dân di chuyển khỏi nơi nguy hiểm theo hình thức tái định cư xen ghép.
Mưa lớn gây ngập cục bộ, chia cắt một số khu vực tại huyện Thạch Thành
Do ảnh hưởng cuả hoàn lưu bão số 3, tại huyện Thạch Thành, nước lũ từ thượng nguồn tỉnh Hòa Bình đổ về nhiều đã làm mực nước sông Bưởi lên nhanh, khiến một số tuyến đường, nhà dân và nhiều diện tích lúa, mía ven sông bị ngập úng cục bộ.
Sập cầu Phong Châu (Phú Thọ), cứu được 3 người bị nạn
(Chinhphu.vn) - Sáng 9/9, cầu Phong Châu nối liền huyện Tam Nông và huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ đã bị sập. Lực lượng chức năng đã cứu được 3 người bị rơi nhưng may mắn bám được ở thành cầu. Đến 12 giờ trưa nay, các cơ quan chức năng chưa xác định được số phương tiện và người rơi xuống sông ở thời điểm sập cầu Phong Châu.
Quan Hóa tập trung khắc phục hậu quả sau cơn bão số 3, ổn định đời sống Nhân dân
Từ đêm ngày 06/9 đến ngày 08/9, bão số 3 đã gây mưa lớn, gió mạnh trên địa bàn huyện Quan Hóa, gây thiệt hại tại 15 xã, thị trấn. UBND huyện đã chỉ đạo các lực lượng tại chỗ khẩn trương dọn dẹp, thống kê thiệt hại, hỗ trợ người dân ổn định cuộc sống.
Thông báo về việc tiếp tục xả lũ hồ chứa thủy điện Bá Thước 1
Công ty Cổ phần thuỷ điện Hoàng Anh Thanh Hoá thông báo về việc tiếp tục xả lũ hồ chứa thủy điện Bá Thước 1.
Thông báo về việc tiếp tục xả lũ hồ chứa thủy điện Bá Thước 2
Công ty Cổ phần thuỷ điện Hoàng Anh Thanh Hoá thông báo về việc tiếp tục xả lũ hồ chứa thủy điện Bá Thước 2.
Hỗ trợ người dân sửa chữa nhà ở, khắc phục thiệt hại do bão
Theo báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tính đến 17 giờ ngày 8/9 đã có 21 người chết (Lào Cai 6, Quảng Ninh 4, Hải Phòng 2, Hải Dương 1, Hà Nội 1, Hòa Bình 4...); một người mất tích do lũ cuốn (tại Bắc Giang); 229 người bị thương; 25 tàu thuyền các loại bị chìm; 8.017 nhà ở bị hư hỏng; 5 đoạn đường dây 500 kV, 31 đường dây 220 kV, 97 đường dây 110 kV bị sự cố và nhiều cột điện hạ thế bị gãy đổ...
Cảnh báo lũ trên sông Bưởi và trên các sông khu vực tỉnh Thanh Hoá
Theo Đài Khí tượng thuỷ văn tỉnh Thanh Hoá, hiện nay mực nước lũ ở thượng lưu sông Mã đang lên trở lại, hạ lưu sông Mã, sông Bưởi, sông Lèn đã đạt đỉnh và đang xuống chậm.
Các tuyến đường miền núi Thanh Hóa không bị ách tắc do mưa bão
Do ảnh hưởng của bão số 3, một số tuyến đường trên địa bàn các huyện miền núi của Thanh Hóa cũng bị ách tắc do sạt lở và ngập lụt.
Đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông ngày mưa, bão
Bão số 3 đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới, theo dự báo, tình trạng mưa lớn kèm theo gió mạnh vẫn diễn ra trong vài ngày tới. Bởi vậy, khi tham gia giao thông, người dân cần tuyệt đối tuân thủ một số nguyên tắc để đảm bảo an toàn.
Nhiều đình làng xuống cấp, chờ tu bổ
Đình làng là một phần hồn cốt của văn hóa truyền thống, nơi lưu giữ những giá trị tâm linh tốt đẹp, nơi cố kết cộng đồng làng xóm và cũng là nơi thể hiện lòng biết ơn của hậu thế dành cho các bậc tiền nhân trong hành trình dựng nước, lập làng ngàn năm. Thế nhưng hiện nay, trên địa bàn tỉnh Thanh hóa, nhiều đình làng đang xuống cấp nghiêm trọng, có nguy cơ đổ sập bất cứ lúc nào.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.