ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Đi lễ chùa cần lưu ý những điều này

Để việc đi lễ chùa trang nghiêm, đúng chính pháp của đạo Phật, mỗi người dân khi tới cửa chùa cần giữ tâm tịnh, y phục trang nghiêm, ý trong sáng...

22/01/2020 16:31

Đa số người dân Việt Nam có tín ngưỡng Phật giáo. Đầu năm, ngày rằm, mùng 1, đi chùa lễ Phật là một trong những nét đẹp truyền thống của nhân dân ta. 

nhung dieu can luu y khi di le chua hinh 1

Theo Thượng tọa Thích Đạo Hiển- Phó Viện trưởng Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội, chùa chiền không chỉ là nơi sinh hoạt cộng đồng mà còn là chốn trang nghiêm, linh thiêng. Thế giới cửa Phật là thế giới của sự thuần khiết, thanh tịnh. Người dân khi bước vào cửa Phật cần lưu ý những điều sau:

Giữ tâm tịnh, ý sáng, đi đứng nhẹ nhàng, y phục trang nghiêm

Đến chùa cần giữ tâm tịnh, không mang tâm cầu xin, đổi chác, không gây ồn ào, không nói to. Nếu là Phật tử quy y Tam bảo thì nên mặc áo tràng, áo dài. Nếu là người dân bình thường có tín ngưỡng với Phật giáo thì nên ăn mặc kín đáo, đẹp đẽ để tỏ lòng cung kính với các bậc linh thiêng ở chùa là Phật, là Thánh. 

Phật dạy, an hay không an tất cả do tâm mình nên trước cửa Phật mình cầu gì thì cũng chỉ cầu trong lòng, không nên khấn vái ầm ĩ, mà chỉ nên tâm thành, có khấn gì thì chỉ cần khởi niệm trong tâm.

Lễ nghi cúng Phật

Việc đi chùa lễ Phật là tùy tâm, không có một quy định nào bắt buộc người dân đến chùa phải sắm lễ như thế nào. Đến chùa quan trọng nhất là thành tâm chứ không phải là việc sắm lễ.

Ngày nay, vào mùa lễ hội, có những ngày có hàng nghìn hàng vạn người đến chùa, nếu ai cũng mang một lễ đến thì không có bàn thờ nào bày được hết. Cho nên đến chùa tùy tâm, miễn rằng người dân thành tâm và gửi ít tiền nhang dầu, lễ nghi cho nhà chùa để sắm lễ quanh năm, điều ấy lại càng quý hơn. 

Cúng Phật là cúng hương hoa đăng trà quả thực. Tại chùa của Phật giáo phía Bắc có một số tín ngưỡng pha tạp, ví dụ thờ thần, thờ thánh mẫu, thờ đức ông... Tuy nhiên, tín đồ Phật giáo cũng không nên dâng lễ mặn trong chùa. Chúng ta nên tôn trọng các quy định của cơ sở tôn giáo ở đó, chỉ nên dâng cúng lễ nghi thanh tịnh, trang nghiêm.

Người dân đến chùa dâng lễ nếu nhà chùa có các tăng ni, các Phật tử chấp tác ở đó thì nên theo sự hướng dẫn của nhà chùa để việc dâng lễ được trang nghiêm. Chùa nào cũng có ban khánh tiết, có lọ hoa, có khay lễ để dâng lễ, không nên tự tiện bày đặt lễ, cắm hoa bừa bãi. 

nhung dieu can luu y khi di le chua hinh 2

Cúng lễ ở ban nào trước

Việc này có nhiều quan điểm khác nhau. Các chùa đại thừa ở phía Bắc đều có ban đức ông. Có quan điểm cho rằng phải lễ ở ban đức ông trước. Theo Thượng tọa Thích Đạo Hiển, quan điểm này không đúng bởi đối tượng thờ chính tại chùa là thập phương chư Phật, chư Bồ tát, chư hiền thánh tăng và các bậc tổ sư. Nơi thờ chính ở chùa là chính điện tức là Tam bảo, tín đồ vào chùa về mặt nguyên tắc phải dâng lễ ở Tam bảo trước.

Nếu đã đến chùa, thì trước tiên người dân nên đến nơi quan trọng nhất là nơi thờ Phật, dâng lễ tại Tam bảo. Còn có thời gian, chúng ta có thể đi lễ các ban như ban đức ông, ban đức thánh hiền, ban thờ Tổ sư, La Hán...

Công đức thế nào là đúng cách

Nhân dân ta vẫn có truyền thống công đức hay còn gọi là cúng dường tiền phước sương, tiền giọt dầu khi đi chùa. Việc mọi người cúng dường Tam bảo là để làm phúc, để nhà chùa dùng tiền ấy vào công tác trùng tu, xây dựng, mua hương hoa cúng Phật thậm chí để duy trì sinh hoạt của tăng đoàn, tăng chúng...

Chúng ta có thể có một ly một lai người nhiều kẻ ít tùy tâm, cho vào hòm công đức để nhà chùa dùng vào việc tích phúc tu hành, hương đăng cúng Phật. 

Nếu như chúng ta có phát tâm thì tốt nhất là cho vào hòm công đức. Còn nếu chúng ta cúng dường vì mục đích riêng để xây dựng hay làm công việc Phật sự nào đó thì nhà chùa có vị trụ trì, có tăng ni, có ban tiếp lễ, chúng ta gặp bộ phận ấy để có người ghi nhận đầy đủ.

Không rải tiền lẻ khắp nơi

Hiện nay, có một thực tế là các tín đồ Phật tử và nhân dân đến mùa lễ hội đến cửa chùa lại đổi tiền chẵn ra tiền lẻ, rải khắp các ban thờ, thậm chí có nhiều người nhét thẳng vào bàn tay Phật, vứt tiền ở gốc cây, vứt xuống giếng...

nhung dieu can luu y khi di le chua hinh 3
Rải tiền lẻ lên các ban thờ là hành động sai lầm.

Đấy là hành động thiếu hiểu biết về việc cúng dường Tam bảo theo truyền thống Phật giáo và xét về mặt thế tục đó như một sự hối lộ Phật, Thánh, không đúng với chuẩn mực văn hóa. Xét về mặt mỹ quan, hành động này làm mất sự trang nghiêm, mất sự thành kính, sai giáo lý của đạo Phật.

Không thắp hương tùy tiện

Thông thường chúng ta đi chùa lễ Phật ai cũng muốn thắp một nén hương, điều này cũng đúng với phong tục truyền thống, đúng với tâm lý của mọi người, nén hương ấy tỏ lòng thành kính với Phật giáo. Tuy nhiên nếu như hàng vạn người đi chùa mà chỉ cần mỗi người một nén hương thôi thì cũng không có Phật, Thánh nào chịu được cả.

Vào mùa lễ hội thì nhà chùa đã có hương vòng cắm rồi, nếu buộc lòng phải thắp hương thì nên cắm vào bát hương cộng đồng ở ngoài sân, không nhất thiết phải cắm hương ở chính điện. Hiện nay, hương được sản xuất bằng nhiều nguyên vật liệu khác nhau không bảo đảm thuần túy như hương trầm thuở xưa, hương tẩm hóa chất có thể ảnh hưởng đến sức khỏe mọi người.

"Mình đến lễ Phật chỉ 5 phút thôi nhưng người nhà chùa cả đời ở đấy rất ảnh hưởng sức khỏe. Thứ hai là khi người này vừa cắm lên, để tạo điều kiện cho người khác cắm thì ban tổ chức lễ hội sẽ phải rút ra ngay, thứ ba là ảnh hưởng đến vệ sinh môi trường, thứ tư  là gây ám khói tượng Phật, tượng Thánh, các đồ thờ trong chùa xuống cấp. Nếu nhà chùa thắp hương rồi thì chúng ta chỉ cần chắp tay thành kính lễ Phật là đủ rồi", Thượng tọa Thích Đạo Hiển chia sẻ.

Theo VOV


Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Sầm Sơn ngày mới

Sầm Sơn ngày mới

21:50 , 26/04/2024

Những năm gần đây, thành phố biển Sầm Sơn đang dần trở thành điểm đến hấp dẫn trên bản đồ du lịch Việt Nam nhờ sự đầu tư của các Tập đoàn lớn. Đặc biệt, năm 2024, với sự góp mặt của một số sản phẩm du lịch mới cùng với các dự án đã đi vào hoạt động, du lịch Sầm Sơn hứa hẹn đem lại những trải nghiệm mới cho du khách.

Truyền hình trực tiếp Khai mạc Lễ hội du lịch biển 2024 "Nghi Sơn biển ngọc - Khát vọng vươn xa"

Truyền hình trực tiếp Khai mạc Lễ hội du lịch biển 2024 "Nghi Sơn biển ngọc - Khát vọng vươn xa"

20:16 , 26/04/2024

Chương trình được truyền hình trực tiếp trên sóng TTV - Đài PTTH Thanh Hóa lúc 20h10 ngày 26/4/2024

Để Sầm Sơn bốn mùa biển hát

Để Sầm Sơn bốn mùa biển hát

17:00 , 26/04/2024

Từ xa xưa, Sầm Sơn đã nổi danh bởi cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, là nơi "hội sơn, tụ thủy" và là nơi nghỉ mát lý tưởng cho mục tiêu phục hồi sức khỏe. Trải qua chiều dài lịch sử, Sầm Sơn vẫn chỉ thu hút khách du lịch vào mùa hè, chưa xứng tầm với những gì thiên nhiên đã ban tặng.

Du lịch Thanh Hóa những sắc màu rực rỡ

Du lịch Thanh Hóa những sắc màu rực rỡ

13:37 , 26/04/2024

Là vùng đất “địa linh nhân kiệt”, quê hương của “Tam vương, nhị chúa”, của văn hiến và khoa bảng, suốt chiều dài lịch sử phát triển của dân tộc Việt Nam, Thanh Hóa là nơi có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng, có những đóng góp mang dấu ấn lịch sử to lớn trong công cuộc đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc. Hiếm có nơi nào trên dải đất hình chữ S hội tụ được nhiều giá trị hòa quyện mang tính huyền thoại giữa cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, hùng vĩ với truyền thống văn hóa, lịch sử như xứ Thanh.

Các khu, điểm du lịch miền núi Thanh Hóa sẵn sàng đón khách du lịch trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Các khu, điểm du lịch miền núi Thanh Hóa sẵn sàng đón khách du lịch trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

08:10 , 26/04/2024

Kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm nay kéo dài 5 ngày là cao điểm để các địa phương đón lượng lớn khách du lịch và mở đầu cho mùa du lịch hè 2024. Đến thời điểm này, các huyện miền núi trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã chỉ đạo các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch chuẩn bị đầy đủ mọi điều kiện về cơ sở vật chất, nhân lực để đón tiếp và phục vụ du khách trong và ngoài tỉnh.

Huyện Bá Thước bảo tồn văn hóa, làng nghề gắn với phát triển du lịch

Huyện Bá Thước bảo tồn văn hóa, làng nghề gắn với phát triển du lịch

07:39 , 26/04/2024

Để thực hiện có hiệu quả chương trình phát triển du lịch mà Nghị quyết đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXIII đã đề ra, huyện Bá Thước xác định việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa và làng nghề gắn với phát triển du lịch là một trong những giải pháp quan trọng. Chính vì vậy, năm 2021, Ủy ban Nhân dân huyện đã xây dựng và ban hành Kế hoạch số 129 năm 2021 về phát triển du lịch gắn với phát huy các giá trị văn hóa trên địa bàn huyện Bá Thước giai đoạn 2021 - 2025 và những năm tiếp theo.

Phát động chương trình kích cầu du lịch trên cả nước

Phát động chương trình kích cầu du lịch trên cả nước

07:00 , 26/04/2024

Bộ Văn hoá - Thể thao & Du lịch vừa ban hành văn bản số 1654 gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc triển khai hoạt động kích cầu du lịch nội địa năm 2024.

Bức tranh Panorama - Tái hiện sinh động, hào hùng chiến dịch Điện Biên Phủ

Bức tranh Panorama - Tái hiện sinh động, hào hùng chiến dịch Điện Biên Phủ

06:40 , 26/04/2024

Bức tranh Panorama được xây dựng tại Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ là bức tranh cỡ cực đại, tái hiện toàn bộ chiến dịch Điện Biên Phủ mang nhiều giá trị, đặc biệt là giá trị lịch sử và giá trị văn hóa. Bức tranh không chỉ giúp người xem cảm nhận sâu sắc hơn về Chiến dịch Điện Biên Phủ, mà còn là địa chỉ đỏ để giáo dục truyền thống cách mạng, tinh thần yêu nước, tự hào dân tộc cho các thế hệ, là điểm đến không thể bỏ qua đối với mỗi du khách khi đến với tỉnh Điện Biên.

Chung kết Liên hoan tiếng hát Giai điệu quê hương 
“Thiệu Hóa - Âm vang Trống đồng”

Chung kết Liên hoan tiếng hát Giai điệu quê hương “Thiệu Hóa - Âm vang Trống đồng”

23:04 , 25/04/2024

Nằm trong chuỗi các hoạt động nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, 702 năm ngày mất Nhà sử học Lê Văn Hưu, chào mừng Ngày Giải phóng miền Nam 30/4 và Quốc tế Lao động 1/5, huyện Thiệu Hoá vừa tổ chức Liên hoan tiếng hát Giai điệu quê hương “Thiệu Hóa - Âm vang Trống đồng”.

Gấp rút chuẩn bị cho Tuần văn hóa thành phố Hội An – thành phố Thanh Hóa năm 2024

Gấp rút chuẩn bị cho Tuần văn hóa thành phố Hội An – thành phố Thanh Hóa năm 2024

20:12 , 25/04/2024

Kỷ niệm 63 năm kết nghĩa thành phố Thanh Hóa – thành phố Hội An, trong các ngày từ 26/4 đến ngày 1/5, Thành ủy và UBND Thành phố Thanh Hóa sẽ tổ chức “Tuần văn hóa thành phố Hội An - thành phố Thanh Hóa” năm 2024. Cho đến thời điểm này, công tác chuẩn bị cho sự kiện ý nghĩa đã cơ bản hoàn tất.