Dịch cúm gia tăng, nhiều bệnh viện hết sạch thuốc Tamiflu
Đã có hai bệnh viện có văn bản gửi Cục Quản lý Dược, thông báo hết thuốc Tamiflu điều trị cúm và cần vay thuốc từ nguồn dự phòng của Bộ Y tế.
Ngày 18-12, Cục Quản lý dược có văn bản gửi Công ty cổ phần dược liệu T.Ư 2, yêu cầu khẩn trương thực hiện các thủ tục cần thiết để nhập khẩu thuốc Tamiflu 75 mg phục vụ điều trị dịch cúm.
Theo Cục Quản lý Dược, hôm 12-12 vừa qua, Cục đã nhận được văn bản của Sở Y tế TP.HCM, và ngày 12-12 nhận được đề nghị của Bệnh viện Nhi T.Ư thông báo đã hết thuốc Tamiflu trong khi bệnh cúm gia tăng, đề nghị được vay thuốc từ nguồn dự trữ phòng chống dịch của Bộ Y tế.
Trong đó, Sở Y tế TP.HCM thông báo nhà nhập khẩu không tiếp tục ký hợp đồng và không cung cấp thuốc cho bệnh viện, Bệnh viện Nhi T.Ư thông báo bệnh viện đang hết thuốc Tamiflu, không có khả năng cung ứng thuốc cho người bệnh.
Cùng ngày, Cục trưởng Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) Vũ Tuấn Cường cũng có văn bản khẩn gửi Sở Y tế và các bệnh viện, đề nghị các bệnh viện liên hệ với đầu mối nhập khẩu thuốc, chủ đồng nguồn thuốc điều trị cho người bệnh, tăng cường kiểm tra xử lý trường hợp găm giữ thuốc để bán với giá cao.
Trường hợp doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu hết thuốc, cần lập ngay hồ sơ để Cục Quản lý Dược giải quyết theo quy trình thẩm định nhanh, đảm bảo có thuốc đáp ứng nhu cầu cấp bách phòng chống dịch bệnh.
Hiện tại Việt Nam có 6 loại thuốc chứa hoạt chất Oseltamivir Phosphate 75 mg điều trị bệnh cúm do Italy, Pháp và Ấn Độ sản xuất, tên thương mại của biệt dược gốc là Tamiflu đang có visa lưu hành.
Trước đó, trong thời gian khoảng hơn một tuần gần đây, do dịch cúm gia tăng nhưng bệnh viện hết thuốc Tamiflu, giá thuốc ngoài thị trường đã nhảy múa liên tục, tăng gấp 3-4 lần so với thông thường, có nơi bán với giá 1,3-1,5 triệu đồng/hộp.
Tại Bệnh viện Nhi T.Ư, do kho thuốc còn rất ít Tamiflu nên bệnh viện hạn chế chỉ định, chỉ các bệnh nhi cúm có biến chứng mới chỉ định dùng thuốc này.
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm
Viêm màng não mô cầu - 1 trong 6 căn bệnh truyền nhiễm có tỷ lệ tử vong cao nhất
Theo thống kê của Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, tỷ lệ mắc bệnh viêm màng não mô cầu ở Việt Nam lên đến khoảng 2,3/100.000 dân. Đây là một trong 6 căn bệnh truyền nhiễm có tỷ lệ tử vong cao nhất.
Bộ Y tế: Việt Nam chưa ghi nhận trường hợp bệnh nhân thừa i-ốt
Trước ý kiến cho rằng quy định toàn dân sử dụng muối i-ốt tại Việt Nam sẽ dẫn đến nguy cơ cường giáp hoặc bệnh lý khác cho người thừa i-ốt, Bộ Y tế khẳng định đây là quan niệm sai lầm. Bộ Y tế nhấn mạnh bắt buộc tăng cường vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm, yêu cầu muối chế biến thực phẩm phải tăng cường i-ốt là phù hợp với khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và kinh nghiệm của quốc tế về phòng, chống thiếu vi chất dinh dưỡng.
Tăng cường khả năng tiếp cận các dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe của người nghèo
Với mong muốn ngày càng có nhiều người dân được chăm sóc sức khoẻ toàn diện, năm 2023, tỉnh Thanh Hoá đã tặng gần 35.000 thẻ Bảo hiểm y tế cho người nghèo.
Thanh Hóa phát triển hệ thống y tế chất lượng và hiệu quả
Từ đầu năm đến nay, ngành Y tế Thanh Hóa đã hoàn thành tốt các chỉ tiêu về bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe Nhân dân. Với mục tiêu hướng tới nền y tế công bằng, hiệu quả, ngành y tế Thanh Hóa đã phối hợp với các địa phương quan tâm phát triển y tế cơ sở.
Phòng chống các bệnh hô hấp cho trẻ nhỏ vào mùa lạnh
Thời tiết giao mùa, độ ẩm trong không khí giảm thấp, trẻ nhỏ rất dễ mắc các bệnh về hô hấp. Tình trạng này tái phát liên tục không chỉ khiến trẻ mệt mỏi mà còn gây ra những biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Vậy nguyên nhân gây ra các bệnh lý về hô hấp là gì? Và làm cách nào để phòng tránh viêm đường hô hấp ở trẻ nhỏ? Chúng tôi đã có cuộc phỏng vấn với Tiến sĩ, Bác sĩ Quan Thế Dân, Phó giám đốc Bệnh viện Đa khoa Trí Đức Thành. Mời quý vị và các bạn cùng theo dõi.
Việt Nam đứng thứ 5 trong số 10 quốc gia có tỷ lệ tử vong do ung thư gan cao nhất
Theo thống kê, Việt Nam hiện đứng thứ 5 trong số 10 quốc gia có tỷ lệ tử vong do ung thư gan cao nhất trên toàn cầu, với tỷ lệ tử vong do ung thư gan là 23/100.000 dân.
Khám sàng lọc bệnh lao, lao tiềm ẩn cho cán bộ, chiến sĩ và can, phạm nhân
Ngày 06/11, Trại tạm giam Công an tỉnh Thanh Hóa đã phối hợp với Bệnh viện Phổi tỉnh Thanh Hóa triển khai khám, sàng lọc phát hiện sớm bệnh lao, lao tiềm ẩn cho cán bộ, chiến sĩ đang công tác và người bị tạm giữ, tạm giam, phạm nhân đang bị giam, giữ, cải tạo tại Trại tạm giam.
Hộ gia đình tại Việt Nam dùng muối i-ốt chỉ 27%, thấp hơn 3 lần khuyến cáo của WHO
Báo cáo của Mạng lưới toàn cầu về phòng chống các rối loạn do thiếu i-ốt cho thấy: Việt Nam đang nằm trong nhóm 26 nước còn lại trên thế giới bị thiếu i-ốt.
Ứng dụng khoa học công nghệ trong phát hiện và điều trị bệnh tan máu bẩm sinh
Bệnh tan máu bẩm sinh hay Thalassemia là căn bệnh phổ biến nhất trong các bệnh về máu mà chưa có thuốc đặc trị, ước tính mỗi năm Việt Nam phải chi đến hàng ngàn tỷ đồng và hàng triệu đơn vị máu an toàn để điều trị tối thiểu cho các bệnh nhân mang gen bệnh tan máu bẩm sinh. Hiện nay, ngành y tế đã áp dụng nhiều tiến bộ khoa học, kỹ thuật, thiết bị máy móc hiện đại để phát hiện sớm, phòng ngừa và điều trị bệnh Thalassemia hiệu quả.
Đầu tư thiết bị hiện đại, nâng cao năng lực khám và điều trị bệnh
Trong xã hội hiện đại, khoa học công nghệ ngày càng thể hiện rõ vai trò của mình đối với sự phát triển của đất nước. Đối với ngành y, một ngành khoa học có vai trò, nhiệm vụ đặc biệt cao cả, đó là chăm sóc sức khỏe cho người dân thì việc áp dụng khoa học công nghệ trong khám và điều trị cho bệnh nhân càng đóng vai trò quan trọng.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.