Điểm danh 10 loại vũ khí mạnh mẽ nhất của NATO
Suốt 70 năm qua, NATO ngày càng cải tiến về vũ khí nhằm chống lại các thách thức từ bên ngoài. Dưới đây là 10 loại vũ khí mạnh mẽ nhất của liên minh này.
F-35 Lightning II là chiến đấu cơ tàng hình thế hệ thứ 5 của Mỹ. Một số quốc gia thành viên trong NATO đều coi tiêm kích F-35 là một sự nhảy vọt về khả năng chiến đấu khi có thể thực hiện các nhiệm vụ như yểm trợ trên không, ném bom chiến thuật và không chiến.
Tiêm kích "cuồng phong" Eurofighter Typhoon là chiến đấu cơ đa nhiệm được thiết kể bởi một số quốc gia NATO như Anh, Đức, Italy và Tây Ban Nha. Tiêm kích này có khả năng chiếm ưu thế trên không, tấn công mặt đất, trinh sát và bảo vệ không phận. Các nhà quan sát nhận định Typhoon có thể so sánh với các phiên bản Flanker của Nga, hay còn được gọi là Su-35.
Các máy bay ném bom cũng nằm trong danh sách các loại vũ khí mạnh nhất của NATO. Theo trang Military.com, từ khi Nga sáp nhập Crimea năm 2014, các máy bay ném bom của Mỹ đã luân phiên hoạt động ở châu Âu. Cũng vào năm đó, Lầu Năm Góc đã cử 2 máy bay ném bom B-2 Spirit và 3 máy bay B-52 tới châu Âu để huấn luyện. B-1B Lancer cũng là loại máy bay ném bom Mỹ và các đồng minh NATO thường sử dụng.
Đối mặt với các mối đe dọa từ các loại vũ khí dưới đại dương, NATO nhanh chóng tăng cường khả năng truy tìm và theo sát các tàu ngầm hạt nhân của kẻ thù cả trên và dưới mặt nước. Trong số đó, máy bay tuần tra P-8A Poseidon của Hải quân Mỹ được cho là "sát thủ săn tàu ngầm" hiệu quả nhất.
Một biện pháp tăng khả năng chống tàu ngầm hiệu quả mà nhiều nước NATO thực hiện là sử dụng các tàu khu trục. Các tàu này có thiết bị phát hiện tàu ngầm ở những độ sâu khác nhau. Theo Bryan Clark, chuyên gia tại Trung tâm Chiến lược và Đánh giá ngân sách, các nước NATO, đặc biệt là Italy, Pháp, Tây Ban Nha, Na Uy và Đan Mạch đều sở hữu các tàu khu trục với khả năng phát hiện tàu ngầm hiệu quả.
Trực thăng tấn công AH-64 Apache có thể mang theo 16 tên lửa Hellfire cùng lúc với mỗi tên lửa đều có khả năng phá hủy các loại xe bọc thép của kẻ thù.
Xe tăng chiến đấu Leopard 2 của Đức nổi tiếng là loại vũ khí "không thể phá hủy". Trong khi Leopard 2 là một phần quan trọng trong lực lượng tăng thiết giáp của NATO với khả năng tác chiến hiệu quả bất ngờ trong cuộc chiến chống IS ở Syria thì loại xe tăng này còn được coi là một trong những xe tăng hàng đầu của liên minh NATO, cùng với M1 Abrams của Mỹ và Challenger 2 của Anh.
Patriot là hệ thống phòng thủ tên lửa hiệu quả hiện được sử dụng khắp thế giới, trong đó gồm cả các thành viên NATO.
Tàu ngầm lớp Virginia chạy bằng năng lượng hạt nhân nằm trong số những tàu ngầm có sức hủy diệt lớn nhất thế giới. Những tàu ngầm này "thực sự hữu ích để tiến hành các cuộc tấn công tên lửa hành trình nhằm chống lại hệ thống phòng không của Nga", chuyên gia Bryan Clark nhận định.
Tàu sân bay lớp Nimitz của Mỹ, chạy bằng năng lượng hạt nhân, nằm trong số những tàu sân bay lớn nhất thế giới. Các tàu sân bay cũng là loại vũ khí mạnh mẽ mà một số quốc gia châu Âu như Anh, Pháp đang sở hữu. Chuyên gia Clark nhận định trên Business Insider rằng việc Mỹ đưa các tàu sân bay tới Bắc Đại Tây Dương nhằm thể hiện cho Nga thấy rằng Mỹ có thể điều các tàu sân bay đến khu vực này và có thể tiến hành các cuộc tấn công trên biển Baltic mà không có nhiều trở ngại.
Theo Kiều Anh/VOV.VN (Nguồn ảnh: Business Insider)
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm
Đối thoại chiến lược răn đe mở rộng giữa Nhật và Mỹ tại Tokyo kết thúc
Sau 3 ngày làm việc tại Tokyo, Nhật Bản, ngày 12/12, Bộ Ngoại giao Nhật Bản cho biết diễn đàn về chiến lược hợp tác an ninh - quốc phòng giữa Nhật Bản và Mỹ, với tên gọi “Đối thoại chiến lược răn đe mở rộng”, đã bế mạc.
Ngân hàng Trung ương châu Âu tiếp tục nới lỏng chính sách tiền tệ
Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) ngày 12/12 đã quyết định hạ lãi suất tiền gửi lần thứ tư trong năm nay đồng thời để ngỏ khả năng nới lỏng hơn nữa vào năm 2025. Quyết định này được đưa ra trong bối cảnh nền kinh tế khu vực đồng euro đang chịu áp lực từ những bất ổn chính trị và nguy cơ leo thang căng thẳng thương mại với Mỹ.
Thủ lĩnh đảng đối lập Hàn Quốc kêu gọi đảng cầm quyền ủng hộ luận tội Tổng thống Yoon Suk-yeol
Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol đang đối mặt với sức ép ngày càng gia tăng. Sáng 13/12 lãnh đạo đảng Dân chủ (DP) đối lập chính tiếp tục kêu gọi các nghị sĩ bỏ phiếu luận tội Tổng thống lần thứ 2. Cùng ngày, Quốc hội Hàn Quốc cũng tổ chức phiên họp để chất vấn thành viên nội các về việc ban bố thiết quân luật.
Tổng thư ký NATO kêu gọi tăng cường chi quốc phòng
Ngày 12/12 Tổng thư ký NATO Mark Rutte đã kêu gọi các nước thành viên NATO tăng chi tiêu quốc phòng trên mức 2% hiện nay để củng cố năng lực quân sự và tránh nguy cơ phải bước vào một cuộc xung đột lớn, tiềm tàng trong tương lai.
Syria: Hoạt động của Quốc hội tạm đình chỉ trong thời gian chuyển giao quyền lực
Chính phủ chuyển tiếp Syria ngày 12/12 cho biết hoạt động của Quốc hội và việc thực hiện các quy định theo Hiến pháp của đất nước sẽ bị tạm đình chỉ trong thời gian chuyển giao quyền lực kéo dài 3 tháng.
Bulgaria, Romania trở thành thành viên chính thức khối Schengen
Ngày 12/12, các bộ trưởng nội vụ EU đã chấp thuận cho Bulgaria và Romania trở thành thành viên chính thức trong Khu vực Schengen. Hungary, quốc gia giữ chức chủ tịch luân phiên của Liên minh châu Âu, tuyên bố kể từ ngày 1/1/2025, các biện pháp kiểm soát biên giới đất liền nội bộ của EU với Bulgaria và Romania sẽ được dỡ bỏ. Đây là chiến thắng to lớn cho Bulgaria, Romania và toàn châu Âu. Bước đi này không chỉ củng cố khu vực Schengen mà còn thúc đẩy phát triển thêm thị trường nội khối, tăng cường các hoạt động du lịch, thương mại.
Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump công bố chính sách khi nhậm chức
Trong cuộc phỏng vấn độc quyền mới đây của NBC News, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã công bố những thay đổi quan trọng sẽ thực hiện ngay sau khi nhậm chức vào ngày 20/1/2025 tới. Đây là cuộc phỏng vấn với truyền hình đầu tiên sau bầu cử của ông Trump, diễn ra ở Manhattan, nơi ông dành hơn một giờ để nói về các kế hoạch chính sách mà người dân Mỹ có thể mong đợi trong nhiệm kỳ "2.0" của ông.
Mỹ, Israel ồ ạt không kích mục tiêu tại Syria sau chính biến
Với các mục đích khác nhau, quân đội Mỹ và Israel đã thực hiện hàng loạt cuộc không kích tại Syria, sau khi lực lượng nổi dậy lật đổ chính quyền của Tổng thống Bashar al-Assad.
Hàn Quốc: Tổng thống vẫn nắm quyền kiểm soát lực lượng vũ trang nhưng bị cấm xuất cảnh để phục vụ công tác điều tra
Ngày 9/12, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Hàn Quốc cho biết, Tổng thống Yoon Suk Yeol vẫn là Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang. Ngoài ra bộ trên xác nhận, quyền kiểm soát lực lượng quân sự của nước này hiện nằm trong tay Tổng thống Yoon Suk Yeol.
Liên hợp quốc kêu gọi hành động để giúp đỡ người dân Gaza
Ngày 1/12, theo thông báo của Cơ quan Liên hợp quốc (LHQ) về người tị nạn Palestine (UNRWA), hiện có trên 415.000 người dân Gaza di tản đang trú ẩn tại các trường học của cơ quan này. UNRWA cũng cho biết, hàng trăm nghìn người khác đang phải sống trong điều kiện tồi tệ hơn tại những nơi trú ẩn tạm thời.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.