Điểm danh những gương mặt mới trong biến động nhân sự tại VEAM
Thay phó chủ tịch, bãi nhiệm tổng giám đốc, bổ sung 2 chức danh phó tổng, kể từ 1/9 tới, Tổng công ty có lợi nhuận lớn thứ 3 ngành Công Thương - VEAM sẽ lần đầu tiên chứng kiến sự thay đổi loạt nhân sự chủ chốt trong gần 30 năm, kể từ ngày thành lập.

VEAM đã thay đổi loạt nhân sự chủ chốt trước IPO (Ảnh minh họa)
Cụ thể, theo Nghị quyết của HĐQT Tổng công ty Máy Động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam (VEAM), kể từ ngày 8/8/2018 ông Trần Ngọc Hà đã tạm dừng nhiệm vụ điều hành với chức danh Tổng giám đốc. Thay vào đó, ông Ngô Văn Tuyển, một Phó tổng giám đốc của VEAM đảm nhận chiếc ghế nóng và là người đại diện pháp luật của VEAM trong thời gian ở vị trí đứng đầu ban điều hành Tổng công ty.
Ông Ngô Văn Tuyển (58 tuổi) công tác tại VEAM ở vị trí Phó Tổng giám đốc từ năm 2010 tới nay. Ông là thành viên HĐQT kiêm người đại diện vốn góp (17%) VEAM, đồng thời cũng đang đảm nhiệm vị trí thành viên HĐTV của Công ty TNHH Honda Việt Nam. Trước khi làm viêc tại VEAM, ông Tuyển cũng đã có thời gian làm Giám đốc Công ty Diesel Sông Công, Phó Tổng giám đốc Công ty Ford Việt Nam.
Cùng với ông Tuyển, VEAM công bố ra mắt nhân sự mới Phó Tổng giám đốc Lê Đức Doanh. Trước khi được bổ nhiệm làm Phó Tổng giám đốc, ông Danh làm Trưởng phòng của VEAM.
Cũng theo Nghị quyết của VEAM, hai vị trí chủ trốt khác tại công ty thanh viên Honda Việt Nam (HVN) cũng có sự thay đổi. Cụ thể, kể từ ngày 1/9/2018, ông Vũ Quang Tâm, thành viên HĐQT của VEAM sẽ thôi chức Phó chủ tịch HĐTV, người đại diện vốn của VEAM tại Công ty Honda Việt Nam.
Theo đó, kể từ ngày 1/9/2019, ông Lê Hữu Phúc, thành viên HĐTV của VEAM được cử có thời hạn là thành viên HĐTV của Công ty này. Ông Phúc sẽ là người đại diện vốn của VEAM và kiêm giữ chức Phó Tổng giám đốc của HVN.
Trước khi làm phó tổng giám đốc của HVN, ông Lê Hữu Phúc là Phó Vụ trưởng, hàm Vụ trưởng Vụ thị trường châu Âu - châu Mỹ
Gần 88,5% vốn VEAM hiện do Bộ Công Thương sở hữu. Đây cũng là doanh nghiệp trực thuộc Bộ Công Thương có lợi nhuận lớn thứ 3, chỉ sau hai doanh nghiệp ngành bia là Sabeco và Habeco.
Dự kiến vào ngày 31/8 tới đây, VEAM sẽ chi trả cổ tức năm 2017 cho các cổ đông. Với tỷ lệ 3,8%, Tổng công ty sẽ chi trả gần 492 tỷ đồng, riêng Bộ Công Thương nhận về 435 tỷ đồng. Danh sách cổ đông đã được chốt vào ngày 9/8.
Để thuận lợi cho việc triển khai thực hiện nhiệm vụ của Ban chỉ đạo về việc thoái vốn Nhà nước tại VEAM và MIE, Tổng công ty này cũng đề xuất bổ sung ông Ngô Văn Tuyển làm thành viên Ban chỉ đạo và Tổ giúp việc thực hiện thoái vốn Nhà nước. Vị trí này trước đó do ông Trần Ngọc Hà đảm trách.
H.Anh/ Dân trí
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Những chính sách kinh tế mới có hiệu lực từ 1/7
Từ hôm nay 1/7, nhiều Luật, Nghị định, Thông tư và chính sách pháp luật mới trong các lĩnh vực trọng yếu như thuế, thương mại điện tử, tín dụng nông nghiệp… sẽ chính thức có hiệu lực, tạo hành lang pháp lý mới cho hoạt động sản xuất - kinh doanh và quản lý nhà nước.

Đảng bộ Công ty Điện lực Thanh Hoá: Dấu ấn nhiệm kỳ 2020 - 2025
2020 - 2025 là một nhiệm kỳ đầy biến động và đặt ra nhiều thách thức đối với ngành điện nói chung, Công ty điện lực Thanh Hóa nói riêng. Song, Đảng bộ Công ty Điện lực Thanh Hoá đã đưa ra quyết tâm chính trị cao, lãnh đạo công ty vượt qua mọi khó khăn thử thách, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao, luôn vinh dự đứng trong hàng ngũ những doanh nghiệp tiêu biểu của tỉnh Thanh Hóa và trong nhóm các đơn vị xuất sắc dẫn đầu trong Tổng Công ty Điện lực miền Bắc.

Ngành dệt may Thanh Hóa nỗ lực duy trì đà tăng trưởng
6 tháng đầu năm nay, thị trường dệt may có sự biến động, ảnh hưởng từ những thay đổi trong các chính sách thuế quan của Mỹ. Mặc dù vậy, các doanh nghiệp dệt may trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã có những biện pháp linh hoạt nhằm ổn định sản xuất và duy trì đà tăng trưởng.

60% doanh nghiệp lạc quan về triển vọng kinh doanh
Kết quả nghiên cứu triển vọng doanh nghiệp năm 2025 do Ngân hàng UOB Việt Nam vừa công bố cho thấy, 60% doanh nghiệp Việt Nam vẫn lạc quan về triển vọng trong năm tới và 46% cho biết đã lên kế hoạch mở rộng hoạt động ra thị trường quốc tế.

Từ 1/7, sàn thương mại điện tử nộp thuế thay người bán
Theo Nghị định 117 của Chính phủ, từ 1/7, sàn thương mại điện tử, nền tảng số sẽ khấu trừ, nộp thuế giá trị gia tăng và thu nhập cá nhân thay cho người bán trên sàn, bao gồm người bán trong nước và nước ngoài.

Nguồn vốn tập trung cho vay các lĩnh vực ưu tiên
Trên 96 nghìn tỷ đồng là dư nợ tín dụng dành cho các lĩnh vực ưu tiên trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa từ đầu năm đến nay, tăng 20% so với cùng kỳ. Con số này cho thấy những nỗ lực của ngành ngân hàng trong triển khai các giải pháp để hỗ trợ khơi thông, hướng dòng vốn tín dụng vào khu vực sản xuất, kinh doanh và sức khỏe của các doanh nghiệp đã có sự cải thiện tốt.

Thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm gỗ sang các thị trường
6 tháng đầu năm, các doanh nghiệp gỗ đã đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ, Nhật Bản và Trung Quốc, trong đó xuất khẩu sang Nhật tăng mạnh hơn 20%. Tuy nhiên, ngành gỗ vẫn đối mặt với nhiều thách thức về nguồn cung nguyên liệu lớn và yêu cầu truy xuất nguồn gốc hợp pháp. Đặc biệt, nguy cơ áp thuế từ Hoa Kỳ đang đe dọa mục tiêu xuất khẩu 18 tỷ USD của ngành gỗ Việt Nam trong năm nay.

60% doanh nghiệp lạc quan về triển vọng kinh doanh
Kết quả nghiên cứu triển vọng doanh nghiệp năm 2025 do Ngân hàng UOB Việt Nam vừa công bố cho thấy: 60% doanh nghiệp Việt Nam vẫn lạc quan về triển vọng trong năm tới và 46% cho biết đã lên kế hoạch mở rộng hoạt động ra thị trường quốc tế.

Tạm dừng nhiều hệ thống thuế điện tử từ ngày 27/6 - 1/7
Cục Thuế vừa thông báo sẽ tạm dừng nhiều hệ thống thuế điện tử từ ngày 27/6 đến 1/7/2025 để phục vụ việc nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin.

Quý I/2025, người dân gửi thêm vào ngân hàng hơn 400.000 tỷ đồng
Theo Ngân hàng Nhà nước, tổng tiền gửi đến cuối quý I đã xấp xỉ 15 triệu tỷ đồng, trong đó, huy động từ dân cư tiếp tục tăng mạnh.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.