Điểm đầu vào bậc THPT ở các huyện miền núi quá thấp và hướng giải quyết của ngành giáo dục
Câu chuyện điểm đầu vào bậc THPT quá thấp giống như một bài toán khó đối với các huyện miền núi Thanh Hóa suốt hàng chục năm qua. Trên thực tế, để giải quyết bài toán này, những năm gần đây, ngành giáo dục và đào tạo đã đưa ra một số giải pháp, bước đầu đem lại hiệu quả nhất định.
Để nâng cao chất lượng đầu vào cho bậc THPT tại khu vực miền núi, giải pháp căn cơ nhất vẫn là từng bước nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo ở bậc mầm non, tiểu học, và đặc biệt là bậc THCS - bậc học có liên quan trực tiếp đến kỳ thi vào lớp 10, THPT.
Những năm qua, Thanh Hóa đã tập trung các nguồn lực đầu tư cơ sở vật chất trường lớp học. Đến nay, tỷ lệ trường lớp học được xây dựng kiên cố đạt 100%. Các chính sách cho học sinh, sinh viên vùng dân tộc thiểu số được quan tâm và đáp ứng kịp thời, hàng trăm nghìn lượt học sinh được miễn giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập. Mô hình trường bán trú tại cấp mầm non, tiểu học, trung học cơ sở được triển khai ngày càng hiệu quả.
Hiện tại, khu vực miền núi Thanh Hóa đã có trên 400 trường đạt kiểm định chất lượng giáo dục và chuẩn Quốc gia, chiếm tỷ lệ gần 70%. 11/11 huyện miền núi đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non, chuẩn phổ cấp giáo dục tiểu học mức độ 3, chuẩn giáo dục phổ cấp THCS mức độ 2 và đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2.
Ông Lê Huy Hà, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Chúng tôi tập trung đẩy mạnh chất lượng giáo dục từ các bậc học trước đó, đặc biệt là ở các môn văn toán, ngoại ngữ".
Bên cạnh đó, ngành giáo dục và đào tạo các huyện miền núi trên địa bàn tỉnh cũng thường xuyên tuyên truyền, vận động, thay đổi nhận thức của phụ huynh và học sinh trong việc dự thi và theo học ở bậc THPT; giao chỉ tiêu về số lượng thí sinh đăng ký dự thi vào bậc THPT; tổ chức mở lớp bồi dưỡng miễn phí, tập trung ôn luyện các môn thi, giúp học sinh có kiến thức căn bản, vững chắc để thi vào bậc THPT.
Ông Trần Văn Thức. Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa
Việc nâng cao chất lượng đầu vào bậc THPT ở khu vực miền núi Thanh Hóa không phải là câu chuyện đơn giản, một sớm một chiều. Để có thể giải quyết được bài toán khó này, cần có sự quan tâm, tạo điều kiện hơn nữa của cấp ủy, chính quyền các cấp, sự ủng hộ, chung tay, góp sức của cộng đồng doanh nghiệp và người dân, đặc biệt là tâm huyết, sự nỗ lực của những người công tác trong ngành giáo dục - đào tạo vùng cao; từ đó góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, phục vụ cho quá trình phát triển kinh tế, xã hội của các địa phương miền núi cũng như của tỉnh Thanh Hóa.
Thanh Hoá có hàng chục nghìn sáng kiến trong giáo dục
Những năm qua, phong trào thi đua lao động giỏi, lao động sáng tạo đã có sự lan tỏa lớn trong công đoàn ngành giáo dục Thanh Hóa. Qua đó, nhiều tấm gương nhà giáo đã được vinh danh nhà giáo tiêu biểu toàn quốc và nhà giáo tiêu biểu xứ Thanh. Các thầy cô là những tấm gương sáng về nỗ lực đổi mới, sáng tạo, hết mình vì học sinh thân yêu.
Thành phố Thanh Hoá kỉ niệm ngày nhà giáo Việt Nam 20/11
Nhân kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, các trường học trên địa bàn thành phố Thanh Hóa đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa nhằm tri ân các thế hệ thầy cô. Đồng thời đẩy mạnh các phong trào thi đua, tạo khí thế hăng hái, phấn đấu trong dạy và học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.
Trường Trung cấp nghề Nga Sơn khai giảng năm học mới 2024 - 2025
Sáng ngày 19/11, Trường Trung cấp nghề Nga Sơn đã long trọng tổ chức lễ khai giảng năm học 2024-2025 và khánh thành công trình thuộc Chương trình Mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025.
Lan tỏa phong trào thi đua trong công đoàn ngành giáo dục Thanh Hóa
Những năm qua, phong trào thi đua lao động giỏi, lao động sáng tạo đã có sự lan tỏa lớn trong công đoàn ngành giáo dục Thanh Hóa. Từ đó, đã có nhiều tấm gương nhà giáo tiêu biểu được vinh danh nhà giáo tiêu biểu toàn quốc và nhà giáo tiêu biểu xứ Thanh. Các thầy cô là những tấm gương sáng về nỗ lực đổi mới, sáng tạo, hết mình vì học sinh thân yêu.
Thành phố Thanh Hoá kỉ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
Nhân kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, các trường học trên địa bàn thành phố Thanh Hóa đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa nhằm tri ân các thế hệ thầy cô đồng thời đẩy mạnh các phong trào thi đua, tạo khí thế hăng hái, phấn đấu trong dạy và học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.
Trường Phổ thông Nguyễn Mộng Tuân kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
Sáng ngày 19/11, Trường Phổ thông Nguyễn Mông Tuân (huyện Đông Sơn) tổ chức kỷ niệm 42 năm ngày nhà giáo Việt Nam 20/11 và cắt băng khánh thành hạng mục công trình lớp học 5 tầng.
Tập trung xây dựng Trường Chính trị tỉnh đạt chuẩn mức 2
Là một trong những trường chính trị cấp tỉnh đầu tiên trong cả nước được công nhận đạt chuẩn mức 1, hiện nay, Trường Chính trị tỉnh Thanh Hóa đang tiếp tục nỗ lực phấn đấu xây dựng trường đạt chuẩn mức 2 vào năm 2025. Trong đó, việc đổi mới toàn diện công tác quản lý, đào tạo và nghiên cứu khoa học được xem là giải pháp trọng tâm.
Những thầy giáo dạy nghề truyền cảm hứng
Đam mê, sáng tạo, giúp học sinh, sinh viên nhanh chóng nắm bắt kĩ năng, kiến thức nghề nghiệp một cách tốt nhất, các thầy cô giáo ở lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp ở Thanh Hoá đã và đang đóng góp tích cực vào quá trình bồi dưỡng, nâng cao nguồn nhân lực chất lượng cho tỉnh.
Hội thi tìm hiểu pháp luật về phòng, chống tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống
Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú Trung học cơ sở huyện Bá Thước vừa tổ chức Hội thi “Tìm hiểu pháp luật về phòng, chống tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống” cho học sinh.
Trường THPT Sầm Sơn kỷ niệm 40 năm thành lập
Trường Trung học phổ thông Sầm Sơn vừa tổ chức lễ kỷ niệm 40 năm thành lập (1984 – 2024).
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.