ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Điểm đến an toàn của nhà đầu tư nước ngoài

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đăng ký mới vào Việt Nam tuy chưa phục hồi hoàn toàn sau thời gian bị gián đoạn do áp dụng các giải pháp chống dịch năm 2021, nhưng vốn điều chỉnh và hoạt động góp vốn, mua cổ phần đã tăng trưởng mạnh mẽ trở lại.

01/08/2022 08:25

Cục Ðầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Ðầu tư) cho biết, thu hút vốn FDI sáu tháng đầu năm đạt hơn 14 tỷ USD, bằng 91,1% so cùng kỳ, giảm 6,5% về số lượng dự án mới và giảm 48,2% về tổng vốn đăng ký. Nhưng xu hướng tích cực trong dòng chảy đầu tư vào Việt Nam hiện nay là sự gia tăng mạnh mẽ của vốn điều chỉnh và hoạt động góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài.

Xu hướng tích cực

Cụ thể, đã có 487 lượt dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư với tổng vốn đăng ký tăng thêm đạt gần 6,82 tỷ USD, tăng lần lượt 5,9% và 65,6%. Quy mô điều chỉnh vốn bình quân của một dự án cũng tương đối cao so cùng kỳ và xu hướng tăng vốn quy mô lớn diễn ra ở nhiều dự án sản xuất, chế tạo các sản phẩm điện tử, công nghệ cao.

Theo Cục Ðầu tư nước ngoài, vốn đầu tư điều chỉnh tăng cao phản ánh tác động của lạm phát, giá cả tăng cao do ảnh hưởng của các cuộc xung đột chính trị, thương mại trên thế giới, song cũng cho thấy các nhà đầu tư nước ngoài vẫn tiếp tục đặt niềm tin vào nền kinh tế, vào môi trường đầu tư của Việt Nam và quyết định đầu tư mở rộng các dự án hiện hữu. Hoạt động góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài vẫn giảm 8% so cùng kỳ nhưng tổng giá trị vốn góp tăng 41,4%, đạt hơn 2,27 tỷ USD. Ðáng lưu ý, vốn FDI thực hiện ước tính đạt hơn 10 tỷ USD, tăng 8,9% so cùng kỳ và là mức cao nhất của 5 năm qua.

Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê Nguyễn Thị Hương nhận định, kết quả thu hút vốn FDI là điểm sáng quan trọng để hỗ trợ cho tăng trưởng kinh tế. "Tuy vốn đăng ký mới giảm 8,1% nhưng nếu phân tích chi tiết thì vẫn thấy xu hướng tích cực trong thu hút đầu tư nước ngoài. Vì trong quý I năm 2021 có hai dự án tỷ USD đăng ký mới, gồm dự án Nhà máy điện LNG Long An I và II (Singapore), tổng vốn đăng ký hơn 3,1 tỷ USD và dự án Nhà máy nhiệt điện Ô Môn II (Nhật Bản), tổng vốn đăng ký hơn 1,31 tỷ USD. Do đó, nếu loại trừ yếu tố đột biến này, tổng vốn đăng ký đầu tư nước ngoài sáu tháng đầu năm 2022 vẫn tăng cao. Các chỉ số tích cực của kết quả thu hút vốn FDI phản ánh rõ nét xu hướng chung của sự phục hồi mạnh hoạt động sản xuất, kinh doanh và đầu tư nước ngoài. Ðồng thời cho thấy các nhà đầu tư vẫn coi Việt Nam là điểm đến đầu tư an toàn, hấp dẫn, thể hiện niềm tin về môi trường kinh doanh của Việt Nam.

Cần nhiều giải pháp đồng bộ

Về triển vọng thu hút vốn FDI cuối năm, Bộ Kế hoạch và Ðầu tư dẫn lại một số phân tích của các tổ chức nghiên cứu trong và ngoài nước cho biết, triển vọng đầu tư trong tương lai có những dấu hiệu kém tích cực. Trong bối cảnh đó, dòng vốn FDI vào Việt Nam vẫn tiếp tục xu hướng phục hồi nhờ vào kết quả chống dịch của Việt Nam thời gian qua cùng lợi thế về ổn định chính trị, kinh tế vĩ mô và niềm tin của các nhà đầu tư nước ngoài vào chủ trương, chính sách của Việt Nam luôn đồng hành với cộng đồng doanh nghiệp.

Kết quả khảo sát mới đây của Ngân hàng HSBC thực hiện với hơn 1.500 công ty từ sáu nền kinh tế lớn nhất thế giới (Trung Quốc, Pháp, Ðức, Ấn Ðộ, Anh, Mỹ) đang hoạt động hoặc có kế hoạch hoạt động ở Ðông Nam Á trong tương lai cho thấy, Việt Nam hiện đang vươn lên trở thành một trung tâm sản xuất trên thế giới. HSBC nhận định đó là "một vị thế tuyệt vời có được nhờ những chính sách ưu đãi của Chính phủ, đặc biệt trong việc ký kết các hiệp định thương mại tự do" và ngày càng nhiều doanh nghiệp toàn cầu chuyển hướng đầu tư đến Việt Nam không phải là tạm thời, mà mang tính chiến lược và lâu dài.

Cục Ðầu tư nước ngoài lưu ý hai nội dung trong thu hút vốn FDI hiện nay. Ðó là vốn đăng ký mới đang phục hồi trở lại, tăng dần theo từng tháng nhưng mức tăng chưa được như kỳ vọng, và cuộc xung đột giữa Nga-Ukraine được dự báo có thể dẫn đến xu hướng dịch chuyển đầu tư tại hai quốc gia này sang các nước châu Á, trong đó Việt Nam có thể được hưởng lợi.

Ðể không bỏ lỡ cơ hội, Bộ Kế hoạch và Ðầu tư kiến nghị cần tập trung hoàn thiện thể chế về đầu tư theo hướng tạo thuận lợi cho nhà đầu tư nước ngoài, nghiên cứu và ban hành các chính sách phù hợp từng ngành, từng lĩnh vực để thu hút được dòng vốn FDI chất lượng. Rà soát toàn bộ các khu công nghiệp để thu hút đầu tư, có định hướng ưu tiên mở rộng, xây mới theo yêu cầu thực tiễn và công bố danh sách các khu công nghiệp có quỹ đất sạch, cơ sở hạ tầng sẵn sàng để thu hút đầu tư. Chủ động triển khai các chiến dịch vận động xúc tiến đầu tư, kết nối, làm việc với các tập đoàn lớn của thế giới để trao đổi, chia sẻ các cơ hội đầu tư tại Việt Nam.

Cùng với đó, đẩy mạnh đầu tư cơ sở hạ tầng đồng bộ, kết nối giao thông thông suốt giữa các tỉnh, thành phố, các vùng, miền, tạo thuận lợi cho thu hút đầu tư, hoạt động sản xuất, kinh doanh phát triển. Ðẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao chất lượng nguồn lao động, thực thi hiệu quả thủ tục một cửa tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp thành lập và phát triển. Các doanh nghiệp trong nước cần nỗ lực nâng cao năng lực công nghệ, chất lượng lao động, quản lý để các doanh nghiệp FDI tìm đến đặt hàng và hỗ trợ doanh nghiệp trong nước khác hoàn thiện quy trình sản xuất, tăng cơ hội liên kết.

Nguồn: nhandan.vn

Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận
Ngành gỗ không còn là “Gà đẻ trứng vàng”

Ngành gỗ không còn là “Gà đẻ trứng vàng”

09:37 , 05/05/2024

Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam cho biết: xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ 3 tháng đầu năm 2024 đạt 3,4 tỷ USD, tăng 18,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Riêng sản phẩm gỗ là nhóm mặt hàng chế biến sâu, có giá trị gia tăng cao, đạt 2,3 tỷ USD, tăng 22,9%.

Năm 2024 Cảng Nghi Sơn phấn đấu đạt 46 triệu tấn hàng hóa qua Cảng

Năm 2024 Cảng Nghi Sơn phấn đấu đạt 46 triệu tấn hàng hóa qua Cảng

09:34 , 05/05/2024

Theo số liệu từ Ban Quản lý Khu Kinh tế Khu Kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp tỉnh, kể từ khi thực thi chính sách từ Nghị quyết số 248/2022/HĐND về chính sách hỗ trợ các phương tiện vận tải biển quốc tế và nội địa, hỗ trợ doanh nghiệp vận chuyển hàng hóa bằng container qua Cảng Nghi Sơn, ban đã hoàn thiện hồ sơ và thực hiện hỗ trợ kinh phí hơn 17 tỷ đồng; trong đó hỗ trợ chuyến tàu 2,5 tỷ đồng và hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện xuất nhập khẩu bằng container 14,6 tỷ đồng.

Doanh nghiệp xi măng muốn được giãn nợ, giảm lãi suất

Doanh nghiệp xi măng muốn được giãn nợ, giảm lãi suất

06:35 , 05/05/2024

Hiệp hội Xi măng Việt Nam vừa có văn bản đề nghị Ngân hàng nhà nước nghiên cứu và chỉ đạo các ngân hàng giãn nợ, giảm lãi suất cho các doanh nghiệp xi măng, giúp các doanh nghiệp sớm đi qua giai đoạn khó khăn về sản xuất, tiêu thụ.

Hơn 77% người Việt Nam trưởng thành có tài khoản ngân hàng

Hơn 77% người Việt Nam trưởng thành có tài khoản ngân hàng

23:04 , 04/05/2024

Hiện nay, Ngành ngân hàng đã tích cực triển khai nhiều giải pháp ứng dụng dữ liệu dân cư để làm sạch, chuẩn hóa cũng như thu thập, mở rộng thêm cơ sở dữ liệu khách hàng. Với cơ sở dữ liệu đã được chuẩn hóa, sẽ giúp các ngân hàng cung ứng sản phẩm dịch vụ an toàn, tiện ích, phục vụ nhu cầu cá nhân hóa và đơn giản hóa quy trình, tăng hiệu quả hoạt động.

Người dùng chờ đón thương mại hóa 5G

Người dùng chờ đón thương mại hóa 5G

23:04 , 04/05/2024

Việt Nam đã thử nghiệm công nghệ 5G ở 55 tỉnh, thành phố trên cả nước. Hiện đã có 2 nhà mạng là Viettel và VinaPhone đấu giá thành công khai thác băng tần 5G. Việc thương mại hóa, phát triển 5G đang được doanh nghiệp, người dùng chờ đón.

Thanh Hóa: Sản lượng thuỷ sản được giám sát qua hệ thống cảng cá chỉ định đạt 2.251 tấn

Thanh Hóa: Sản lượng thuỷ sản được giám sát qua hệ thống cảng cá chỉ định đạt 2.251 tấn

22:28 , 04/05/2024

4 tháng đầu năm 2024, tại 3 cảng cá chỉ định của tỉnh Thanh Hóa, gồm cảng Lạch Bạng (Nghi Sơn), Lạch Hới (Sầm Sơn) và Hòa Lộc (Hậu Lộc) có 892 lượt tàu rời cảng, 500 lượt tàu cập cảng. Tổng sản lượng thuỷ sản được giám sát qua hệ thống cảng cá đạt 2.251 tấn.

Huyện Thường Xuân có gần 63 ha sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ

Huyện Thường Xuân có gần 63 ha sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ

22:24 , 04/05/2024

Nhằm hướng đến sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, chất lượng cao, huyện Thường Xuân tỉnh Thanh Hóa đã khuyến khích, vận động người dân ứng dụng công nghệ cao, các quy chuẩn an toàn như: VietGAP và hữu cơ vào sản xuất.

Thanh Hóa: Sản lượng thủy sản được giám sát qua hệ thống cảng cá chỉ định đạt 2.251 tấn

Thanh Hóa: Sản lượng thủy sản được giám sát qua hệ thống cảng cá chỉ định đạt 2.251 tấn

16:28 , 04/05/2024

4 tháng đầu năm 2024, tại 3 cảng cá chỉ định của tỉnh Thanh Hóa, gồm cảng Lạch Bạng (Nghi Sơn), Lạch Hới (Sầm Sơn) và Hòa Lộc (Hậu Lộc) có 892 lượt tàu rời cảng, 500 lượt tàu cập cảng. Tổng sản lượng thuỷ sản được giám sát qua hệ thống cảng cá đạt 2.251 tấn.

Thanh Hóa có 1.511 ha sản xuất được cấp mã số vùng trồng

Thanh Hóa có 1.511 ha sản xuất được cấp mã số vùng trồng

16:23 , 04/05/2024

Để thuận lợi cho việc truy xuất nguồn gốc, gắn sản xuất với các quy trình, tiêu chuẩn đáp ứng yêu cầu của thị trường, nhất là xuất khẩu, ngành nông nghiệp và các địa phương trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã hướng dẫn, khuyến khích và xây dựng các vùng sản xuất đủ tiêu chuẩn cấp mã số vùng trồng.

Nỗ lực xây dựng tỉnh Thanh Hoá thành trung tâm năng lượng Quốc gia

Nỗ lực xây dựng tỉnh Thanh Hoá thành trung tâm năng lượng Quốc gia

08:45 , 04/05/2024

Xác định phát triển công nghiệp năng lượng là một trong những trụ cột quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế xã hội của địa phương, những năm qua, tỉnh Thanh Hoá đã tập trung thu hút và tạo thuận lợi cho các dự án năng lượng đầu tư hoạt động tại địa phương. Mục tiêu của tỉnh là phấn đấu đến năm 2030, trở thành một trong những trung tâm lớn của vùng Bắc Trung Bộ và cả nước về công nghiệp năng lượng.