Điểm sáng thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực Tài chính Vi mô tại Thanh Hóa
Với bề dày kinh nghiệm hợp tác với các đối tác nước ngoài, đặc biệt là những tổ chức đầu tư vào lĩnh vực tài chính ngân hàng, những năm qua, Tổ chức Tài chính Vi mô Thanh Hóa đã thu hút nhiều nguồn vốn nhằm hỗ trợ khách hàng vươn lên thoát nghèo, góp phần phát triển kinh tế tại địa phương.
Gia đình Chị Bùi Thị Hà, xã Thành Long, huyện Thạch Thành là hộ nghèo, thuộc dân tộc Mường, năm 2020 được sự hỗ trợ nguồn vốn vay từ Tổ chức Care thông qua quỹ Tài chính Vi mô Thanh Hóa 20 triệu đồng, chị đã mạnh dạn đầu tư giống sâm đất, trồng xả và nuôi thêm đàn gà về chăn nuôi. Nhờ chăm chỉ làm ăn, phát huy được hiệu quả nguồn vốn vay, đến nay, diện tích trồng trọt chăn nuôi của gia đình chị Hà đã được mở rộng, quỹ Tài chính Vi mô tiếp tục nâng mức vay lên 40 triệu đồng để chị có thêm tiền tái đầu tư.
Chị Bùi Thị Hà, Xã Thành Long, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa chia sẻ: "Được vay vốn của ngân hàng tài chính, gia đình tôi đã phát triển kinh tế, dần được ổn định kinh tế và thoát nghèo, tôi mong được vay nhiều hơn để đầu tư chăn nuôi gà, trồng xả, trồng sâm với quy mô lớn hơn…".
Bắt đầu hợp tác từ năm 2019, cùng với Tài chính Vi mô Thanh Hóa, Tổ chức CARE đã thực hiện các dự án nâng cao năng lực cho nữ doanh nhân; đồng thời, huy động nguồn lực cho khách hàng của Tổ chức Tài chính Vi mô Thanh Hóa vay vốn. Đến nay, Tài chính Vi mô Thanh Hóa đã huy động được 34 tỷ 580 triệu đồng của tổ chức CARE thông qua trang web Lendwithcare, hỗ trợ 1.500 khách hàng thu nhập thấp vay vốn phát triển kinh tế, cải thiện chất lượng cuộc sống.
Chị Trương Thị Thảo, Xã Thành Long, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Từ khi được vay vốn, gia đình tôi có vốn đầu tư nuôi cá, giờ mỗi năm thu nhập từ cá được 200 triệu, ngoài ra còn trồng keo, tôi muốn mở rộng thêm nuôi cá để kinh tế gia đình tốt hơn, đầu tư cho con cái học hành".
Bà Bùi Thị Bích Thuỷ, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa cho biết thêm: "Đến nay các cấp Hội phụ nữ Thạch Thành được vay vốn hơn 25 tỷ đồng, hội phối hợp với tổ chức tài chính vi mô hướng dẫn cho chị em phát triển kinh tế gia đình, đến nay qua khảo sát đánh giá 80% hộ vay vốn phát huy hiệu quả, qua đó khẳng định vị thế của phụ nữ trong xã hội"
Là 1 trong 4 tổ chức Tài chính Vi mô được cấp phép hoạt động tại Việt Nam, từ những dấu ấn trên hành trình hình thành và phát triển, nhiều năm qua, Tổ chức Tài chính Vi mô Thanh Hóa đã thu hút được sự quan tâm đầu tư, hợp tác từ các nhà tài trợ trong và ngoài nước. Kết nối từ việc cùng chung mục tiêu, sứ mệnh hoạt động vì sự phát triển của cộng đồng, Kiva - tổ chức phi lợi nhuận quốc tế và Tổ chức Tài chính Vi mô Thanh Hóa đã có 15 năm hợp tác. Đến nay, số tiền huy động được đã đạt 25,56 triệu USD; bình quân mỗi tháng huy động được 320 nghìn USD. Mỗi năm, nguồn tiền huy động từ Kiva, Tổ chức Tài chính Vi mô Thanh Hóa hỗ trợ bình quân 4 nghìn khách hàng tham gia vay vốn. Dù nguồn vốn vay nhỏ nhưng nguồn tài chính nước ngoài thu hút vào lĩnh vực Tài chính Vi mô đã giúp các đối tượng yếu thế, như: phụ nữ, hộ nghèo, cận nghèo, doanh nghiệp siêu nhỏ... thu nhập nhập ổn định.
Chị Mai Ngọc Vân, Phường Bắc Sơn, Thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa chia sẻ: "Năm 2018 tôi bắt đầu vay vốn Tài chính Vi mô, số tiền không lớn nhưng cần phải có thêm mới mở rộng được kinh doanh, qua vài năm việc kinh doanh của tôi khá hơn, tôi được biết nguồn vốn gđ tôi vay từ tổ chức tài chính của Mỹ KIVA, số lượng vốn rất linh động, đến giờ công việc kinh doanh của tôi phát triển hơn, tôi rất biết ơn tổ chức tài chính đã giúp đỡ tôi thời gian qua".
Chị Vũ Thị Hằng, Xã Quang Trung, Thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Tôi vay tiền của tổ chức tài chính vi mô từ năm 2018, có điều kiện mở rộng mua thêm máy móc, lấy thêm được hàng, tạo điều kiện cho chị em trong xóm có công ăn việc làm được nhiều hơn, cảm thấy quỹ cho vay vốn rất tốt, chị em tạo điều kiện cho mình phát triển kinh doanh".
Bà Chu Thị Thu, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa cho biết thêm: "Thời gian qua, từ nguồn vốn của tổ chức Tài chính Vi mô đã phát huy, vị thế của phụ nữ đã được nâng lên trong gia đình và xã hội. Đối với xã hội, khi được giao quyền năng phát triển kinh tế, phụ nữ tự tin hơn, vai trò được nâng lên, phát triển kinh tế ổn định, trở thành những người có uy tín trong cộng đồng góp phần giảm thiểu bất bình đẳng giới trong xã hội".
Ông Nguyễn Hải Đường, Tổng Giám đốc Tài chính Vi mô Thanh Hoá chia sẻ: "Hằng năm chúng tôi xây dựng chiến lược, mở rộng địa bàn, khảo sát đối tượng đáp ứng mục tiêu mà các nhà tài trợ quan tâm như khách hàng vùng sâu, vùng xa, khách hàng áp dụng tiêu chuẩn xanh đảm bảo môi trường để thu hút nguồn vốn trên thế giới".
Với phương châm "Sẵn sàng hợp tác, sẵn sàng sẻ chia", Tổ chức Tài chính Vi mô Thanh Hóa không ngừng khẳng định vị thế,thu hút, huy động thêm nhiều nguồn tài trợ cũng như đầu tư xã hội nhằm tạo cơ hội cho phụ nữ nghèo, đối tượng co thu nhập thấp, dễ bị tổn thương được tiếp cận dịch vụ tín dung, giúp họ nỗ lực vươn lên, ổn định cuộc sống. Qua đó, thực hiện tốt mục tiêu vì cộng đồng, vì sự tiến bộ của phụ nữ và mục tiêu xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.
Phát triển doanh nghiệp cung ứng kết nối chuỗi sản xuất toàn cầu
Thiết lập chương trình phát triển doanh nghiệp cung ứng nhằm nâng cao năng lực, tăng cường kết nối doanh nghiệp Việt Nam vào chuỗi sản xuất toàn cầu. Đây là một trong những khuyến nghị chính sách của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam nhằm nâng cao năng lực của các doanh nghiệp Việt Nam trong chuỗi cung ứng để hưởng lợi nhiều hơn từ xuất khẩu.
Nhiều doanh nghiệp phục hồi, quay trở lại hoạt động
Năm 2024 chứng kiến sự phục hồi của doanh nghiệp, thể hiện qua số liệu về các doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong bối cảnh kinh tế đầy biến động.
Phê duyệt đề án cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước trong quý 1 năm 2025
Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc yêu cầu các cơ quan đại diện chủ sở hữu trong quý 1 năm 2025 phải hoàn thành phê duyệt đề án cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước theo Quyết định số 360 của Thủ tướng Chính phủ.
Năm 2024 - Thanh Hóa nỗ lực vượt khó, từng bước hoàn thiện hạ tầng giao thông kết nối
Năm 2024 tiếp tục là một năm mà ngành giao thông vận tải tỉnh Thanh Hóa phải đối diện với nhiều khó khăn, thách thức do sự biến động của giá cả nguyên vật liệu xây dựng, thiếu hụt nguồn vật liệu san lấp mặt bằng và ảnh hưởng nặng nề của mưa lũ. Tuy nhiên, nhận thức rõ vai trò của hệ thống hạ tầng giao thông đối với sự phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh, các ngành, địa phương, đơn vị liên quan đã nỗ lực khắc phục khó khăn, triển khai các dự án đầu tư giao thông đảm bảo yêu cầu về tiến độ và chất lượng.
Thanh Hóa: Phát triển kinh tế số chưa được như kỳ vọng
Thực hiện Nghị quyết số 06 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa về chuyển đổi số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, Thanh Hóa luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo phát triển hạ tầng viễn thông, doanh nghiệp công nghệ số nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế số. Tuy nhiên, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhà nước, phát triển kinh tế số một số ngành, lĩnh vực còn chậm, dẫn đến tốc độ phát triển của lĩnh vực này chưa được như kỳ vọng.
Hội nghị khách hàng Công ty cổ phần Tập đoàn Wingroup
Mới đây, tại Thành phố Thanh Hoá, Công ty Cổ phần Tập Đoàn Wingroup đã tổ chức Hội nghị khách hàng năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Thanh Hóa mở rộng liên kết sản xuất cây khoai tây vụ Đông xuân
Trong vụ đông xuân 2024 - 2025, tại nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, người dân đã mở rộng diện tích trồng khoai tây theo hình thức liên kết chuỗi giá trị. Đây là cơ hội để nâng cao gía trị kinh tế trên đơn vị canh tác, tăng thu nhập, người dân yên tâm về thị trường tiêu thụ sản phẩm.
Diễn đàn doanh nhân: Tối ưu hoá nguồn lực trong doanh nghiệp
Chiều ngày 04/01, Hiệp hội doanh nghiệp thành phố Thanh Hoá đã tổ chức diễn đàn doanh nhân số 11, số đặc biệt với chủ đề: Tối ưu hoá nguồn lực trong doanh nghiệp. Chương trình đã thu hút sự tham gia của đông đảo doanh nghiệp hội viên.
Thanh Hóa có trên 36.400 ha rừng đạt chứng chỉ FSC
Tỉnh Thanh Hóa đang thực hiện nhiều giải pháp nhằm phát triển diện tích rừng gỗ lớn gắn với xây dựng chứng chỉ quản lý rừng bền vững FSC. Qua đó không chỉ tăng giá trị kinh tế rừng trồng mà còn đảm bảo các giá trị bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu, hướng đến phát triển lâm nghiệp bền vững.
Thanh Hóa có tổng đàn gia súc, gia cầm thuộc nhóm dẫn đầu cả nước
Trên địa bàn Thanh Hóa đã nhiều dự án, nhất là các dự án chăn nuôi công nghệ cao được đưa vào khai thác và có sản phẩm cung cấp ra thị trường, góp phần đưa giá trị sản xuất lĩnh vực chăn nuôi tăng cao.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.