Điểm tựa vững vàng nơi biên cương
Phát huy truyền thống "đoàn kết, gắn bó mật thiết với Nhân dân", những năm qua, lực lượng Bộ đội Biên phòng Thanh Hóa luôn coi "Đồn là nhà, biên giới là quê hương, đồng bào các dân tộc là anh em ruột thịt", tích cực tham gia xây dựng củng cố hệ thống chính trị ở cơ sở, xây dựng và phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội, xóa đói, giảm nghèo, góp phần xây dựng "thế trận lòng dân" ở khu vực biên giới.
Là người dân tộc Mông, có nhiều năm gắn bó với địa bàn các xã biên giới đặc biệt khó khăn, thượng úy Thao Văn Chứ - Đội trưởng Đội vận động quần chúng, Đồn biên phòng Quang Chiểu, huyện Mường Lát nhận thấy nguyên nhân đói nghèo ở các bản người Mông, người Dao là do thiếu kiến thức và tư liệu sản xuất, chứ không phải vì lười lao động. Vì vậy, anh đã tích cực tìm hiểu và giúp người dân nơi đây phát triển các mô hình sản xuất phù hợp.

Thượng úy Thao Văn Chứ, Đồn biên phòng Quang Chiểu, huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa
Thượng úy Thao Văn Chứ, Đồn biên phòng Quang Chiểu, huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa, cho biết: "Chúng tôi thực hiện 3 bám, bốn cùng, cùng ăn, cùng ở và cùng nói tiếng dân tộc với đồng bào qua đó tuyên truyền cầm thay chỉ việc, cung cấp con giống để phát triển kinh tế. Sau khi tuyên truyền để bà con nhân rộng các mô hình giảm nghèo".
Với phương châm "hướng về cơ sở để giúp dân", những bước chân của người lính mang quân hàm xanh đã in dấu suốt dải đất biên cương rộng lớn của xứ Thanh. 19 cán bộ biên phòng đã được tăng cường tham gia giữ chức bí thư, phó bí thư và chủ tịch UBND các xã biên giới, trên 513 đảng viên được phân công phụ trách hộ gia đình. Các anh đã không quản ngại khó khăn, gian khổ, thực hiện "3 bám, 4 cùng" với bà con các dân tộc thiểu số.

Thượng tá Dương Thế Anh, Chính trị viên Đồn biên phòng Cửa khẩu Quốc tế Na Mèo, Bộ đội Biên phòng tỉnh Thanh Hóa, chia sẻ: "Bản thân các Đảng viên biên phòng giao nhiệm vụ phụ trách hộ gia đình phải nghiên cứu, tìm tòi các mô hình hợp lý để hướng dẫn chuyển giao cho nhân dân. Các đồng chí cũng phải tự học tập, nghiên cứu kĩ thuật trồng trọt chăn nuôi để chuyển giao cho bà con".

Không chỉ giúp dân phát triển kinh tế, lực lượng bộ đội biên phòng đã huy động mọi nguồn lực, trong đó có sự đóng góp của các bộ chiến sĩ để chăm lo đời sống cho Nhân dân. 5 năm qua, bộ đội biên phòng Thanh Hóa đã tổ chức hàng trăm lượt khám chữa bệnh, trao tặng 227 căn nhà tình nghĩa, hàng chục công trình dân sinh, gần 3.000 con bò giống cho hộ nghèo khu vực biên giới. Các đồn biên phòng cũng đã nhận đỡ đầu 110 cháu học sinh có hoàn cảnh khó khăn, theo chương trình "Nâng bước em đến trường - Con nuôi Đồn biên phòng", hỗ trợ hàng nghìn ngày công để xây dựng nông thôn mới. Những việc làm nghĩa tình đó đã thắt chặt tình quân - dân. Từ đó củng cố lòng tin của Nhân dân với Đảng, huy động Nhân dân tham gia bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới của Tổ quốc.

Bà Lương Thị Hạnh, Bí thư Huyện ủy Huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa, cho biết: "Với nhận thức sâu sắc, chúng tôi nghi nhận sự quan tâm cũng như đóng góp của biên phòng tỉnh Thanh Hóa trong công tác bảo vệ an ninh biên giới nhưng đồng thời cùng với cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương xây dựng nông thôn mới, xóa đói giảm nghèo đây là việc làm thiết thực đóng góp xây dựng quê hương Quan Sơn ấm no, hạnh phúc".


Đại tá Hoàng Văn Hùng, Chính ủy Bộ đội Biên phòng tỉnh Thanh Hóa
Đại tá Hoàng Văn Hùng, Chính ủy Bộ đội Biên phòng tỉnh Thanh Hóa, cho biết: "Chúng tôi tiếp tục phối hợp với các ban ngành đoàn thể triển khai có hiệu quả các chương trình, dự án phát triển kinh tế- văn hóa gắn với an ninh quốc phòng. Điểm nhấn là chương trình bản sáng vùng biên".
"Bám dân, bám bản", cùng những việc làm cụ thể, thiết thực, Bộ đội biên phòng Thanh Hóa đã giúp đỡ người dân biên giới thực hiện thành công các chương trình phát triển kinh tế-xã hội, xóa đói giảm nghèo. Qua đó, không chỉ làm đẹp thêm hình ảnh người lính "quân hàm xanh" mà còn góp phần giữ vững chủ quyền an ninh biên giới Quốc gia.


Thanh Hóa đẩy mạnh phong trào xây dựng Nông thôn mới kiểu mẫu
Với mục tiêu xây dựng những vùng quê nông thôn hiện đại, văn minh, phát triển đồng bộ, phong trào “ Xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu” đã và đang có sức lan tỏa mạnh mẽ trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Đến nay, toàn tỉnh đã có 27 xã và gần 500 thôn, bản đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu.

Triển khai đồng bộ các giải pháp phòng chống cháy rừng năm 2025
Để ngăn chặn và giảm thiểu thiệt hại do cháy rừng gây ra, từ đầu tháng 3/2025 lực lượng Kiểm lâm phối hợp với chính quyền các địa phương cùng các Ban quản lý rừng phòng hộ đã tập trung trực gác và gấp rút hoàn thành hệ thống đường băng cản lửa. Tại các diện tích rừng trồng lâu năm, các đơn vị đã vận động Nhân dân phát dọn thực bì và ký cam kết không vi phạm luật Bảo vệ rừng.

Ngày 2/4, Thanh Hóa trời rét, nhiệt độ thấp nhất từ 15 - 18 độ C
Dự báo thời tiết 2/4/2025, nhiệt độ miền Bắc tăng lên, tuy nhiên, do các đợt không khí lạnh bổ sung nên vẫn rét về đêm và sáng sớm. Khu vực Nam Bộ có mưa rào và giông rải rác, cục bộ có nơi mưa vừa, mưa to.

Bỏ thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật của cấp xã
Theo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2025 có hiệu lực từ ngày 1/4/2025, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật gồm 14 loại văn bản. So với luật hiện hành, luật mới bỏ 2 loại văn bản gồm nghị quyết của HĐND cấp xã, quyết định của UBND cấp xã.

Phát triển các khuôn viên văn hóa, thể dục - thể thao góp phần xây dựng cảnh quan sáng, xanh, sạch, đẹp
Thời gian qua, nhiều thôn bản, khu phố trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã tích cực cải tạo, xây dựng các khuôn viên phục vụ hoạt động văn hóa, thể dục - thể thao của người dân. Không chỉ tạo không gian sinh hoạt văn hóa, thể dục thể thao lành mạnh mà các khuôn viên này còn góp phần làm đẹp cảnh quan, đảm bảo vệ sinh môi trường.

Chung kết Cuộc thi “Ý tưởng, sản phẩm khởi nghiệp” năm 2025
Chiều ngày 1/4, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Thanh Hóa tổ chức chung kết Cuộc thi “Ý tưởng, sản phẩm khởi nghiệp” năm 2025.

Phương án đảm bảo giao thông để sửa chữa cầu Long Khê
Sở Xây dựng Thanh Hóa vừa có thông báo về phương án đảm bảo giao thông để thi công công trình sửa chữa cầu Long Khê tại km 4+200 trên tuyến Quốc lộ 217B, thuộc địa bàn xã Hà Bắc và thị trấn Hà Long, huyện Hà Trung.

Vạch kẻ đường mờ gây khó khăn cho việc chấp hành luật giao thông
Hiện nay, hệ thống sơn vạch kẻ đường tại một số tuyến đường giao thông trên địa bàn thành phố Thanh Hoá không có hoặc bị mờ, không thực hiện được các chức năng hướng dẫn, phân luồng cho người tham gia giao thông cũng như gây trở ngại cho công tác xử phạt.

Khẩn trương lắp đặt hệ thống giao thông thông minh ITS trên cao tốc Bắc - Nam
Bộ Xây dựng yêu cầu các đơn vị liên quan đẩy nhanh tiến độ hoàn thành hệ thống giao thông thông minh (ITS) đồng thời với tuyến đường bộ cao tốc khi đưa vào khai thác trong năm 2025.

Còn nhiều rào cản trong phát triển kinh tế tư nhân
Kinh tế tư nhân mà nòng cốt là các doanh nghiệp tư nhân đóng vai trò quan trọng trong tăng trưởng kinh tế của tỉnh Thanh Hóa. Mặc dù thời gian qua, đã có nhiều cải cách tích cực để hỗ trợ khu vực kinh tế tư nhân phát triển, song các doanh nghiệp tư nhân vẫn đang phải đối mặt với nhiều khó khăn và rào cản ảnh hưởng đến sự phát triển ổn định và bền vững.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.