Điện Biên bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử, tâm linh
Tỉnh Điện Biên có tới 45 điểm di tích lịch sử được xếp hạng di tích cấp quốc gia đặc biệt. Đây là một trong những tài nguyên lịch sử vô giá không chỉ của tỉnh Điện Biên mà chung cả nước Việt Nam. Các điểm di tích lịch sử này được tỉnh Điện Biên quan tâm giữ gìn và bảo vệ, phát huy giá trị lịch sử để phát triển du lịch.
Cô gái trẻ Nguyễn Thị Uyên ở thành phố Hà Nội chọn TP Điện Biên để di du lịch cho kì nghỉ cuối tuần. Điểm dừng chân đầu tiên trong hành trình khám phá vùng đất huyền thoại và linh thiêng này là Nghĩa trang Quốc gia Đồi A1. Đây là nơi yên nghỉ của 644 anh hùng liệt sĩ hi sinh anh dũng trong chiến dịch Điện Biên Phủ.
Uyên đã rất xúc động khi thắp từng nén nhang trên phần mộ tại Nghĩa trang đồi A1, nhất là khi ông của cô đã từng tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ.
Chị Nguyễn Thị Uyên, du khách đến từ Thành phố Hà Nội cho biết: "Ông nội tôi từng tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ. Tôi tự hỏi là ở đây có bao nhiêu người là đồng đội của ông. Từng tấc đất mà mình đang đứng là máu xương của biết bao nhiêu người nằm xuống. Khi các chiến sĩ nằm xuống, có lẽ, họ cũng chỉ tầm tuổi với tôi, thậm chí là còn trẻ hơn. Họ đã cống hiến cả tuổi trẻ, cả thanh xuân và đến bây giờ vẫn còn rất nhiều mộ liệt sĩ vô danh. Chiến tranh đã qua đi nhưng niềm tự hào chiến dịch Điện Biên Phủ thì còn mãi".
Ông Phạm Đức Cư, Nguyên chiến sĩ Điện Biên, tỉnh Điện Biên cho biết: "Nhiều liệt sĩ đã hi sinh mà chưa được tìm thấy và đưa về các nghĩa trang. Nhà nước xây dựng đền thờ chính là ngôi nhà chung của các hương hồn liệt sĩ".
Là nơi diễn ra trận quyết chiến chiến lược giữa ta và Pháp cách đây 70 năm, Thành phố Điện Biên Phủ hôm nay đậm đặc các di tích lịch sử tâm linh và huyền thoại. Ngoài các di tích đã được xếp hạng như Đền thờ liệt sĩ tại Chiến trường Điện Biên Phủ, Đồi A1, Hầm Đờ cát, di tích đồi D, Sở chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ, đường kéo pháo... thành phố còn có tới 8 nghĩa trang liệt sĩ.
Trong những năm qua, các điểm di tích lịch sử đã được tỉnh Điện Biên tích cực quan tâm đầu tư và tôn tạo. Việc lưu giữ nguyên vẹn và phát huy giá trị lịch sử của chúng ta hôm nay vừa thể hiện sự tri ân lớn lao đối với lớp lớp cha ông trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập của dân tộc. Đồng thời phát triển các tiềm năng du lịch lịch sử, tâm linh của vùng đất hoa ban.
Ông Martin Amdur, du khách đến từ nước Mỹ cho biết: "Tôi rất xúc động khi đến thăm các địa danh, di tích lịch sử của chiến trường Điện Biên xưa. Có quá nhiều những máu xương của người Việt Nam đã đổ xuống cho hòa bình, có quá nhiều những kì tích mà khiến thế giới ngày hôm nay vẫn còn rất khâm phục".
Một trong 3 trụ cột chính trong phát triển du lịch Điện Biên là du lịch tâm linh - lịch sử. Điện Biên hoàn toàn có khả năng trở thành một trọng điểm du lịch khu vực Tây Bắc và cả nước bởi những di sản văn hoá lịch sử mà vùng đất, con người nơi đây đang chứa đựng. Việc hình thành tour tuyến du lịch Điện Biên - Thanh Hoá với những đặc trưng, điểm tương đồng của hai vùng đất này trong tương lai gần cũng là một điều khả thi đối với ngành du lịch hai tỉnh.
Bảo tàng Thanh Hóa tọa đàm kỉ niệm ngày Di sản văn hóa Việt Nam
Sáng 22/11, Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức tọa đàm kỷ niệm 19 năm ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024) và tiếp nhận hiện vật hiến tặng.
Về Bỉm Sơn thăm động Cửa Buồng
Là di tích cấp quốc gia, danh thắng động Cửa Buồng nằm trên địa bàn phường Ba Đình (thị xã Bỉm Sơn), mang vẻ đẹp thiên tạo kỳ bí. Danh thắng còn gắn liền với hoạt động của Hoàng đế Quang Trung – Nguyễn Huệ và đại quân Tây Sơn trên đường hành quân thần tốc ra Thăng Long, đánh tan 29 vạn quân Thanh xâm lược.
Khám phá vẻ đẹp của Thiền viện Trúc Lâm Hàm Rồng
Bên cạnh các ngôi chùa cổ với hàng trăm năm tuổi, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có không ít công trình tôn giáo được xây dựng mới khang trang, bề thế. Trong đó, không thể không nhắc tới một ngôi thiền viện có kiến trúc đẹp, hiện đại mà vẫn mang đậm chất chùa Việt - uy nghi, trang nghiêm và thanh tịnh. Đó là Thiền viện Trúc Lâm Hàm Rồng, thành phố Thanh Hoá.
Thành nhà Hồ miễn phí tham quan nhân Ngày di sản Việt Nam
Nhân dịp kỷ niệm 19 năm Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11/2005 – 23/11/2024), Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành Nhà Hồ sẽ miễn 100% phí trong ngày 23/11 cho du khách đến tham quan và trải nghiệm di sản Thành Nhà Hồ.
Huyện Ngọc Lặc bảo tồn và phát huy giá trị của lễ hội Pồn Pôông
Lễ hội Pồn Pôông mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Mường Thanh Hóa. Tại Ngọc Lặc, nơi lễ hội Pồn Pôông được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia, những năm qua, các cấp ủy Đảng, chính quyền và người dân trên địa bàn huyện đã tích cực gìn giữ, để giá trị của lễ hội luôn được bảo tồn, phát huy trong đời sống cộng đồng.
Các dân tộc tỉnh Thanh Hóa đoàn kết, đổi mới, sáng tạo, phát huy tiềm năng, lợi thế, hội nhập và phát triển bền vững
Những năm qua, thực hiện Quyết tâm thư Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa lần thứ III, đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa luôn nỗ lực phấn đấu thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Đồng bào các dân tộc đã đoàn kết thi đua lao động sản xuất, phát triển kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh, quốc phòng vùng dân tộc thiểu số và miền núi Thanh Hóa.
Đêm nhạc tháng 11 "Tình khúc cho người"
Tháng 11 này, đêm nhạc của TTV sẽ quay trở lại với sự xuất hiện của ngọc nữ Bolero Tố My cùng loạt tình khúc ngọt ngào, lãng mạn làm đắm say lòng người và 2 giọng ca khách mời: Ngọc Phụng - Quán quân Solo cùng Bolero 2019 và Jack Long - Á quân Tuyệt đỉnh song ca 2023.
Lễ hội đền thờ Thái sư Hoằng Quốc Công Đào Duy Từ năm 2024
Trong 2 ngày 16 và 17/11, thị xã Nghi Sơn đã tổ chức Lễ hội Đền thờ Thái sư Hoằng Quốc Công Đào Duy Từ, tưởng nhớ 390 năm ngày mất Danh nhân văn hóa, quân sự Thái sư Hoằng Quốc Công Đào Duy Từ.
Hiên ngang đồi Quyết Thắng
Hàm Rồng - một thắng tích nổi tiếng, nơi đây sông núi ruộng đồng, xóm làng, phố xá hòa quyện đan xen, tạo thành cảnh quan kỳ vĩ rất sinh động với nhiều di tích lịch sử, văn hóa cách mạng còn sống mãi với thời gian. Trong quần thể di tích lịch sử văn hóa Hàm Rồng, thành phố Thanh Hóa, nổi bật là 2 chữ “Quyết thắng” trên ngọn núi Cánh Tiên lừng lững, hiên ngang, chứng kiến bao đổi thay của vùng đất Hạc thành.
Bảo tàng Thanh Hóa chuyển đổi số
Thời gian qua, bằng những giải pháp cụ thể, Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa đã và đang từng bước số hóa hiện vật hiện đang lưu giữ. Từ đó, góp phần thu hút đông đảo công chúng đến tham quan, trải nghiệm.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.