Điều dưỡng - Những người thầm lặng đồng hành cùng bệnh nhân
Ở bất kỳ đơn vị y tế nào, công tác điều trị, chăm sóc sức khoẻ cho người bệnh, bên cạnh vị trí nòng cốt là các bác sĩ thì không thể thiếu vị trí quan trọng của các điều dưỡng. Bằng sự tận tâm, trách nhiệm và cả những hy sinh thầm lặng họ đã giúp hành trình điều trị bệnh của bệnh nhân diễn ra thuận lợi, sớm hồi phục sức khoẻ. Ngày 26/10 là Ngày Điều dưỡng Việt Nam, nhằm tri ân những người làm công tác điều dưỡng, tận tình chăm sóc bệnh nhân.
Khoa Hồi sức tích cực sơ sinh, Bệnh viện Nhi tỉnh Thanh Hoá chuyên điều trị cho những bệnh nhi bị các bệnh lý nặng, nguy kịch dưới 60 ngày tuổi. Với 12 năm kinh nghiệm, điều dưỡng Lê Thị Hằng và các đồng nghiệp luôn chăm sóc từng chút một cho các bệnh nhi như người thân của mình. Từ tiêm, truyền đến cho ăn, thay bỉm, thay tã, vỗ về bệnh nhi… đều do điều dưỡng đảm nhận, hoàn toàn thay cho người nhà của trẻ.
Điều dưỡng Lê Thị Hằng, Khoa Hồi sức tích cực sơ sinh, Bệnh viện Nhi tỉnh Thanh Hoá cho biết: "Các bé đáng lẽ phải được nằm trong vòng tay ôm ấp của bố mẹ. Chúng tôi là những người phải thay chính cha mẹ các bé chăm sóc điều trị. Sự tốt lên của trẻ chính là động lực để tôi tiếp tục cố gắng".
Với người bệnh ung thư, những cơn đau dày vò làm cho họ khó ăn khó ngủ và sinh hoạt cũng không giống như người bình thường khác. Thấu hiểu, cảm thông và chia sẻ với họ, đội ngũ điều dưỡng luôn cố gắng, tận tình chăm sóc, giúp bệnh nhân giảm nhẹ cơn đau, động viên họ có thêm nghị lực chiến đấu với bệnh tật.
Điều dưỡng Lê Thị Quỳnh Anh, Khoa Ung bướu, Bệnh viện Đa khoa Hợp Lực, tỉnh Thanh Hoá cho biết: "Tôi đã chăm sóc điều trị cho nhiều bệnh nhân nặng, do tác dụng phụ xạ trị gặp rất nhiều khó khăn trong sinh hoạt. Nhìn thấy như thế chúng tôi cảm thấy rất thương, tự nhủ phải cố gắng nhiều hơn để chăm sóc bệnh nhân, giảm bớt những đau đớn cho họ".
Trong những năm qua chất lượng chăm sóc sức khỏe Nhân dân của các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá không ngừng được nâng cao và đã nhận được nhiều ý kiến phản hồi tích cực từ người dân. Kết quả đó có sự đóng góp tích cực của các điều dưỡng viên, bởi họ là những người chăm sóc toàn diện về thể chất lẫn tinh thần cho người bệnh.
Bác sĩ CKII Lê Văn Tráng, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Thời gian qua, các điều dưỡng viên thực hiện rất tốt vai trò, chức năng của mình trong chăm sóc bệnh nhân. Điều dưỡng nhi khoa đòi hỏi ngoài sự nhiệt huyết với công việc còn phải có tâm huyết đối với trẻ và yêu thương trẻ".
Tại tỉnh Thanh Hoá, đội ngũ điều dưỡng chiếm khoảng 50% nhân lực trong các cơ sở y tế. Dù bất kỳ ở vị trí, môi trường, điều kiện công tác nào, họ vẫn luôn cố gắng vượt qua mọi khó khăn để hoàn thành tốt nhiệm vụ. Những cử chỉ ân cần, những lời thăm hỏi, động viên luôn là liều thuốc tinh thần kì diệu giúp các bệnh nhân thêm sức mạnh để chiến đấu và chiến thắng bệnh tật.
96,8% bệnh nhân ung thư phổi có hút thuốc lá
Theo thống kê của ngành Y tế, tại Việt Nam có 25 căn bệnh liên quan đến sử dụng thuốc lá. Trong đó, tỷ lệ bệnh nhân ung thư phổi có hút thuốc lá lên đến 96,8%.
Tạm dừng bán, sử dụng sản phẩm bảo vệ sức khoẻ Babistar ZinC
Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế vừa thông báo đề nghị tạm dừng việc bán, lưu thông, sử dụng hàng hóa lô sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Babistar ZinC.
Dấu hiệu cảnh báo tắc ruột
Tắc ruột là một cấp cứu ngoại khoa phổ biến. Nếu không được điều trị kịp thời, tắc ruột có thể gây nhiều biến chứng như hoại tử đường ruột, thậm chí dẫn tới tử vong.
Tổ chức Y tế thế giới cảnh báo số ca bệnh lao cao kỷ lục
Trong báo cáo toàn cầu về bệnh lao mới đây, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết, năm 2023 thế giới ghi nhận 8,2 triệu ca mắc bệnh lao mới, mức cao nhất kể từ khi căn bệnh này được theo dõi năm 1995.
Thanh Hóa tăng cường phòng ngừa ngộ độc thực phẩm
Uỷ ban Nhân dân tỉnh Thanh Hoá vừa ban hành văn bản yêu cầu các sở, ngành, đơn vị, địa phương căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao triển khai có hiệu quả các biện pháp tăng cường phòng ngừa ngộ độc thực phẩm.
Bổ sung bác sĩ trẻ về 26 huyện khó khăn, biên giới
Bộ Y tế và Trường Đại học Y Hà Nội vừa tổ chức lễ trao bằng tốt nghiệp và bàn giao 42 bác sĩ trẻ tốt nghiệp khóa đào tạo bác sỹ chuyên khoa 1 về các vùng khó khăn theo dự án “Thí điểm đưa bác sĩ trẻ tình nguyện về công tác tại miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn” của Bộ Y tế.
Bộ Y tế chấn chỉnh hoạt động của các cơ sở làm đẹp
Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) vừa có văn bản gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương yêu cầu chấn chỉnh hoạt động khám bệnh, chữa bệnh chuyên khoa phẫu thuật, tạo hình, thẩm mỹ và cơ sở làm đẹp.
Nâng cao hiệu quả kiểm soát nhiễm khuẩn trong bệnh viện
Nhiễm khuẩn bệnh viện đang là một trong những mối quan tâm hàng đầu của các cơ sở khám, chữa bệnh. Tại Thanh Hóa, những năm gần đây, các bệnh viện đã chú trọng triển khai nhiều giải pháp để nâng cao hiệu quả kiểm soát nhiễm khuẩn, đảm bảo an toàn cho người bệnh và nhân viên y tế.
Tầm soát phát hiện sớm ung thư
Tại Thanh Hoá, mỗi năm có gần 8.000 bệnh nhân mắc ung thư mới được phát hiện. Thế nhưng, điều đáng tiếc là có tới hơn 60% bệnh nhân ung thư phát hiện ở giai đoạn muộn, khi bệnh đã diễn biến nặng, di căn.
Mở rộng mạng lưới y tế tư nhân khu vực nông thôn, miền núi
Ngoài hệ thống cơ sở khám chữa bệnh công lập được sắp xếp từ tuyến trung ương, tuyến tỉnh, tuyến huyện cho tới tuyến xã, thời gian qua, trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá, hệ thống cơ sở khám chữa bệnh tư nhân phát triển mạnh mẽ. Điều này không chỉ góp phần mở rộng mạng lưới khám chữa bệnh, mà giúp người dân ở nông thôn, miền núi có điều kiện được chăm sóc sức khoẻ toàn diện hơn.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.