Điều trị sốt virus
Sốt virus hay sốt siêu vi do nhiều loại virus gây ra, nhóm hay gặp nhất là virus đường hô hấp với hơn 200 loại gây bệnh khác nhau. Bệnh xảy ra rải rác trong năm và tăng mạnh vào thời điểm mùa hè hay mùa mưa.
Biểu hiện của bệnh
Khi virus xâm nhập vào cơ thể, sau một thời gian ủ bệnh sẽ nhân đến một mức độ đủ cao để gây biểu hiện ra bên ngoài. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi, hầu hết trong số đó không nguy hiểm và tự hồi phục, nhưng một số có thể bị bội nhiễm nếu không được điều trị đúng cách và dứt điểm.
Biểu hiện của bệnh đa dạng, tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, nhưng thường là ho. Sau đó bệnh nhân có biểu hiện hắt hơi, sổ mũi, triệu chứng ngày càng nặng. Bệnh nhân sốt từ 38ºC– 39ºC, thậm chí 40ºC– 41ºC. Khi hết sốt chưa được vài giờ thì lại tiếp tục sốt. Trong nhiều trường hợp các thuốc hạ sốt thông thường cũng không có tác dụng. Đau đầu biểu hiện rõ nhất ở người lớn. Trẻ em có thể đau đầu nhưng vẫn tỉnh táo, không kích thích, vật vã, toàn thân đau nhức (trẻ nhỏ có thể sẽ quấy khóc). Trong và sau khi sốt người bệnh sẽ ho, hắt hơi, chảy nước mũi, họng đỏ… (đây là các biểu hiện của viêm đường hô hấp). Bệnh nhân có rối loạn tiêu hóa (tiêu chảy, không có máu, chất nhầy), có thể có viêm kết mạc mắt (kèm theo sốt, nôn, bệnh nhân sốt virut cũng có thể có biểu hiện của viêm kết mạc mắt, làm mắt đỏ, chảy nước, người mệt mỏi, uể oả..), phát ban...
Đau cơ thể và mệt mỏi có thể không tương xứng với mức độ sốt, kèm theo đó tuyến bạch huyết bị sưng phồng lên. Bệnh thường tự thoái lui nhưng sự mệt mỏi và ho có thể kéo dài một vài tuần.

Sốt do virus thường sốt cao, cần phải theo dõi nhiệt độ cơ thể thường xuyên để kịp thời hạ sốt.
Điều trị như thế nào?
Bệnh sốt virus có thể tự khỏi sau 1-2 tuần. Nhưng bệnh thường có biểu hiện sốt nên cần điều trị, nhất là ở trẻ em.
Điều đầu tiên cần lưu tâm khi bị sốt đó là uống nhiều nước, ở trẻ còn bú thì phải cho trẻ bú đầy đủ. Thường dùng là oresol (1 gói chứa 20gam glucose khan, 3,5 gam natriclorit; 2,9 gam natricitrat và 1,5 gam kaliclorit 1 gói pha trong 1 lít nước sôi để nguội, uống liên tục trong ngày, tùy theo mức độ mất nước có thể sử dụng 2 – 3 gói trong ngày. Có thể thay thế oresol bằng viên hydrit, mỗi lần uống 1 viên pha vào 200ml nước. Cần chú ý pha thuốc đúng tỷ lệ, nếu quá loãng sẽ không cung cấp đủ lượng chất điện giải cần thiết, nếu quá đặc sẽ dẫn đến tình trạng quá tải các chất điện giải.
Nên ở trong phòng ấm, mặc đồ đủ thoáng, không để gió lùa, không để nhiệt độ phòng quá thấp hơn so với nhiệt độ cơ thể và thường xuyên lau người bằng nước ấm (thường nhiệt độ của nước thấp hơn nhiệt độ của trẻ khoảng 3 – 4 độC ) chú ý không được dùng đá lạnh để chườm tại nhà. Có thể kết hợp dán các mỉếng cao dán hạ sốt.
Khi sốt > 38,5 độ C nên sử dụng thuốc hạ sốt, thường dùng là paracetamol với liều 10 – 20 mg/kg thể trọng, cách mỗi 4 – 6 tiếng dùng một lần, sẽ có tác dụng ngăn ngừa việc tăng thân nhiệt.
Vệ sinh sạch sẽ: Thời gian này sức đề kháng rất kém, cơ thể mệt mỏi nên rất dễ mắc thêm bệnh, Vì vậy việc vệ sinh là vô cùng cần thiết, giúp người bệnh tránh được hiện tượng bội nhiễm do nhiễm các loại virus khác. Có thể tắm bằng nước ấm, lau khô người sau khi tắm và thay quần áo thật sạch sẽ.
Tuyệt đối không tự dùng kháng sinh hay tự đi truyền dịch, cũng như lạm dụng dụng cụ xông họng vì có thể dẫn đến hỏng niêm mạc mũi, họng. Đặc biệt không nên uống liên tục thuốc hạ sốt và không dùng nước đá hoặc nước quá lạnh, quá nóng để lau người. Mặc quần áo thoáng mát.
Nếu sốt nhiều ngày (trên 5 ngày), hoặc sốt cao trên 39 độ C mà dùng thuốc hạ sốt không thấy hạ hoặc xuất hiện co giật, đau đầu liên tục, buồn nôn thì cần nhanh chóng đưa người bệnh đến các phòng khám, bệnh viện gần nhất để có biện pháp điều trị đúng đắn, giúp bệnh nhanh chóng thuyên giảm, tránh những biến chứng có thể xảy ra.
Theo BS. Đăng Nguyên
Sức khỏe & Đời sống
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Phòng dịch bệnh mùa mưa
Sau những đợt mưa dông kéo dài, tiếp đến ngày nắng nóng đột ngột tạo thuận lợi cho nhiều vi khuẩn, dịch bệnh sinh sôi. Bộ Y tế khuyến cáo người dân nâng cao nhận thức, chủ động phòng dịch bệnh.

Nguy cơ dịch sốt xuất huyết lan rộng
Dịch sốt xuất huyết đang bước vào mùa cao điểm với tốc độ lây lan nhanh tại cả hai miền. Đáng lo ngại, nhiều ca bệnh nặng xuất hiện sớm – cho thấy dịch sốt xuất huyết năm nay đang có xu hướng diễn tiến phức tạp hơn thường lệ.

Cảnh báo nguy cơ tai biến mạch máu não ở người trẻ
Tai biến mạch máu não đang có xu hướng trẻ hóa, nhiều ca bệnh nhập viện muộn, đối mặt với di chứng nặng nề. Lối sống thiếu lành mạnh, căng thẳng kéo dài, hút thuốc, rượu bia, ít vận động, ăn uống thiếu khoa học là những yếu tố làm gia tăng nguy cơ đột quỵ ở người trẻ.

Tổng cục Hậu Cần - Kỹ thuật khám bệnh, cấp thuốc miễn phí và tặng quà tại xã Yên Thọ
Nhân kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống ngành Hậu cần Quân đội, ngày 11/7, Tổng cục Hậu cần - Kỹ thuật, Bộ Quốc phòng phối hợp với Kho K826, Cục Quân khí và UBND xã Yên Thọ, tỉnh Thanh Hóa tổ chức chương trình khám bệnh, tư vấn sức khỏe, cấp thuốc miễn phí và tặng quà cho các gia đình chính sách, học sinh nghèo vượt khó trên địa bàn.

Trẻ nhập viện do đuối nước tăng
Mặc dù đã được khuyến cáo rất nhiều, thế nhưng năm nào cũng vậy, cứ vào dịp hè là tai nạn đuối nước ở trẻ lại gia tăng. Ghi nhận tại Bệnh viện Nhi Thanh Hoá, số trẻ phải nhập viện cấp cứu do tai nạn đuối nước tăng mạnh từ đầu tháng 6, sau khi học sinh nghỉ hè.

Tối ưu hoá quy trình khám chữa bệnh
Sau khi hoàn thành các điều kiện triển khai bệnh án điện tử, các bệnh viện trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đã rà soát, triển khai các giải pháp nhằm tối ưu hoá quy trình khám chữa bệnh, tạo thuận lợi cho người bệnh cũng như nhân viên y tế.

Cần thêm 30.000 đơn vị máu điều trị cho bệnh nhân dịp hè
Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương cho biết đang cần thêm 30.000 đơn vị máu, nhất là nhóm máu O để kịp cấp cứu, điều trị cho hàng nghìn bệnh nhân trong mùa hè.

Thanh Hoá: Số ca mắc sởi và COVID-19 giảm mạnh
Ghi nhận tại các cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá, số ca mắc sởi và COVID-19 đã giảm mạnh. Đây là kết quả của việc triển khai kịp thời các giải pháp kiểm soát dịch bệnh của các địa phương, đơn vị.

Hiến máu nhân đạo – Hành trình đỏ lần thứ XIII
Sáng ngày 10/7, Ban chỉ đạo hiến máu tình nguyện tỉnh Thanh Hoá phối hợp với Công an tỉnh tổ chức chương trình hiến máu tình nguyện với chủ đề Giọt hồng an ninh - vì hạnh phúc Nhân dân. Đây là một trong nhiều hoạt động trong chuỗi sự kiện thuộc chương trình Hành trình đỏ lần thứ XIII năm 2025.

Đánh giá tình hình hoạt động y tế cơ sở trong mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp
Chiều ngày 9/7, Sở Y tế tỉnh Thanh Hóa đã có buổi làm việc, đánh giá tình hình hoạt động y tế cơ sở trong mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp tại xã Hoằng Lộc. Đây là địa phương đầu tiên Sở Y tế làm việc sau khi chính quyền cấp xã đi vào hoạt động từ 1/7 nhằm nắm bắt các thuận lợi, khó khăn và các vấn đề bất cập, tìm cách tháo gỡ, cải thiện và nâng cao chất lượng y tế cơ sở, đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe nhân dân.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.