Định vị thương hiệu doanh nghiệp qua truy xuất nguồn gốc sản phẩm
Trong môi trường kinh doanh số hiện nay, các doanh nghiệp tỉnh Thanh Hóa đã tạo uy tín và nâng sức cạnh tranh cho sản phẩm hàng hoá của mình bằng việc minh bạch thông tin về nguồn gốc, xuất xứ sản phẩm. Việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm đã giúp các doanh nghiệp định vị được thương hiệu trên thương trường.
Là doanh nghiệp chuyên sản xuất sản phẩm chế biến các sản phẩm Thủ Công Mỹ Nghệ làm từ chất liệu cói, mây, bèo tây, lục bình, tre, nứa… có nguồn gốc tự nhiên xuất khẩu đi thị trường Mỹ, Canada, Châu Âu…, những năm qua, Công ty cổ phần chế biến Cói xuất khẩu Việt Anh, xã Nga An, huyện Nga Sơn đã chú trọng đến hình thức và chất lượng sản phẩm trước khi đưa ra thị trường. Mỗi sản phẩm bình cói, rổ cói, đĩa cói của công ty đều được những người thợ lành nghề tại đây chăm chút tỉ mỉ từng công đoạn và gắn tem có chứa mã QR để truy xuất nguồn gốc sản phẩm trước khi đóng gói sản phẩm để xuất khẩu.

Bà Mai Thị Huệ, Công nhân công ty CP sản xuất, chế biến cói xuất khẩu Việt Anh chia sẻ: "Tôi làm ở đây được 2 năm, công việc phù hợp với phụ nữ, đặc biệt các sản phẩm cói của chúng tôi xuất khẩu ra nước ngoài nên chúng tôi làm cẩn thận để giữ gìn hình ảnh của công ty, để các đối tác yên tâm về chất lượng sản phẩm".

Ông Phạm Minh Tôn, Giám đốc Công ty CP Sản xuất, chế biến cói xuất khẩu Việt Anh
Ông Phạm Minh Tôn, Giám đốc Công ty CP Sản xuất, chế biến cói xuất khẩu Việt Anh cho biết: "Để sản phẩm của công ty Việt Anh đại diện cho Việt Nam ra thị trường Mỹ đòi hỏi nhiều yếu tố, không gây ô nhiễm môi trường, sản phẩm thân thiện, xuất xứ rõ ràng, công ty đã có tem đính kèm nơi sản xuất, thể hiện tên tuổi địa chỉ công ty và để cho người mua biết rằng đó là sản phẩm được sản xuất tại Việt Nam".
Tại Công ty TNHH thực phẩm và thương mại dịch vụ Lê Gia, xã Hoằng Phụ, huyện Hoằng Hóa, thời gian qua, công ty đã luôn quan tâm việc đổi mới công nghệ, thay đổi phương pháp muối mắm truyền thống, nâng cao năng suất chất lượng, sức cạnh tranh trên thị trường. Để tạo ra sản phẩm có chất lượng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, nguyên liệu được chọn lọc kỹ, lên men tự nhiên trong thùng gỗ, khiến mắm có mùi thơm dịu tự nhiên. Bên cạnh đó, Công ty đã sử dụng mã tem, mã vạch trong truy xuất nguồn gốc sản phẩm để người tiêu dùng yên tâm khi sử dụng sản phẩm. Nhờ đó, sản phẩm của công ty không chỉ có mặt tại các siêu thị lớn ở cả trong và ngoài tỉnh mà còn xuất khẩu sang các thị trường Nhật Bản, Mỹ, Hồng Koong, Đài Loan. Hiện Công ty có gần 50 nhóm sản phẩm, trong đó có mắm tôm, mắm tép đạt sản phẩm OCOP 5 sao cấp Quốc gia; nước mắm đạt OCOP 4 sao. Trung bình hàng năm, Công ty có khả năng cung cấp ra thị trường khoảng hơn 2 triệu lít nước mắm, 500 tấn mắm tôm, mắm tép…


Ông Lê Anh, Giám đốc Công Ty TNHH thực phẩm và thương mại dịch vụ Lê Gia, tỉnh Thanh Hóa
Ông Lê Anh, Giám đốc Công Ty TNHH thực phẩm và thương mại dịch vụ Lê Gia, tỉnh Thanh Hóa cho biết thêm: "Chúng tôi hiểu rằng, việc truy xuất là bắt buộc đối với những người sản xuất thực phẩm. Ngoài việc quản lý chất lượng, truy xuất nguồn gốc có vai trò quan trọng, tất cả các sản phẩm của chúng tôi đều có mã QR, có mã số lô sản xuất, khi có bất kỳ sự cố nào, chúng tôi có thể truy xuất nguồn gốc, địa chỉ bán".
Tính đến nay, trên địa bàn tỉnh hiện có khoảng gần 600 cơ sở sản xuất, kinh doanh với hơn 800 sản phẩn OCOP đã dán tem truy xuất nguồn gốc sản phẩm cho sản phẩm hàng hóa của mình. Từ mã QR có trên bao bì sản phẩm, người tiêu dùng có thể dùng điện thoại thông minh truy xuất rất nhiều thông tin (ngày, tháng sản xuất, hạn sử dụng và nguồn gốc mặt hàng...), từ đó thêm yên tâm về chất lượng sản phẩm mà mình lựa chọn. Với các doanh nghiệp, việc ứng dụng dán tem truy xuất nguồn gốc chính là định vị thương hiệu để mở rộng thị trường tiêu thụ.


Bà Phùng Thị Hoa, Cơ sở sản xuất Đông trùng hạ thảo Đăng Khoa
Bà Phùng Thị Hoa, Cơ sở sản xuất Đông trùng hạ thảo Đăng Khoa chia sẻ: "Đông Trùng hạ thảo Đăng Khoa là sản phẩm OCOP 3 sao và tất cả các sản phẩm đều có mã code, khách hàng truy xuất có hết thông tin sản phẩm và tìm hiểu được sản phẩm theo đúng nhu cầu của mình, nhờ đó mà lượng khách hàng được mở rộng ở hầu hết các tỉnh thành".
Thời gian qua, để hỗ trợ các đơn vị doanh nghiệp, cơ sở sản xuất ứng dụng công nghệ trong truy xuất nguồn gốc sản phẩm, Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, Sở Khoa học công nghệ tỉnh đã phối hợp với Sở nông nghiệp hướng dẫn và hỗ trợ chủ thể chuẩn hóa quy trình sản xuất, minh bạch thông tin, mã hóa, dán tem QR Code truy xuất nguồn gốc, thúc đẩy tiêu thụ, nâng cao giá trị sản phẩm, uy tín doanh nghiệp, phục vụ hội nhập quốc tế. Bên cạnh đó, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tổ chức tập huấn nhằm nâng cao nhận thức của người dân về hiệu quả của truy xuất nguồn gốc. Qua đó, tạo điều kiện hỗ trợ cho doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân kết nối cổng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm, giúp nâng cao nhận thức của doanh nghiệp về truy xuất nguồn gốc, cạnh tranh lành mạnh, chia sẻ và liên kết hợp tác đổi mới sáng tạo, nâng cao năng lực cạnh tranh.


Ông Nguyễn Mạnh Hợp, Chi cục trưởng Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, Sở khoa học và công nghệ tỉnh Thanh Hóa
Ông Nguyễn Mạnh Hợp, Chi cục trưởng Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, Sở khoa học và công nghệ tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Trong thời gian tới, chúng tôi tiếp tục đẩy mạnh công tác tập huấn, tuyên truyền, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật, các quy định về truy xuất nguồn gốc cho các tổ chức doanh nghiệp và người tiêu dùng".
Tỉnh Thanh Hóa phấn đấu đến năm 2025, 100% sản phẩm chủ lực, sản phẩm OCOP của tỉnh truy xuất được nguồn gốc sản phẩm; tối thiểu 30% doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng mã số - mã vạch trên địa bàn tỉnh có hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm đáp ứng được tiêu chuẩn quốc gia, quốc tế về truy xuất nguồn gốc; xây dựng được cổng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa trên địa bàn tỉnh kết nối với cổng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm quốc gia và phần mềm kết nối cung cầu nông sản, thực phẩm an toàn tỉnh hoạt động hiệu quả và ổn định.


Thúc đẩy chuyển đổi số trong hoạt động của doanh nghiệp vừa và nhỏ
Trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa hiện có hơn 20.000 doanh nghiệp nhỏ và vừa, chiếm khoảng 90% tổng số doanh nghiệp của tỉnh. Vận hành trong nền kinh tế số ngày càng phát triển, các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang dần nhận thức rõ hơn về vai trò, tác dụng của chuyển đổi số, từ đó tăng cường ứng dụng công nghệ số để tối ưu hóa quy trình sản xuất kinh doanh, nâng cao hiệu suất lao động.

Hơn 30% doanh nghiệp xuất khẩu dự báo tăng đơn hàng trong quý 3/2025
Bất chấp chính sách thuế đối ứng của Mỹ sẽ áp dụng đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam, kết quả khảo sát của Cục Thống kê cho thấy vẫn có 30,8% doanh nghiệp dự kiến tăng số lượng đơn đặt hàng xuất khẩu mới trong quý 3/2025; 51% doanh nghiệp dự báo đơn hàng ổn định.

Ứng dụng khoa học công nghệ, nâng cao giá trị cây trồng, vật nuôi
Ứng dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ vào sản xuất đang trở thành hướng đi tất yếu của nông nghiệp hiện đại. Tại Thanh Hóa, nhiều chủ trang trại, gia trại đã mạnh dạn đầu tư công nghệ, đổi mới tư duy sản xuất kinh doanh. Nhờ đó, không chỉ nâng cao năng suất, chất lượng nông sản, mà còn gia tăng giá trị, mở rộng thị trường, mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt.

Tập huấn đào tạo kỹ năng thương mại điện tử
Sáng 18/7, Sở Công thương đã phối hợp với Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công thương tổ chức Hội nghị tập huấn, đào tạo kỹ năng thương mại điện tử cho cán bộ nhà nước, doanh nghiệp, hợp tác xã, thanh niên khởi nghiệp và sinh viên trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá.

Thị trường trái phiếu doanh nghiệp ghi nhận sức bật mạnh mẽ
Thị trường trái phiếu doanh nghiệp trong tháng 6/2025 ghi nhận sự bứt phá mạnh mẽ với giá trị phát hành lên tới trên 105 nghìn tỷ đồng, tăng 52,4% so với tháng trước, toàn bộ đều là phát hành riêng lẻ và không có trường hợp phát hành ra công chúng.

Phát triển sản phẩm OCOP sau đạt chuẩn
Chương trình OCOP được xem là đòn bẩy thúc đẩy phát triển sản xuất, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa có nguồn gốc từ nông thôn. Chính vì thế, sau khi đạt chuẩn, hầu hết các chủ thể sản xuất trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã quan tâm nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng quy mô sản xuất và tiêu thụ. Nhờ đó, các sản phẩm Ocop của Thanh Hóa ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn, khẳng định được vị thế, thương hiêụ trên thị trường.

Miễn thuế đất nông nghiệp tiếp sức cho nông dân và doanh nghiệp
Mới đây Quốc hội đã ban hành Nghị quyết về việc kéo dài thời gian miễn thuế đất nông nghiệp. Theo đó, hộ gia đình, cá nhân và tổ chức trực tiếp sử dụng đất để sản xuất nông nghiệp sẽ được miễn thuế đất tới hết 2030.

Văn hoá doanh nghiệp – Gốc rễ của sự phát triển bền vững
Sáng ngày 17/7, Hiệp hội Doanh nghiệp thành phố Thanh Hoá đã tổ chức chương trình Cà phê Doanh nhân số 19 với chủ đề “Văn hoá doanh nghiệp – Gốc rễ của sự phát triển bền vững”. Chương trình thu hút sự tham gia của hơn 80 doanh nghiệp hội viên cùng các chuyên gia trong lĩnh vực quản trị doanh nghiệp.

Lãi suất ngân hàng tháng 7/2025 giữ ổn định, ưu đãi tăng nhẹ
Lãi suất ngân hàng tháng 7/2025 ổn định ở kỳ hạn ngắn, một số ngân hàng tăng nhẹ ở kỳ hạn dài với ưu đãi hấp dẫn cho tiền gửi lớn.

Hơn 136.120 tỷ đồng cho vay lĩnh vực nông, lâm, thủy sản
Trên cơ sở khai thác tiềm năng, thế mạnh của địa phương, những năm gần đây các doanh nghiệp, hợp tác xã và người dân trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã mạnh dạn vay vốn ngân hàng đầu tư nâng cấp hạ tầng, nuôi trồng thủy, hải sản theo hướng thâm canh, công nghệ cao, xây dựng nhiều trang trại chăn nuôi lợn, gà quy mô lớn theo quy trình khép kín, hiện đại; đầu tư trồng rừng, chế biến lâm sản đem lại giá trị thu nhập cao.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.