"Đoàn kết để thế giới hết bệnh Glôcôm"
Tuần lễ Glôcôm thế giới năm nay diễn ra từ ngày 9/3 – 15/3 với chủ đề: "Đoàn kết để thế giới hết bệnh Glôcôm". Mục đích là động viên toàn xã hội nâng cao nhận thức về bệnh Glôcôm và kêu gọi mọi người tham gia vào các hoạt động chăm sóc mắt và phòng tránh mù lòa.
Ngay sau khi có các triệu chứng: nhìn mờ, đau nhức mắt, bà Trịnh Thị Nhị, ở thị trấn Thọ Xuân, huyện Thọ Xuân đã đi khám mắt và được chẩn đoán bị Glôcôm góc đóng. Do được phát hiện bệnh kịp thời khi thị giác chưa bị tổn thương nên bệnh nhân được chỉ định điều trị nội khoa bằng laser, kết hợp dùng thuốc tra hạ nhãn áp. Bà Trịnh Thị Nhị cho biết: "Sau 2 ngày điều trị tôi đã thấy bệnh thuyên giảm nhiều, không còn nhức mắt. Tôi đang được tiếp tục theo dõi điều trị. Bác sĩ cũng dặn dò sau khi xuất viện vẫn phải tái khám định kỳ để kiểm soát bệnh".
Tuy nhiên, đây chỉ là một trong số rất ít bệnh nhân Glôcôm được phát hiện và điều trị bệnh kịp thời. Thống kê tại Bệnh viện Mắt Thanh Hóa cho thấy, đa phần bệnh nhân mắc Glôcôm đến khám ở giai đoạn muộn, khi bệnh đã tiến triển nặng, tổn thương thị giác.

Hiện nay, điều trị Glôcôm có nhiều phương pháp: dùng thuốc, laser, phẫu thuật. Tuy nhiên, kết quả điều trị và tiên lượng bệnh phụ thuộc rất nhiều vào thời điểm phát hiện và sự tuân thủ phác đồ điều trị của bệnh nhân. Việc điều trị Glôcôm là nhằm ngăn chặn bệnh không tiếp tục gây tổn thương đầu dây thần kinh thị giác, giữ được thị giác hiện có và khắc phục các triệu chứng của bệnh. Bởi tổn thương thị giác trong bệnh Glôcôm là tổn thương vĩnh viễn ko hồi phục.
Bác sĩ CKI Lê Xuân Đông, Phó Trưởng Khoa Glôcôm, Bệnh viện Mắt Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Bệnh Glôcôm này nó có 2 triệu chứng điển hình, một là đau nhức, thứ hai là nhìn mờ nên bà con có hai triệu chứng này thì nên đến các cơ sở điều trị về mắt để khám và tầm soát cái bệnh. Ngoài ra bệnh Glôcôm có những thể rất âm thầm, nó chỉ mờ dần, mờ dần từng chút một và không gây đau nhức nên cũng rất dễ làm cho bà con chủ quan, và khi thấy mờ quá thì bà con mới đến với cơ sở y tế thì đã vào giai đoạn quá muộn, kết quả điều trị sau này sẽ rất khó khăn".

Hưởng ứng Tuần lễ Glôcôm thế giới năm 2025, Bệnh viện Mắt Thanh Hoá đã tăng cường hoạt động tuyên truyền, tư vấn và nâng cao kiến thức cộng đồng về dấu hiệu nhận biết, cách phòng tránh và điều trị bệnh với thông điệp "Đoàn kết để thế giới hết bệnh Glôcôm". Ông Hoằng Văn Huệ, phường Quảng Minh, thành phố Sầm Sơn chia sẻ: "Tôi vừa phẫu thuật glôcôm. Hôm nay được biết BV tổ chức sinh hoạt tuyên truyền về bệnh glôcôm nên chúng tôi đã tham gia và thấy có rất nhiều thông tin hữu ích". Bác sĩ CKI Lê Xuân Đông, Phó Trưởng Khoa Glôcôm, Bệnh viện Mắt Thanh Hóa cũng khuyến cáo: "Những người trên 40 tuổi thì nên đến khám tầm soát bệnh này ít nhất một năm một lần. Những người mà trong gia đình có thành viên đã từng bị bệnh này thì sẽ có nguy cơ bị rất cao, cho nên khuyến cáo những trường hợp nên đến khám tự thường xuyên hơn. Thêm một khuyến cáo nữa là không nên dùng thuốc một cách bừa bãi, thiếu chỉ định của bác sĩ vì một vài loại thuốc có thể gây ra bệnh glôcôm này".
Glôcôm là một bệnh nguy hiểm và phức tạp trong nhãn khoa. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, Glôcôm là nguyên nhân thứ 2 gây mù loà sau đục thuỷ tinh thể và là nguyên nhân hàng đầu gây mù không hồi phục.

Người mắc Glôcôm cần được theo dõi chặt chẽ từ khi phát hiện bệnh, điều trị cho đến hết quãng đời còn lại, nhằm kiểm soát diễn biến bệnh, hạn chế tối đa tổn hại về thực thể và chức năng thị giác, bởi Glôcôm không thể chữa khỏi hoàn toàn. Nhiều trường hợp, dù được phát hiện và điều trị kịp thời, nhưng người bệnh cho rằng đã khỏi hẳn nên không tái khám, vì vậy không biết rằng bệnh vẫn âm ỉ và tiếp tục tiến triển, dẫn đến mất dần thị giác.

Số bệnh nhân tăng sau kỳ nghỉ lễ
Ghi nhận tại nhiều bệnh viện trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, số lượng bệnh nhân sau kỳ nghỉ lễ tăng mạnh. Các bệnh viện phải bố trí thêm nhiều bàn khám bệnh và tăng cường nhân lực cho các khoa trọng điểm để đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh của Nhân dân.

Các bệnh viện khám, cấp cứu cho gần 970.000 lượt bệnh nhân dịp nghỉ lễ
Theo thống kê của Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế), trong dịp nghỉ lễ vừa qua, các bệnh viện trên cả nước đã tổ chức thường trực 4 cấp đầy đủ, thực hiện khám, cấp cứu cho gần 970.000 lượt người bệnh.

Chủ động phòng bệnh sốt xuất huyết
Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính do visus Dengue gây nên, lây truyền qua vật trung gian là muỗi vằn. Hiện nay, bệnh chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, chủ yếu là điều trị triệu chứng và theo dõi các dấu hiệu của bệnh. Do vậy, khi có các dấu hiệu mắc bệnh, người dân cần đến ngay các cơ sở y tế trên địa bàn để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Triển khai chiến dịch tiêm vaccine phòng, chống dịch sởi năm 2025 đợt 3
Trước tình hình dịch bệnh sởi diễn biến phức tạp, Bộ Y tế đã ban hành Quyết định về việc triển khai chiến dịch tiêm vaccine phòng, chống dịch sởi năm 2025 đợt 3.

Bệnh nhân nhập viện cấp cứu không biến động nhiều so với ngày thường
Ghi nhận tại nhiều bệnh viện trong tỉnh, trong những ngày nghỉ lễ, số lượng bệnh nhân phải nhập viện cấp cứu không biến động nhiều so với ngày thường. Số ca tai nạn giao thông nhập viện giảm so với cùng kỳ năm 2024. Các bệnh viện trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đảm bảo tốt công tác thu dung, cấp cứu, điều trị bệnh nhân.

Bệnh nhân nhập viện cấp cứu không biến động nhiều so với ngày thường
Ghi nhận tại nhiều bệnh viện trong tỉnh, những ngày nghỉ lễ, số lượng bệnh nhân phải nhập viện cấp cứu không biến động nhiều so với ngày thường. Số ca tai nạn giao thông nhập viện giảm so với cùng kỳ năm 2024. Các bệnh viện trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đảm bảo tốt công tác thu dung, cấp cứu, điều trị bệnh nhân.

Đẩy mạnh cài đặt sổ sức khỏe điện tử
Thực hiện đợt cao điểm triển khai tích hợp sổ sức khỏe điện tử trên ứng dụng VNeID, ngành y tế Thanh Hóa đã trở thành điểm sáng trong thực hiện Đề án 06 phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia, mang lại nhiều tiện ích thiết thực cho người dân.

Rộ trào lưu uống nước cốt chanh liều cao “tiêu tan” bách bệnh
Sau những trào lưu vô căn cứ, thậm chí là nguy hại tới sức khỏe như thải độc bằng café, lọc máu ngừa đột quỵ, sinh con thuận theo tự nhiên, anti vaccine... Gần đây, trên mạng xã hội lại rộ lên trào lưu uống nước cốt chanh buổi sáng khi bụng đói để thải độc và chữa bệnh.

Kiểm tra thực hiện các quy định pháp luật về kinh doanh thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm bảo vệ sức khoẻ
Nhằm phòng ngừa và phát hiện các loại thuốc, thực phẩm bảo vệ sức khoẻ, các sản phẩm có nguy cơ không đảm bảo chất lượng, Sở Y tế tỉnh Thanh Hoá đã thành lập đoàn kiểm tra liên ngành, kiểm tra đột xuất. Dự kiến đợt kiểm tra này kéo dài hết tháng 5.

Bộ Y tế yêu cầu tăng tốc tiêm vaccine phòng, chống dịch sởi
Trước tình hình dịch bệnh sởi diễn biến phức tạp, Bộ Y tế đã ban hành Quyết định về việc triển khai chiến dịch tiêm vaccine phòng, chống dịch sởi năm 2025 đợt 3.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.