Doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất cuối năm
Cuối năm là thời điểm các doanh nghiệp tăng tốc sản xuất, đáp ứng yêu cầu thị trường và hoàn thành kế hoạch năm. Năm nay, trong bối cảnh nền kinh tế nhiều khó khăn, đòi hỏi các doanh nghiệp tỉnh Thanh Hóa phải chủ động, linh hoạt tìm kiếm giải pháp thúc đẩy sản xuất, đa dạng thị trường tiêu thụ sản phẩm, nỗ lực hoàn thành tốt nhất kế hoạch năm 2023 và tạo tiền đề cho năm 2024.
Từ đầu quý 4 đến nay, hoạt động sản xuất của Nhà máy nước Vida & La Sante thuộc Công ty cổ phần Nước và Môi trường Anh Phát trở nên sôi động do liên tục nhận được các đơn hàng từ khách hàng nội địa. Năm nay, mặc dù sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn, song đơn vị vẫn dự kiến mức tăng trưởng khoảng 10-15% so với cùng kỳ năm ngoái.

Có được kết quả này là do đơn vị đã tập trung đầu tư cho công nghệ và kiểm soát tốt các tiêu chuẩn chất lượng, đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe, tạo lợi thế mở rộng thị trường nội địa và vươn tới các thị trường xuất khẩu lớn, nhiều tiềm năng.

Ông Hoàng Đình Sơn, Tổ kiểm soát chất lượng, Công ty cổ phần nước và môi trường Anh Phát
Ông Hoàng Đình Sơn, Tổ kiểm soát chất lượng, Công ty cổ phần nước và môi trường Anh Phát cho biết: "Để đáp ứng việc mở rộng thị trường, đối tượng khách hàng khác nhau, nhà máy đã đánh giá và được công nhận chứng chỉ Halal, đối với sản phẩm hiện nay quá trình sản xuất đã và đang phân phối thị trường Bắc Trung Nam và đối tượng khách hàng chính là khách hàng lớn, xây dựng chuỗi và nhà hàng khách sạn, để đáp ứng phát triển trong tương lai dự kiến mở rộng quy mô sản xuất, tiến tới phù hợp định hướng sản xuất kinh doanh những năm tiếp theo".
Nhà máy sản xuất bao bì Đại Dương có công suất 120 triệu sản phẩm/năm cũng đang khẩn trương huy động nhân lực, vật lực, tập trung sản xuất các đơn hàng đã ký kết cho cuối năm và đầu năm 2024.
Hiện có tới 95% sản lượng hàng hoá của nhà máy tiêu thụ tại thị trường nội địa, số còn lại được xuất khẩu sang một số thị trường như Hàn Quốc, Malaixia, Mỹ... Năm nay, do khó khăn chung của thị trường nên sản lượng đơn đặt hàng giảm khoảng 30% so với những năm trước.

Để bảo đảm việc làm, thu nhập cho gần 800 lao động, công ty đang tích cực kết nối, mở rộng thêm thị trường mới, khách hàng mới; đồng thời điều tiết lượng đơn hàng phù hợp giữa các phân xưởng theo từng thời điểm. Ông Hoàng Đức Chung, Phó phòng Hành chính - Nhân sự nhà máy sản xuất Bao bì Đại Dương: "Hiện tại nhà máy chúng tôi đã chuẩn bị đầy đủ nguyên liệu sẵn trong kho để có thể sắp tới nhận thêm các đơn hàng của khách hàng đặt, đảm bảo duy trì sản xuất, đảm bảo lương cho công nhân viên toàn nhà máy trong những tháng cuối năm và kế hoạch của năm 2024".
Tỉnh Thanh Hóa hiện có hơn 21 nghìn doanh nghiệp đang hoạt động. Năm 2023, tác động của suy thoái kinh tế thế giới đã khiến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, bằng việc tập trung triển khai các giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hóa thị trường, đổi mới phương thức bán hàng, từ đầu quý 4 trở lại đây, nhiều doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh đã từng bước phục hồi và phát triển sản xuất, tăng doanh thu so với các tháng đầu năm.

Đáng chú ý, tình hình đơn hàng của nhiều ngành sản xuất như dệt may, da giày, nông lâm thủy sản, phân bón, thức ăn chăn nuôi...đã có dấu hiệu tăng trưởng trở lại. Đơn hàng tăng từ 12 – 20% so với các tháng trước.

Ông Lê Hùng Mạnh, Giám đốc Công ty Phân bón Hữu Nghị, tỉnh Thanh Hóa
Ông Lê Hùng Mạnh, Giám đốc Công ty Phân bón Hữu Nghị, tỉnh Thanh Hóa cho biết thêm: "Công ty Phân bón Hữu nghị đã xây dựng thị trường khắp cả nước trong thời gian qua, tiếp tục đẩy mạnh thị trường khu vực phía nam và đưa ra 1 số loại sản phẩm phù hợp vùng thị trường, đa dạng hóa thêm đáp ứng các loại cây trồng khác nhau, từ đó phát triển ổn định, địa bàn để bổ trợ cho nhau trong giai đoạn nhất định".
Các chuyên gia đánh giá, doanh nghiệp đã trải qua thời gian dài tái cấu trúc, bố trí lao động, tiết giảm chi phí, nâng cao sức cạnh tranh. Do vậy sức khoẻ ngành sản xuất đang dần được cải thiện, giúp nhiều doanh nghiệp có đơn hàng vào thời điểm cuối năm và đến quý 1 năm sau. Đồng hành cùng doanh nghiệp, ngành công thương Thanh Hóa cũng đang tập trung thực hiện nhiều giải pháp, tháo gỡ khó khăn vướng mắc, hỗ trợ kết nối, kích cầu tiêu dùng sản phẩm trong tỉnh; tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để các doanh nghiệp tiếp tục phục hồi, ổn định sản xuất và đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa trong giai đoạn nước rút cuối năm.

Đồng bào công giáo tích cực tham gia phát triển kinh tế
Với phương châm sống “tốt đời, đẹp đạo”, thời gian qua, đồng bào Công giáo trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa luôn đoàn kết, tích cực hưởng ứng các phong trào thi đua yêu nước, thi đua lao động sản xuất. Đặc biệt, trong phong trào phát triển kinh tế đã xuất hiện nhiều tấm gương điển hình với cách làm hay, sáng tạo, đóng góp tích cực vào sự phát triển chung của địa phương.

Xây dựng OCOP, phát triển thương hiệu sản phẩm gắn với kinh tế tập thể
Thanh Hóa hiện có trên 1340 hợp tác xã và hàng nghìn tổ hợp tác. Các đơn vị kinh tế tập thể chủ yếu có quy mô nhỏ và siêu nhỏ. Để tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm, nhiều Hợp tác xã, tổ hợp tác đã chú trọng phát triển sản phẩm OCOP, từng bước mở rộng thị trường tiêu thụ, nâng cao doanh thu, tạo thêm việc làm cho người lao động.

Thanh Hóa: Xuất khẩu hàng hóa tăng trưởng tích cực trong Quý I/2025
Quý I/2025, tổng giá trị hàng hoá xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đạt trên 1,4 tỷ USD, tăng 17,2% so với cùng kỳ. Trong bối cảnh cạnh tranh thương mại toàn cầu diễn ra phức tạp, khó đoán định, con số này cho thấy sự nỗ lực trong sản xuất kinh doanh, đẩy mạnh xuất khẩu của các doanh nghiệp.

Giá nhiều loại vật liệu xây dựng tăng nhẹ, sức tiêu thụ giảm
Trong khi cát, đá khan hiếm thì nguồn cung giá nhiều loại vật liệu xây dựng khác như gạch, xi măng, sắt, thép… lại đang khá dồi dào. Khảo sát tại thị trường Thanh Hóa cho thấy, từ đầu tháng 3/2025 đến nay, giá các loại vật liệu này đều tăng nhẹ, nhưng sức mua lại giảm so với mọi năm.

Thủ tướng: Đề nghị phía Hoa Kỳ hoãn áp thuế với Việt Nam ít nhất 45 ngày
Tối 7/4, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp với các bộ, ngành để cập nhật tình hình với các diễn biến mới, tiếp tục thảo luận về các giải pháp sau khi phía Hoa Kỳ vừa công bố áp thuế đối ứng với hàng hóa đến từ nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam.

Khai thác thủy sản quý 1/2025 đạt trên 32 nghìn tấn
Những tháng đầu năm, mặc dù thời tiết không thuận lợi, giá nguyên, nhiên liệu cho mỗi chuyến vươn khơi cao, nhưng với sự chủ động đầu tư nâng cấp, cải hoán tàu thuyền, ngư lưới cụ của bà con ngư dân, hoạt động khai thác thủy sản trong quý I của tỉnh Thanh Hóa vẫn đạt trên 32 nghìn tấn, vượt kế hoạch đề ra.

Thu thuế thương mại điện tử trong quý I/2025 tăng 19%
Trong 3 tháng đầu năm 2025, tổng số thuế thu từ hoạt động thương mại điện tử đạt 34,5 nghìn tỷ đồng, tăng 19% so với cùng kỳ năm trước. Đây là tín hiệu tích cực cho thấy hiệu quả của công tác quản lý thuế trong lĩnh vực kinh doanh trên nền tảng số.

Từ 1/4, tiến hành điều tra doanh nghiệp năm 2025 trên cả nước
Từ ngày 1/4, ngành Thống kê đã tiến hành Điều tra doanh nghiệp năm 2025 trên cả nước. Đây là cuộc điều tra hàng năm trong Chương trình điều tra thống kê quốc gia được ban hành theo Quyết định số 03/2023 ngày 15/2/2023 của Thủ tướng Chính phủ.

Giảm thuế VAT - Đòn bẩy kích cầu tiêu dùng hiệu quả
Theo đánh giá của chuyên gia kinh tế, các chính sách giảm thuế, nhất là thuế giá trị gia tăng là một trong những giải pháp tạo ra "đòn bẩy" để kích cầu hiệu quả.

Vật liệu xây dựng khan hiếm và tăng giá
Giá vật liệu xây dựng thông thường đến công trình tăng mạnh nhưng vẫn không có để mua. Đây là tình trạng chung đang xảy ra trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa trong thời gian từ sau Tết Nguyên đán đến nay. Vật liệu xây dựng khan hiếm là cơ hội cho một số chủ mỏ tăng giá, chèn ép người mua dẫn đến nguy cơ ảnh hưởng đến tiến độ triển khai các dự án đầu tư công và đời sống của nhân dân.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.