Doanh nghiệp dệt may linh hoạt cơ cấu mặt hàng
Biến động kinh tế toàn cầu đang đặt ra nhiều thách thức đối với các doanh nghiệp. Lãi suất tăng cao, nhiều chuỗi cung ứng bị đứt gãy, đơn hàng sụt giảm mạnh, đã tác động nhiều chiều đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp trong đó có doanh nghiệp dệt may. Thực tế này đòi hỏi các doanh nghiệp dệt may trên địa bàn Thanh Hóa phải linh hoạt, nhanh nhạy hơn trước diễn biễn thị trường. Trong đó cơ cấu lại mặt hàng là giải pháp được nhiều doanh nghiệp dệt may thực hiện.
Trước đây, Công ty TNHH S&D sản xuất 100% hàng dệt kim xuất khẩu sang các thị trường lớn như Mỹ, EU, Hàn Quốc. Khi các thị trường này biến động, lạm phát gia tăng khiến sức mua giảm sút, các đối tác có động thái cắt giảm đơn hàng, thậm chí hủy đơn, doanh nghiệp đã chuyển đổi 40% cơ cấu sản phẩm sang làm hàng sơ mi.
Theo đại diện doanh nghiệp, việc đa dạng hóa sản phẩm và thị trường tiêu thụ sẽ là giải pháp tối ưu để có thể thích ứng trước những biến động nhanh và khó lường của thương mại toàn cầu. Cơ cấu lại mặt hàng sẽ phải đi cùng với đầu tư thêm thiết bị máy móc, công nghệ, đào tạo, nâng cao tay nghề cho người lao động. Với các giải pháp thích ứng linh hoạt, chuyển đổi đồng bộ, nên ngay cả trong thời điểm gặp khó khăn như lúc này, doanh nghiệp vẫn có đơn hàng, người lao động vẫn có việc làm và thu nhập ổn định.
Ông Nghiêm Mạnh Toàn, Phó Giám đốc Công ty TNHH S&D, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Ban lãnh đạo công ty đã chủ động tìm kiếm các đối tác truyền thống, đối tác mới, vừa động viên người lao động đồng hành cùng công ty chia sẻ những lúc khó khăn, sắp sếp lại dự án đầu tư, dự án nào cần thiết, để tập trung nguồn tài chính cho việc chuyển đổi mặt hàng, đầu tư thiết bị, đào tạo người lao động, để người lao động yên tâm làn việc gắn bó với công ty".
Công ty TNHH S&D cũng vừa có quyết định chuyển đổi cơ cấu sản phẩm để thích ứng nhanh hơn trước diễn biến từ thị trường thế giới. Theo đó, những mặt hàng bị ảnh hưởng do lạm phát, người dân cắt giảm chi tiêu, sẽ chuyển đổi sang sản xuất các mặt hàng thị trường vẫn có nhu cầu như hàng dệt thoi, quần và áo thời trang... Với doanh nghiệp, thay đổi chiến lược kinh doanh không chỉ từ việc cơ cấu lại sản phẩm để có nguồn hàng dồi dào hơn, mà còn định vị lại thị trường.
Ông Trần Văn Hợp, Giám đốc Công ty TNHH Dụng cụ thể thao Sunrise ,tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Công ty chủ yếu làm hàng dệt kim, hàng để bù đắp cho số hơn 700 lao động trong công ty rất khó trong thời điểm hiện tại này. Công ty đưa ra các giải pháp tìm nguồn hàng mới, khách hàng mới và chuyển đổi một số mặt hàng như chuyển một số chuyển sang hàng dệt thoi, thay vì hàng dệt kim và một số hàng khác như trước đây".
Hiện các doanh nghiệp dệt may Thanh Hóa đều đang rất nỗ thích ứng trước những khó khăn, thách thức từ thị trường. Đáng chú ý, nhiều doanh nghiệp không còn phụ thuộc vào các thị trường truyền thống như Mỹ, châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc, mà bắt đầu chuyển dịch sang Nga, các nước Trung Đông. Đặc biệt, đối với thị trường EU, nếu như trước đây dệt may chỉ tập trung vào một số nước lớn như Đức, Pháp, Tây Ban Nha, Anh, thì nay đã tìm kiếm và mở rộng thị trường xuất khẩu ở nhiều quốc gia khác. Một số doanh nghiệp cũng chuyển dịch đầu tư vào công nghệ để có thể đa dạng hóa mặt hàng và thị trường.
Anh Trần Văn Tùng, Quản đốc Nhà máy Công ty TNHH Thương mại xuất khẩu May 666, tỉnh Thanh Hóa cho biết thêm: "Để đáp ứng nhu cầu thị trường trước tiên bộ máy sản xuất phải linh hoạt; đào tạo tay nghề công nhân đáp ứng được chất lượng mặt hàng từng chủng loại; người lao động đảm bảo được thu nhập khi chuyển đổi mặt hàng, về phương thức đào tạo chuyên sâu, trước khi vào đơn hàng mới, đào tạo ngoài giờ để khi vào sản xuất đáp ứng linh hoạt luôn, và ổn định luôn, có thu nhập".
Trong khó khăn do lạm phát, sức tiêu dùng đối với mặt hàng dệt may sụt giảm, các doanh nghiệp dệt may Thanh Hóa đã nhanh chóng xoay chuyển tình thế bằng cách cơ cấu lại sản phẩm, tìm kiếm khách hàng mới ngay trong các thị trường truyền thống cũng như tăng cường xúc tiến thương mại ở những thị trường mới. Hiệp hội Dệt may Thanh Hóa cũng cho rằng, chuỗi cung ứng thay đổi nhanh và khó đoán định, các doanh nghiệp khó có thể xây dựng kế hoạch dài hạn mà cần linh hoạt, nhạy bén nắm bắt thông tin thị trường để thích ứng. Mục tiêu ngắn hạn là có đơn hàng để duy trì sản xuất, đảm bảo việc làm và ổn định thu nhập cho người lao động, chờ cơ hội phục hồi trở lại của nền kinh tế.
Đảm bảo nguồn cung thực phẩm an toàn phục vụ Tết
Chỉ còn gần 1 tháng nữa là đến Tết Nguyên đán 2025. Nhu cầu về thực phẩm của người dân trong dịp Tết năm nay được dự báo tăng khoảng 20 – 30%. Thời gian này, các đơn vị phân phối, kinh doanh thực phẩm an toàn đã chuẩn bị sẵn sàng nguồn hàng để đáp ứng nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng.
Từ ngày 1/1/2025, giá vé máy bay nội địa tối đa tới 4 triệu đồng/vé
Bộ Giao thông Vận tải vừa ban hành Thông tư số 44 quy định cơ chế, chính sách quản lý giá dịch vụ vận chuyển hàng không nội địa và giá dịch vụ chuyên ngành hàng không. Thông tư có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025.
Xuất khẩu 2025 đặt mục tiêu tăng trưởng 10 - 12%, xuất siêu trên 20 tỷ USD
Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam năm 2024 ước đạt 783,4 tỷ USD, tăng 15% so với năm 2023; trong đó xuất khẩu ước đạt 403,7 tỷ USD, tăng 13,8%. Với kết quả này, Bộ Công Thương đặt mục tiêu phấn đấu tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2025 tăng trên 10 - 12% so với năm 2024, cán cân thương mại tiếp tục có xuất siêu ở mức trên 20 tỷ USD.
Lần đầu tiên thu ngân sách Nhà nước vượt mốc 2 triệu tỷ đồng
Ngân sách Nhà nước năm 2024 ước đạt hơn 2 triệu tỷ đồng, bằng 119,1% so với dự toán, tăng 15,5% so với thực hiện năm 2023; tỷ lệ động viên vào ngân sách Nhà nước đạt 17,8% GDP, riêng thuế, phí đạt 14,2% GDP.
Bộ Tài chính bãi bỏ hàng loạt thông tư về tài chính đất đai
Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 89 bãi bỏ toàn bộ 12 Thông tư và bãi bỏ một phần của 1 thông tư khác trong lĩnh vực tài chính đất đai do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành trước ngày Luật Đất đai năm 2024, Luật Nhà ở năm 2023 có hiệu lực thi hành.
Nông sản Việt chinh phục nhiều thị trường
Năm 2024, nông sản Việt Nam đã có mặt ở gần 200 quốc gia và vùng lãnh thổ. Đặc biệt, nhiều nông sản Việt tiếp tục chinh phục thành công những thị trường mới, nhiều mặt hàng nông sản mới được "cấp visa" xuất khẩu chính ngạch.
Xuất nhập khẩu sang khu vực châu Á, châu Phi đạt 520 tỷ USD
Bộ Công thương cho biết, với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu lên tới 520 tỷ USD, khu vực thị trường châu Á, châu Phi tiếp tục giữ vị trí chiến lược trong hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam trong năm 2024 và nhiều năm tới.
Quảng Xương phấn đấu DDCI nằm trong top đầu của tỉnh trong năm 2025
Chiều ngày 2/1, huyện Quảng Xương đã tổ chức hội nghị triển khai nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng – an ninh năm 2025.
Tăng giá trị sản xuất ngành mía đường Thanh Hóa
Niên vụ 2024 - 2025 diện tích, năng suất mía các vùng nguyên liệu trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đều tăng. Cùng với đẩy mạnh đầu tư thiết bị công nghệ dây chuyển chế biến, các doanh nghiệp sản xuất mía đường đã thực hiện nhiều giải pháp kỹ thuật, tăng năng suất, sản lượng, nâng cao giá trị sản xuất ngành mía đường.
Bước đột phá trong thu ngân sách Nhà nước của tỉnh Thanh Hóa
Trên 56 nghìn 400 tỷ đồng là tổng thu ngân sách Nhà nước của tỉnh Thanh Hóa trong năm 2024. Đây là số thu cao nhất của tỉnh từ trước đến nay. Với kết quả này, Thanh Hóa tiếp tục duy trì vị trí dẫn đầu các tỉnh Bắc Trung Bộ và đứng thứ 8 cả nước. Trong bối cảnh nền kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức, con số trên là kết quả của sự lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành quyết liệt, sâu sát, linh hoạt của Tỉnh ủy, Hội đồng Nhân dân, UBND tỉnh, sự nỗ lực của các ngành, các địa phương thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách Nhà nước, của cộng đồng doanh nghiệp, người nộp thuế trên địa bàn tỉnh.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.