Doanh nghiệp dệt may nỗ lực sản xuất xanh để thu hút đơn hàng
Trong bối cảnh sụt giảm đơn hàng, để nâng cao tính cạnh tranh, tiếp tục duy trì hoạt động và phát triển, doanh nghiệp dệt may đang nỗ lực đầu tư theo hướng sản xuất xanh. Việc chuyển đổi sang các mô hình sản xuất xanh và thân thiện với môi trường, xanh hóa ngành dệt may sẽ mang lại nhiều lợi thế cho doanh nghiệp hơn khi tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu.
Xanh hoá sản xuất trong ngành dệt may khá đa dạng và được doanh nghiệp chuyển đổi phù hợp với bối cảnh riêng. Trong đó, cần hướng tới quy trình sản xuất mà từ nguyên liệu đầu vào đến sản phẩm đầu ra đều thân thiện với môi trường, không gây hại cho sức khỏe con người.

Ông Trần Công Tuệ, Giám đốc Công ty TNHH sản xuất dịch vụ và thương mại Trường Phát, tỉnh Thanh Hóa
Ông Trần Công Tuệ, Giám đốc Công ty TNHH sản xuất dịch vụ và thương mại Trường Phát, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Châu Âu yêu cầu khắt khe hơn. Mỹ cũng yêu cầu một số đánh giá như việc xây dựng nhà máy phải quy chuẩn theo đánh giá của khách hàng... Đối với khách hàng Châu Âu, Mỹ, họ đang yêu cầu nhà máy xanh, tuần hoàn. Chúng tôi nói riêng cũng như ngành may nói chung đang hướng tới để đạt nhà máy xanh chất lượng."
Hiện nay, Việt Nam đã ký các Hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới với các quy tắc, cam kết về bảo vệ môi trường và phát thải thấp, điều này bắt buộc các doanh nghiệp phải triển khai bằng việc đầu tư công nghệ sản xuất, tự động hóa, xây dựng môi trường làm việc an toàn cho người lao động. Đại diện Hiệp hội Dệt may Thanh Hóa cho rằng, ngay từ bây giờ các doanh nghiệp phải nhanh chóng thay đổi để thích ứng với yêu cầu của thị trường. Chú trọng đẩy mạnh tự chủ nguồn cung vật liệu nội địa, đa dạng hoá nguồn cung nguyên liệu; tận dụng và tối ưu hoá đầu vào thông qua thiết kế, phát triển và sử dụng nguyên nhiên liệu, nguyên vật liệu tái tạo; thúc đẩy sản xuất sạch hơn, sản xuất sản phẩm thân thiện môi trường. Từ đó, nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển bền vững.

Thanh Hóa tạo việc làm mới cho 14.700 lao động
Quý 1 năm 2025, Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức 2 phiên giao dịch, ngày hội việc làm, thu hút 40 lượt doanh nghiệp, đơn vị và 2.000 lượt người lao động tham gia tuyển dụng, qua đó kết nối việc làm thành công cho 250 lao động.

Tổng giá trị nhập khẩu hàng hóa quý 1 ước đạt 2,57 tỷ USD
Năm 2025, thị trường xuất khẩu của các doanh nghiệp trọng điểm ở tỉnh Thanh Hóa như; Mỹ, các nước Liên minh Châu Âu và Châu Á đều có tín hiệu tăng trưởng tốt, tạo thuận lợi cho hoạt động sản xuất. Các doanh nghiệp đã tích cực nhập khẩu nhiều mặt hàng nguyên, phụ liệu làm đầu vào sản xuất.

Hơn 3.000 tỷ đồng cho vay xuất, nhập khẩu
Các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã chú trọng nguồn vốn cho vay vào hoạt động sản xuất, kinh doanh các lĩnh vực ưu tiên, trong đó có xuất, nhập khẩu. Tính đến cuối tháng 3 năm 2025, dư nợ cho vay đối với lĩnh vực xuất, nhập khẩu của các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh đạt hơn 3.000 tỷ đồng.

Thành lập mới 579 doanh nghiệp trong quý 1
Theo thống kê từ Sở Tài chính, trong quý 1 năm 2025, tỉnh Thanh Hóa đã thành lập mới 579 doanh nghiệp, tăng 14,9% so với cùng kỳ, bằng 19,3% kế hoạch, đứng đầu khu vực Bắc Trung bộ và thứ 6 cả nước, sau các tỉnh, thành phố: Hồ Chí Minh, Hà Nội, Bình Dương, Đồng Nai, Đà Nẵng. Tổng vốn điều lệ đăng ký khoảng 3.958 tỷ đồng, giảm 32% so với cùng kỳ.

Xây dựng thương hiệu gắn với sự phát triển của hợp tác xã
Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh vừa tổ chức Diễn đàn “Kết nối doanh nghiệp, các Hợp tác xã” và truyền thông “Xây dựng thương hiệu gắn với sự phát triển của hợp tác xã” cho thành viên các mô hình kinh tế tập thể trên địa bàn.

Đất nông nghiệp được thí điểm làm nhà ở thương mại
Nghị quyết 171 của Quốc hội về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại qua thỏa thuận nhận quyền hoặc đang có quyền sử dụng đất, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/4.

Cục Thuế siết chặt giám sát hóa đơn
Cục Thuế vừa ban hành thông báo chỉ đạo triển khai thực hiện Nghị định số 70/2025 của Chính phủ, sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 123/2020 về hóa đơn, chứng từ.

Thanh Hóa: Nhiều loài thủy sản bị suy giảm tới 80 – 90%
Theo ngành Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Thanh Hóa, hiện nay, nhiều loại thủy sản trên địa bàn tỉnh bị suy giảm tới 80 – 90%, thậm chí sắp tuyệt chủng như cá trê vàng, cá ngát, ốc nhồi, ếch đồng, tôm càng… Nhiều loài cá có tên trong Sách Đỏ Việt Nam như cá mòi cờ hoa và cá mòi cờ chấm cũng đang dần trở nên hiếm gặp. Nguyên nhân chính là do khai thác quá mức và sử dụng các phương pháp khai thác tận diệt.

Thanh Hóa còn 8 đơn vị chưa thực hiện giải ngân vốn đầu tư công
Hiện nay tiến độ giải ngân vốn đầu tư công của tỉnh Thanh Hóa đang cao hơn 7,4% so với bình quân chung cả nước, nhiều chủ đầu tư có tiến độ giải vốn cao. Tuy nhiên vẫn còn 8 đơn vị vẫn chưa thực hiện giải ngân vốn.

Quý I/2025, Thanh Hóa chi 12.000 tỷ đồng từ ngân sách
Theo báo cáo của Sở Tài chính tỉnh Thanh Hóa, tổng chi ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh trong quý I/2025 ước đạt hơn 12.000 tỷ đồng, tương ứng 22,4% dự toán cả năm và tăng 10,9% so với cùng kỳ năm 2024.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.