Doanh nghiệp dệt may số hóa, xanh hóa tạo lợi thế cạnh tranh
Số hóa, xanh hoá giúp các khâu trong ngành dệt may kết nối với nhau, tăng năng suất lao động, giảm chi phí, nâng cao năng lực cạnh tranh tại thị trường nội địa và quốc tế. Nhận thức rõ tầm quan trọng của vấn đề này, nhiều doanh nghiệp dệt may Thanh Hóa đã và đang từng bước số hóa, xanh hóa trong sản xuất để giữ đơn hàng và tạo lợi thế cạnh tranh.
Thời gian qua, nhiều doanh nghiệp dệt may thiếu đơn hàng nên phải làm những đơn hàng nhỏ, giao hàng nhanh. Trong khi đó, khách hàng hiện nay có yêu cầu cao về giám sát các giai đoạn sản xuất của đơn hàng. Việc số hoá sẽ giúp doanh nghiệp đáp ứng được những yêu cầu này.
Không chỉ áp dụng công nghệ, số hóa các khâu trong sản xuất, ngành dệt may còn đứng trước yêu cầu phát triển xanh hoá. Nhiều doanh nghiệp dệt may Thanh Hóa đang hướng tới quy trình sản xuất xanh do yêu cầu tại các thị trường xuất khẩu trọng điểm ngày càng tăng.
Bà Lê Thị Dung, Giám đốc Công ty TNHH Huệ Anh, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Chúng tôi đang áp dụng những yêu cầu cơ bản của khách hàng đối với xanh hóa trong sản xuất. Cụ thể, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nguồn nước phục vụ sản xuất, sử dụng điện năng lượng mặt trời trên hệ thống điện áp mái của nhà máy. Ngoài ra, còn có các biện pháp để giảm thiểu ô nhiễm môi trường bên trong và ngoài nhà máy".
Đại diện Hiệp hội Dệt may Thanh Hóa cho rằng, sức cạnh tranh của dệt may sẽ phụ thuộc lớn vào khả năng xanh hóa và số hóa sản xuất. Khi đầu tư cho xanh hóa sản xuất, chi phí của doanh nghiệp sẽ tăng đáng kể. Theo tính toán, chỉ riêng việc sử dụng nguyên liệu xanh, có thể tái chế, giá đầu vào cao hơn 300% so với sản phẩm truyền thống. Từ đó, sản phẩm đưa ra thị trường có sự cạnh tranh rất lớn về giá, gây khó khăn cho doanh nghiệp. Đây cũng là thách thức đáng kể đối với doanh nghiệp dệt may trên con đường xanh hóa, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Thanh Hóa: Phát triển kinh tế số chưa được như kỳ vọng
Thực hiện Nghị quyết số 06 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa về chuyển đổi số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, Thanh Hóa luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo phát triển hạ tầng viễn thông, doanh nghiệp công nghệ số nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế số. Tuy nhiên, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhà nước, phát triển kinh tế số một số ngành, lĩnh vực còn chậm, dẫn đến tốc độ phát triển của lĩnh vực này chưa được như kỳ vọng.
Hội nghị khách hàng Công ty cổ phần Tập đoàn Wingroup
Mới đây, tại Thành phố Thanh Hoá, Công ty Cổ phần Tập Đoàn Wingroup đã tổ chức Hội nghị khách hàng năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Thanh Hóa mở rộng liên kết sản xuất cây khoai tây vụ Đông xuân
Trong vụ đông xuân 2024 - 2025, tại nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, người dân đã mở rộng diện tích trồng khoai tây theo hình thức liên kết chuỗi giá trị. Đây là cơ hội để nâng cao gía trị kinh tế trên đơn vị canh tác, tăng thu nhập, người dân yên tâm về thị trường tiêu thụ sản phẩm.
Diễn đàn doanh nhân: Tối ưu hoá nguồn lực trong doanh nghiệp
Chiều ngày 04/01, Hiệp hội doanh nghiệp thành phố Thanh Hoá đã tổ chức diễn đàn doanh nhân số 11, số đặc biệt với chủ đề: Tối ưu hoá nguồn lực trong doanh nghiệp. Chương trình đã thu hút sự tham gia của đông đảo doanh nghiệp hội viên.
Thanh Hóa có trên 36.400 ha rừng đạt chứng chỉ FSC
Tỉnh Thanh Hóa đang thực hiện nhiều giải pháp nhằm phát triển diện tích rừng gỗ lớn gắn với xây dựng chứng chỉ quản lý rừng bền vững FSC. Qua đó không chỉ tăng giá trị kinh tế rừng trồng mà còn đảm bảo các giá trị bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu, hướng đến phát triển lâm nghiệp bền vững.
Thanh Hóa có tổng đàn gia súc, gia cầm thuộc nhóm dẫn đầu cả nước
Trên địa bàn Thanh Hóa đã nhiều dự án, nhất là các dự án chăn nuôi công nghệ cao được đưa vào khai thác và có sản phẩm cung cấp ra thị trường, góp phần đưa giá trị sản xuất lĩnh vực chăn nuôi tăng cao.
Mường Chanh - xã đầu tiên của huyện Mường Lát về đích Nông thôn mới
Xã Mường Chanh, huyện Mường Lát tỉnh Thanh Hóa vừa được Hội đồng thẩm định xã đạt chuẩn Nông thôn mới tỉnh bỏ phiếu công nhận hoàn thành các tiêu chí xây dựng Nông thôn mới. Đây là xã đầu tiên của huyện Mường Lát về đích Nông thôn mới, góp phần "xóa trắng" xã Nông thôn mới trên địa bàn huyện.
Doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất kinh doanh 2025
Năm 2025 được dự báo còn nhiều khó khăn, thách thức đối với hoạt động của doanh nghiệp. Với kinh nghiệm vượt khó và khả năng thích ứng linh hoạt, ngay từ đầu năm, nhiều doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã xây dựng các kế hoạch kinh doanh cụ thể, tập trung đẩy mạnh sản xuất, phát triển thị trường.
Đảm bảo nguồn cung thực phẩm an toàn phục vụ Tết
Chỉ còn gần 1 tháng nữa là đến Tết Nguyên đán 2025. Nhu cầu về thực phẩm của người dân trong dịp Tết năm nay được dự báo tăng khoảng 20 – 30%. Thời gian này, các đơn vị phân phối, kinh doanh thực phẩm an toàn đã chuẩn bị sẵn sàng nguồn hàng để đáp ứng nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng.
Từ ngày 1/1/2025, giá vé máy bay nội địa tối đa tới 4 triệu đồng/vé
Bộ Giao thông Vận tải vừa ban hành Thông tư số 44 quy định cơ chế, chính sách quản lý giá dịch vụ vận chuyển hàng không nội địa và giá dịch vụ chuyên ngành hàng không. Thông tư có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.