Doanh nghiệp dệt may tăng tốc về đích
Chỉ còn hơn 1 tháng nữa là kết thúc năm 2024, các doanh nghiệp dệt may trong nước đang tích cực sản xuất, đáp ứng thời gian giao hàng và về đích theo đúng kế hoạch.
Theo Tập đoàn Dệt may Việt Nam, hiện nay, hầu hết các thị trường xuất khẩu chính của ngành đều có tín hiệu phục hồi tích cực. Đáng chú ý, thị trường dệt may có sự chuyển dịch đơn hàng từ Trung Quốc, Bangladesh, Myanmar sang Việt Nam. Tồn kho tại các thị trường chủ lực như Mỹ, châu Âu, Nhật Bản có xu hướng giảm dần so với cùng kỳ năm trước, sức mua có xu hướng tăng đã tạo nên sự phục hồi nhu cầu đặt hàng từ các đối tác. Dự kiến đơn hàng may mặc trong quý IV/2024 và quý I/2025 sẽ tiếp tục dồi dào, tuy nhiên đơn giá chưa cải thiện đáng kể. Trong dài hạn, khi chính sách cắt giảm lãi suất tại các thị trường lớn thực sự có tác động tích cực đối với nền kinh tế, tạo ra việc làm ổn định và sức mua, đơn giá sẽ cải thiện. Có thể thấy nhờ đơn hàng khởi sắc, xuất khẩu của ngành dệt may dần đi vào ổn định sau năm 2023. Số liệu từ Tổng Cục Thống kê mới công bố gần đây, 10 tháng năm 2024 dệt may đứng thứ 4 trong nhóm hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất cả nước với 30,572 tỷ đồng, tăng 10,5% so với cùng kỳ.
Ứng phó với xu hướng gia tăng bảo hộ tại các thị trường
Hiện nay, dư địa mở rộng thị trường xuất khẩu sang các thị trường châu Á- châu Phi còn rất lớn, nhưng một trong những khó khăn lớn nhất là quan điểm bảo hộ, tạo ra các rào cản từ các nước nhập khẩu đòi hỏi ngành Công thương và các doanh nghiệp phải chủ động ứng phó.
Mặt bằng lãi suất có xu hướng tăng nhẹ
Tín hiệu thị trường tích cực đang thúc đẩy nhu cầu vay vốn để mở rộng sản xuất, chuẩn bị đơn hàng của doanh nghiệp. Chính vì vậy, nhiều giải pháp tăng cung ứng vốn đã được hệ thống ngân hàng áp dụng để nâng cao năng lực tài chính, đáp ứng cầu tín dụng tăng cao dịp cuối năm.
Triệu Sơn có thêm 6 sản phẩm OCOP 3 sao
Để đẩy mạnh thực hiện Chương trình OCOP trên địa bàn, UBND huyện Triệu Sơn đã giao nhiệm vụ cho các xã, thị trấn rà soát, lựa chọn những đơn vị sản xuất có sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp tiềm năng, có khả năng phát triển để hỗ trợ xây dựng sản phẩm OCOP năm 2024.
Xuất khẩu thủy sản tăng tốc
Các thị trường chủ lực đang gia tăng mạnh mẽ nhu cầu nhập khẩu thủy sản, giúp cho xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam ghi nhận sự tăng tốc trở lại với mức tăng trưởng ấn tượng. Tháng 10 vừa qua, xuất khẩu thủy sản của nước ta đã đạt hơn 1 tỷ USD, tăng 28% so với cùng kỳ năm ngoái.
Doanh nghiệp vượt khó về đích kế hoạch kinh doanh 2024
Nhờ nỗ lực vượt qua nhiều khó khăn thách thức, duy trì và thúc đẩy sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm, đến thời điểm này, tình hình hoạt động tại nhiều đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đã ghi nhận sự tăng trưởng tích cực. Đây là điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp tăng tốc về đích, hoàn thành tốt nhất mục tiêu sản xuất kinh doanh đã đề ra trong năm 2024.
Trung tâm Khuyến nông Quốc gia kiểm tra dự án chăn nuôi dê lai tại xã Mường Chanh, huyện Mường Lát
Chiều 13/11, đoàn công tác của Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đã kiểm tra kết quả triển khai Dự án xây dựng mô hình chăn nuôi Dê lai nông hộ tại bản Chai, xã Mường Chanh, huyện Mường Lát.
Huy động hơn 5.000 tỷ đồng thực hiện Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững
Từ năm 2020 đến nay, các cấp, ngành, địa phương tỉnh Thanh Hóa đã huy động được hơn 5.000 tỷ đồng để thực hiện Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững.
Hơn 61,53 tỷ đồng hỗ trợ các hợp tác xã nông nghiệp
Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư Thanh Hóa, từ năm 2021 đến tháng 10 năm 2024, thông qua các chương trình, dự án, các sở, ngành, đơn vị đã thực hiện rà soát, đánh giá và hỗ trợ hơn 61 tỷ đồng cho các hợp tác xã nông nghiệp đầu tư kết cấu hạ tầng và phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Hơn 40.000 hộ được vay vốn chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn
Chương trình cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn thông qua nguồn vốn vay ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội - Chi nhánh tỉnh Thanh Hóa đã giúp hàng nghìn hộ gia đình trên địa bàn tỉnh có điều kiện đầu tư nâng cấp, xây mới công trình nước sạch.
Việt Nam chi gần 1,2 tỷ USD nhập khẩu gạo
Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, trong 10 tháng qua, các doanh nghiệp trong nước đã chi 1,2 tỷ USD để nhập khẩu gạo về phục vụ nhu cầu sản xuất và tiêu dùng nội địa, tăng 73% so với cùng kỳ năm ngoái.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.