Doanh nghiệp FDI ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất
Năm 2023 được dự báo là năm kinh tế khó khăn khi nền kinh tế bị ảnh hưởng từ lạm phát gia tăng, suy thoái kinh tế toàn cầu. Để thích ứng linh hoạt với điều kiện khó khăn, tiếp tục đầu tư để đón đầu thị trường khi phục hồi và cơ hội kinh doanh mới, các doanh nghiệp FDI trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã tăng cường đầu tư cho khoa học - công nghệ nhằm giảm chi phí, nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.
Công ty trách nhiệm hữu hạn Giầy Kim Việt - Việt Nam là một trong những dự án lớn do Tập đoàn Xin Long (Trung Quốc) đầu tư tại huyện Nông Cống. Công ty có quy mô dự án lên tới gần 10ha. Sau gần 3 năm đi vào hoạt động, Công ty đã phát huy hiệu quả, tạo việc làm thường xuyên cho 9.000 lao động với mức thu nhập trung bình từ 7 -8 triệu đồng/ người/tháng. Dù ngành dệt may chịu khá nhiều tác động sau đại dịch CoVid, tuy nhiên công ty vẫn có khá nhiều đơn hàng. Theo ông Trương Nguy, giám đốc điều hành Công ty TNHH Giầy Kim Việt: Việc ứng dụng công nghệ hiện đại, tự động và bán tự động vào sản xuất đã giúp công ty nâng cao chất lượng sản phẩm, được nhiều bạn hàng tín nhiệm và đặt hàng.
Ông Trương Nguy –Giám đốc điều hành Công ty TNHH Giầy Kim Việt cho biết: "Trong quá trình đầu tư vào nhà máy, đặc biệt là đầu tư các máy móc thiết bị công ty đặc biệt chú ý đến các bộ phận và chú ý mua các thiết bị có tính tự động hóa cao tại vì nó làm giảm thiểu tối đa sức lao động của công nhân, tăng hiệu quả quá trình hoạt động".
Việc tự động hóa giúp doanh nghiệp giảm giá thành, tăng năng suất lao động và hạn chế rủi ro trong các công đoạn sản xuất. Với sự trang bị máy may lập trình, máy cắt laser, máy scan và in 3D để phục vụ làm khuôn.… các thiết bị này giúp doanh giảm đáng kể thời gian giao hàng và hỗ trợ đắc lực cho công nhân tạo ra các sản phẩm.
Chị Trần Thị Hồng, Xã Minh Khôi, huyện Nông Cống, công nhân may Công ty TNHH Giầy Kim Việt cho biết thêm: "Tôi nhận thấy nhà máy có nhiều thiết bị máy móc, giúp nâng cao chất lượng sản phẩm, sản xuất đưa ra được hàng hóa nhiều hơn. Khu vực này công ty kim Việt Lớn, tạo điều kiện cho việc làm cho công nhân với mức thu nhập cho công nhân ".
Khu công nghiệp thị xã Bỉm Sơn hiện nay có 24 doanh nghiệp FDI, thu hút hàng chục nghìn lao động từ Thị xã Bỉm Sơn và các huyện lân cận. Trước sức cạnh tranh của thị trường, các doanh nghiệp trên địa bàn thị xã nói chung cũng như các doanh nghiệp FDI nói riêng đã thích ứng, linh hoạt chuyển đổi mô hình phát triển sản xuất, kinh doanh bằng việc đẩy nhanh ứng dụng khoa học công nghệ, liên kết, liên doanh trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.
Tại Công ty TNHH Seil M- Tech Vina, là đơn vị có vốn đầu tư từ chủ doanh nghiệp người Hàn Quốc. Công ty chuyên sản xuất lắp ráp linh kiện phụ tùng ô tô gồm: các loại ghế xe, khung ghế xe, bộ phận ghế xe, tựa đầu, tựa tay, bọc đệm các bộ phận trong xe. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, công ty đã đầu tư dây chuyền công nghệ, máy móc thiết bị hiện đạị như: dây chuyền cắt may với các thiết bị nhập khẩu từ Nhật Bản, máy cắt CNC tự động, máy trải vải tự động, máy in sơ đồ tự động, mát thêu vi tính…Để đáp ứng yêu cầu chất lượng của các nhà sản xuất ô tô và tiêu chuẩn xuất khẩu, nhà máy áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn IATF 16949, ISO 9001:2015. Chất lượng sản phẩm được kiểm soát chặt chẽ trên từng công đoạn bằng các thiết bị kiểm tra hiện đại nhập khẩu từ Mỹ, Anh, Nhật Bản, Hàn Quốc. Đặc biệt, Công ty không ngừng cải tiến hoạt động sản xuất theo hướng nâng cao tỷ lệ cơ khí hóa, tự động hóa bằng các sáng kiến, giải pháp hữu ích do cán bộ, công nhân lao động của Công ty tự nghiên cứu, ứng dụng, góp phần tăng năng suất lao động, tạo ra các sản phẩm mới chất lượng cao, tiêu tốn ít năng lượng, thân thiện với môi trường.
Ông Trần Văn Hải, Quản đốc phân xưởng, Công ty TNHH Seil M- Tech Vina cho biết: "Công ty nhập các thiết bị máy móc từ Nhật bản rất hiện đại. Việc ứng dụng khoa học công nghệ giúp nâng cao hiệu quả, giảm chi phí sản xuẩt".
Nhờ ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất, hiệu suất công việc tăng từ 35 %-70% tùy công đoạn. Đồng thời, nhờ ứng dụng công nghệ cao, công nhân tại công ty làm việc không mất nhiều sức lao động, luôn cảm thấy hài lòng với môi trường làm việc.
Thanh Hóa hiện có 36 doanh nghiệp FDI đầu tư trên các lĩnh vực: nhiệt điện, dầu khí, dệt may, giầy da… Hiện nay, các doanh nghiệp FDI đã giải quyết việc làm cho gần 160.000 lao động với mức lương trung bình khoảng 6,4 triệu đồng người/ tháng. Trước sự ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 và ảnh hưởng và lạm phát toàn cầu thì việc nâng hiệu xuất, giảm chi phí được các doanh nghiệp hết sức coi trọng. Cùng với thường xuyên nghiên cứu đánh giá xu thế để thay đổi phương thức sản xuất, bán hàng, marketing phù hợp, việc ứng dụng khoa học công nghệ chính là một trong những yếu tố quan trọng hỗ trợ các doanh nghiệp vượt khó trong tình hình mới.
Ứng dụng công nghệ trong kinh doanh vận tải hành khách
Những năm gần đây, nhiều doanh nghiệp vận tải trên địa bàn tỉnh đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ trong công tác quản lý, điều hành, theo dõi phương tiện, lái xe khi tham gia vận tải cũng như việc phục vụ hành khách. Qua đó, góp phần nâng cao nâng cao năng lực cạnh tranh, tiết kiệm chi phí, tăng chất lượng dịch vụ và trải nghiệm của khách hàng.
Tuổi trẻ Thanh Hóa xung kích trong chuyển đổi số
Tích cực, chủ động, sáng tạo và nhạy bén với khoa học - công nghệ, thời gian qua, các cấp bộ Đoàn trong tỉnh Thanh Hóa đã và đang khẳng định vai trò tiên phong trong việc đẩy mạnh quá trình chuyển đổi số. Qua đó, góp phần đẩy mạnh chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh ở cả 3 trụ cột: chính quyền số, kinh tế số và xã hội số.
Bảo tàng Thanh Hóa chuyển đổi số
Thời gian qua, bằng những giải pháp cụ thể, Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa đã và đang từng bước số hóa hiện vật hiện đang lưu giữ. Từ đó, góp phần thu hút đông đảo công chúng đến tham quan, trải nghiệm.
Thanh Hóa tăng cường chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới
Thực hiện chương trình chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới, hướng tới Nông thôn mới thông minh giai đoạn 2021 - 2025, các địa phương trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã triển khai nhiều mô hình, chương trình về chuyển đổi số ở nông thôn. Qua đó, từng bước chuyển đổi số toàn diện, góp phần phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn, nâng cao chất lượng đời sống người dân.
Đẩy mạnh ứng dụng thương mại điện tử, nâng cao hiệu quả kinh doanh
Những năm gần đây nhiều đơn vị, cá nhân trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã chủ động đổi mới, đầu tư nhiều giải pháp công nghệ, đẩy mạnh ứng dụng thương mại điện tử để góp phần làm thay đổi phương thức quản lý, điều hành, quy trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm mang lại nhiều tiện ích.
Xây dựng nhãn hiệu cho các sản phẩm OCOP Thanh Hóa
Nhằm nâng cao giá trị của các sản phẩm OCOP, thời gian qua, bên cạnh việc đẩy mạnh phát triển các sản phẩm đặc trưng trong tỉnh, các chủ thể, doanh nghiệp, hợp tác xã đã tập trung đăng ký bảo hộ và quản lý hiệu quả quyền sở hữu trí tuệ cho các sản phẩm của mình. Nhờ đó, thương hiệu của các sản phẩm OCOP được duy trì và phát triển, đồng thời đã tiếp cận gần hơn với người tiêu dùng.
Việt Nam có 9 đại diện được vinh danh tại ASOCIO DX Award 2024
Tại Hội nghị ASOCIO Digital Summit 2024 diễn ra tại Nhật Bản, Giải thưởng ASOCIO DX Award 2024 đã được trao cho các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân có những đóng góp xuất sắc trong thúc đẩy chuyển đổi số. Việt Nam có 9 đơn vị được vinh danh tại Giải thưởng này.
Triển lãm ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam 2024 lần đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam
Tại Trung tâm đổi mới sáng tạo quốc gia (NIC) cơ sở Hòa Lạc, Hà Nội vừa diễn ra Triển lãm ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam 2024. Chương trình được tổ chức với với chủ đề "Nâng tầm Việt Nam trong chuỗi cung ứng bán dẫn toàn cầu". Đây là điểm đến cho các doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực bán dẫn và công nghệ, thu hút sự quan tâm lớn từ giới đầu tư và các tổ chức quốc tế.
10 nhà khoa học trẻ xuất sắc được nhận Giải thưởng Quả Cầu Vàng 2024
Tại Hà Nội, Trung ương Đoàn phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Lễ trao Giải thưởng Khoa học công nghệ Quả Cầu Vàng. Giải thưởng Khoa học công nghệ Quả Cầu Vàng được trao hằng năm cho tối đa 10 cá nhân là những tài năng trẻ không quá 35 tuổi.
Nghiên cứu khoa học công nghệ phục vụ mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng 0
Bộ Khoa học & Công nghệ vừa phê duyệt chương trình khoa học công nghệ cấp quốc gia giai đoạn đến năm 2030 "Nghiên cứu khoa học công nghệ phục vụ mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng 0 tại Việt Nam", nhằm phát triển công nghệ xanh, sạch, tuần hoàn; nghiên cứu phát triển và ứng dụng công nghệ thu hồi, tận dụng, lưu trữ carbon...
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.