Doanh nghiệp khai thác thị trường, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm
Kinh tế trên đà phục hồi và phát triển, thị trường tiêu thụ khởi sắc hơn so với những tháng đầu năm. Đây là điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa nỗ lực thúc đẩy sản xuất, tìm kiếm và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.
Nhiều năm hoạt động sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực thiết bị vật tư y tế, Công ty TNHH Aeonmed Việt Nam luôn xác định trọng tâm phát triển tại thị trường nội địa và chỉ khi làm tốt thị trường nội địa mới tính đến định hướng xuất khẩu. Chính vì vậy, đơn vị đã tập trung đẩy mạnh sản xuất, giữ ổn định chất lượng sản phẩm, xây dựng hệ thống đại lý và phát triển đối tác khách hàng.
Ngoài thị trường các tỉnh phía Bắc và khu vực miền Trung, năm nay, doanh nghiệp tập trung mở rộng thị trường các tỉnh phía Nam, với sản lượng dự kiến tăng từ 10-15% so với năm 2023.
Ông Lưu Văn Hoàng, Giám đốc công ty TNHH Aeonmed Việt Nam cho biết: "Thời điểm bây giờ chúng tôi bắt đầu kéo nguyên liệu về dự trữ cũng như bắt đầu tăng tốc sản xuất tăng cường sản lượng, tăng tích trữ kho, phòng rủi ro về nguyên liệu hay thay đổi từ khách hàng khi tăng nhu cầu sử dụng. Chúng tôi đã tăng trưởng khách hàng 5-10% so với cùng kỳ năm ngoái. Để sản xuất kinh doanh ổn định, công ty đặt nhiệm vụ không ngừng mở rộng và tiếp cận các khách hàng mới."
Với Công ty cổ phần thiết bị giáo dục Hồng Đức, tỉnh Thanh Hóa, việc đầu tư trang thiết bị công nghệ, thiết kế mẫu mã, đa dạng và làm mới sản phẩm theo thị hiếu, nhu cầu thị trường luôn được chú trọng. Nhờ vậy, đơn vị đã có được thị phần đáng kể tại thị trường Thanh Hóa và đang từng bước chinh phục, mở rộng thị trường ra nhiều tỉnh thành khác.
Ngoài ra, đơn vị cũng tập trung nâng cao năng lực quản trị, xây dựng chính sách bán hàng hợp lý, thường xuyên có đánh giá, phân tích thị trường...Do đó, sản lượng sản xuất, thị trường tiêu thụ từ đầu năm đến nay luôn được đảm bảo.
Bà Vũ Thị Ngọc Anh, Giám đốc Công ty cổ phần thiết bị giáo dục Hồng Đức, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Để sản phẩm đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của thị trường, cũng như mở rộng thị trường, chúng tôi chú trọng nghiên cứu phát triển sản phẩm cũng như marketing, tìm kiếm công nghệ, giải pháp mới, chú trọng quảng bá, xúc tiến thương mại...tạo cơ hội để doanh nghiệp phát triển ngày càng tốt hơn."
Tỉnh Thanh Hóa hiện có trên 20.000 doanh nghiệp đang hoạt động. Trong bối cảnh kinh tế đang dần khởi sắc, nhiều doanh nghiệp đã nắm bắt cơ hội thực hiện đồng loạt các giải pháp đa dạng hóa và làm mới sản phẩm; linh hoạt các phương thức bán hàng nhằm nâng cao doanh số, nâng cao giá trị cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường. Đại diện các Hiệp hội doanh nghiệp, ngành hàng trên địa bàn tỉnh cũng cho rằng, để tiếp cận và đưa hàng hóa vào các thị trường, doanh nghiệp cần đảm bảo các tiêu chuẩn, quy định chất lượng sản phẩm, nghiên cứu kỹ thị trường, thị hiếu người tiêu dùng, tìm kiếm đối tác.
Với đà khởi sắc trở lại trên các lĩnh vực kinh tế, nhiều doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh kỳ vọng tình hình sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ hàng hóa sẽ tốt hơn trong những tháng tiếp theo. Trong lúc này, các doanh nghiệp cần theo dõi sát diễn biến thị trường, để đưa ra các chiến lược kinh doanh phù hợp. Đồng thời chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm, nguồn gốc xuất xứ, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của thị trường, tăng doanh thu và phát triển vững chắc hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Việt Nam thu hút gần 21 tỷ USD vốn FDI
Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, tính đến hết tháng 8, tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đăng ký vào Việt Nam đạt hơn gần 21 tỷ USD, tăng 7% so với cùng kỳ năm 2023.
Sản lượng thuỷ sản qua các cảng cá chỉ định đạt hơn 7.300 tấn
Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa, 8 tháng đầu năm 2024, tại 3 cảng cá chỉ định của tỉnh, gồm Lạch Hới, Lạch Bạng và Hoà Lộc có hơn 1.700 lượt tàu rời cảng, 1.100 lượt tàu cập cảng.
Xuất khẩu cá ngừ sang thị trường EU đạt 133 triệu USD
Giá trị xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sang Liên minh Châu Âu, EU tính đến hết ngày 15/8/2024 tăng 28% so với cùng kỳ năm 2023, đạt hơn 133 triệu USD.
Xây dựng vùng nguyên liệu cho công nghiệp chế biến nông sản
Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa hiện có trên 1380 doanh nghiệp hòa động trên các lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thủy sản… Đây là điều kiện quan trọng để các địa phương phát triển các vùng nguyên liệu phục vụ công nghiệp chế biến nông sản.
Đáp ứng tiêu chuẩn cao để xuất khẩu hàng hóa vào các thị trường khó tính
Năm 2024, tỉnh Thanh Hóa đặt mục tiêu tổng giá trị xuất khẩu hàng hóa đạt 6 tỷ USD. Để đạt được mục tiêu xuất khẩu đề ra, các doanh nghiệp tỉnh Thanh Hóa đã và đang nỗ lực nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng tiêu chuẩn cao để xuất khẩu hàng hóa vào các thị trường khó tính.
Thanh Hóa: Tổng giá trị xuất khẩu tháng 8 ước đạt 565,1 triệu USD
Thông tin từ Sở công thương tỉnh Thanh Hóa cho biết :Trong tháng 8, tổng giá trị xuất khẩu tháng 8 ước đạt 565,1 triệu USD, tăng 2,4% so tháng trước và tăng 26,8% so với cùng kỳ.
Giá xuất khẩu tôm sang Mỹ tăng liên tục kể từ tháng 2 năm nay
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), từ tháng 2 đến nay, giá tôm chân trắng xuất khẩu sang Mỹ liên tục tăng, từ mức 9,6 USD/kg lên 10,2 USD/kg.
Hiệu quả các chương trình, dự án của Tổ chức Tầm nhìn Thế giới tại huyện Như Xuân
Trong những năm qua, Tổ chức Tầm nhìn Thế giới Quốc tế tại Việt Nam đã đồng hành cùng huyện Như Xuân triển khai thực hiện nhiều chương trình, dự án thiết thực, góp phần tạo động lực phát triển kinh tế, xã hội cho các địa bàn vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng còn nhiều khó khăn trên địa bàn huyện.
Doanh nghiệp vượt khó giữ vững thị trường
Trong bối cảnh nền kinh tế nói chung còn nhiều yếu tố bất lợi, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa cũng gặp không ít khó khăn. Tuy nhiên, với tinh thần chủ động, sáng tạo, các doanh nghiệp đã chủ động trong sản xuất kinh doanh, giữ vững thị trường.
Doanh nghiệp nâng cao chất lượng sản phẩm cạnh tranh trên thị trường
Những năm gần đây, nhiều doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, hướng tới phục vụ người tiêu dùng được tốt hơn, tạo sự cạnh tranh trên thị trường, đồng thời tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.