Doanh nghiệp kỳ vọng một năm kinh doanh khởi sắc
Với nhiều doanh nghiệp trong cả nước, năm 2024 là một năm vượt khó khi phải đối diện với những "cơn gió ngược" từ bối cảnh suy thoái kinh tế, lạm phát tăng cao hay những bất ổn chính trị trên toàn cầu. Dù vậy, các doanh nghiệp tỉnh Thanh Hóa vẫn ghi nhận kết quả kinh doanh tích cực. Bước sang năm 2025, dự báo có các yếu tố thuận lợi và khó khăn đan xen, đòi hỏi các doanh nghiệp tiếp tục phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo, nỗ lực vượt khó với niềm tin tưởng, kỳ vọng tình hình sản xuất, kinh doanh nhiều thuận lợi và khởi sắc.
Vượt qua nhiều khó khăn do biến động từ thị trường, đơn hàng và chi phí vận chuyển tăng cao, năm vừa qua, Công ty cổ phần Tập đoàn Tiên Sơn Thanh Hoá vẫn phát triển mạnh các hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh thu và lợi nhuận đạt mức tăng trưởng 2 con số.
Trên đà phát triển, năm 2025, doanh nghiệp đặt mục tiêu doanh thu đạt 800 tỷ đồng; giá trị hàng hóa sản xuất đạt 500 tỷ đồng, xuất khẩu trên 20 triệu USD.


Ông Trịnh Xuân Lâm, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Tập đoàn Tiên Sơn Thanh Hóa
Ông Trịnh Xuân Lâm, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Tập đoàn Tiên Sơn Thanh Hóa, cho biết: "Trong khó khăn cũng có thuận lợi, và Tập đoàn đã chớp được thời cơ đó và 2024 đã có nhiều đối tác trong nước, quốc tế và các đơn hàng dài. Và sự phát triển của 2024 đạt gần 120% cùng kỳ. Năm 2025, kỳ vọng tiếp tục mở rộng ngành nghề, thêm đối tác khách hàng".
Năm 2024 khép lại với nhiều kết quả tích cực trong phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Thanh Hóa. Nổi bật là tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) đạt 12,16%, đứng thứ 2 cả nước; tổng thu ngân sách Nhà nước đạt trên 57.000 tỷ đồng, đứng đầu khu vực Bắc Trung Bộ và đứng thứ 7 cả nước.

Trong sự phát triển chung đó, có sự nỗ lực lớn và đóng góp rất quan trọng của cộng đồng doanh nghiệp. Với khả năng thích ứng, nhạy bén, linh hoạt trong sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp đã chủ động theo sát diễn biến thị trường, tài chính tiền tệ để nắm bắt cơ hội đầu tư, phát triển. Thống kê ngay trong tháng 1 năm 2025, số doanh nghiệp thành lập mới tăng cả về số lượng và vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2024. Số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động cũng tăng khá cao ở tất cả các lĩnh vực hoạt động. Đây là tín hiệu khả quan cho phát triển doanh nghiệp trong năm 2025.


Ông Mai Trọng Hiếu, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Tư vấn và Đào tạo Kỹ năng kế toán AST, tỉnh Thanh Hóa
Ông Mai Trọng Hiếu, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Tư vấn và Đào tạo Kỹ năng kế toán AST, tỉnh Thanh Hóa, cho biết: "Chúng tôi thấy rằng nền kinh tế có nhiều khởi sắc, doanh nghiệp truyền thống hoạt động tốt; doanh nghiệp mới thành lập nhiều, doanh nghiệp quay trở lại hoạt động tích cực và phát triển. Qua đó, chúng tôi có cơ hội hỗ trợ các doanh nghiệp về lĩnh vực tài chính năm 2025, cơ hội cho chúng tôi tập trung mở rộng quy mô, đa lĩnh vực hơn trong phục vụ tài chính, hỗ trợ doanh nghiệp trong địa phương".

Ông Phạm Quý Giáp, Giám đốc dự án công ty Cổ phần Tập đoàn VAS Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa, cho biết: "Sang 2025, chúng tôi định hướng tiếp tục đẩy mạnh thị trường xuất khẩu song song với tiếp tục duy trì và giữ vững thị trường trong nước để đảm bảo năng suất nhiều hơn năm cũ, tăng thu nhập tạo công việc làm ổn định cho người lao động cũng như đóng nộp ngân sách tốt hơn".

Ngay từ đầu năm, các động lực tăng trưởng như đầu tư công, đầu tư tư nhân và hoạt động xuất nhập khẩu đều đang duy trì đà phát triển. Cùng với đó, những yếu tố thuận lợi về môi trường đầu tư, kinh doanh thông thoáng, minh bạch; cơ sở hạ tầng không ngừng được cải thiện sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động giao thương, kết nối hợp tác kinh doanh của các doanh nghiệp. Trong bối cảnh dự báo có nhiều yếu tố thuận lợi, khó khăn đan xen, các chuyên gia kinh tế khuyến nghị cộng đồng doanh nghiệp cần chủ động nắm bắt tín hiệu của thị trường, nâng cao khả năng ứng phó, chủ động xây dựng kế hoạch sản xuất, kinh doanh và phòng ngừa rủi ro tốt hơn. Với kinh nghiệm vượt khó và khả năng thích ứng linh hoạt, các doanh nghiệp Thanh Hóa đang vững bước vào năm 2025 với tâm thế và khát vọng phát triển, tiếp tục đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế của tỉnh.

Khai thác thủy sản gắn với chống khai thác IUU
Do thực hiện nghiêm các quy định về chống khai thác bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định - IUU và đầu tư nâng cấp, cải hoán tàu thuyền, ngư lưới cụ nên 6 tháng đầu năm 2025, tổng sản lượng khai thác thủy sản của Thanh Hóa đạt gần 70 nghìn tấn, tăng hơn 1,4% so với cùng kỳ.

Nỗ lực giữ đà tăng trưởng sản xuất công nghiệp
6 tháng năm 2025, dù phải đối diện với rất nhiều khó khăn thách thức, nhưng sản xuất công nghiệp của tỉnh Thanh Hóa vẫn ghi nhận nhiều điểm sáng tích cực. Chỉ số sản xuất công nghiệp toàn tỉnh tăng 15,02% so với cùng kỳ. Đây là kết quả cho thấy sự phục hồi của nền kinh tế cũng như những nỗ lực của các cấp, các ngành, các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp trong điều hành hoạt động sản xuất công nghiệp linh hoạt, hiệu quả.

Thu nhập bình quân người lao động 6 tháng đầu năm đạt 8,3 triệu đồng
Theo Cục Thống kê (Bộ Tài chính), thu nhập bình quân tháng của người lao động trong quý II năm 2025 là 8,2 triệu đồng, giảm 58.000 đồng so với quý trước và tăng 800.000 đồng so với cùng kỳ năm trước.

Doanh nghiệp Thanh Hóa xúc tiến đầu tư thương mại, mở rộng thị trường
Tỉnh Thanh Hóa và thành phố Hải Phòng được xác định là 2 trong 4 cực tăng trưởng, cùng với Hà Nội và Quảng Ninh tạo thành tứ giác phát triển quan trọng ở khu vực phía Bắc Tổ quốc. Chính vì vậy, doanh nghiệp 2 tỉnh, thành phố rất coi trọng việc kết nối giao thương, xúc tiến đầu tư thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, dịch vụ của nhau, thúc đẩy hợp tác phát triển.

Hóa đơn điện tử từ máy tính tiền vượt chỉ tiêu 25%
Cục Thuế - Bộ Tài chính cho biết: Hóa đơn điện tử từ máy tính tiền đã vượt chỉ tiêu 25%. Đây được xem là bước tiến quan trọng trong hiện đại hóa ngành thuế, mang lại lợi ích thiết thực cho cả người dân và cơ quan quản lý.

Ngành da giày chủ động ứng phó thách thức nửa cuối năm
6 tháng đầu năm 2025, xuất khẩu da giày Việt Nam đã thu về gần 14 tỷ USD, tăng trưởng 12%. Tuy nhiên, 6 tháng cuối năm thực sự là chặng đường đầy thách thức khi hai thị trường xuất khẩu chính: Mỹ và EU đều đang đặt ra yêu cầu về sản xuất xanh hơn và nguồn gốc nguyên liệu.

Thanh Hóa sắp đón 24 bến cảng, với gần 22.000 tỷ đồng
Thanh Hóa đang tiến gần hơn tới mục tiêu trở thành trung tâm kinh tế biển của khu vực phía Bắc, khi Bộ Xây dựng vừa phê duyệt Quy hoạch chi tiết phát triển vùng đất, vùng nước cảng biển Thanh Hóa thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Quy hoạch này tạo nền tảng quan trọng để phát triển hạ tầng logistics và đẩy mạnh thương mại hàng hải cho toàn vùng.

GDP 6 tháng cuối năm phải tăng 8,42%
Theo tính toán của Cục Thống kê - Bộ Tài chính, tổng sản phẩm trong nước (GDP) 6 tháng cuối năm phải đạt 8,42% thì mục tiêu tăng trưởng 8% trong năm nay mới đạt được.

Mặt bằng lãi suất cho vay tiếp tục giảm
Lãi suất cho vay trung bình hiện chỉ còn 6,29%/năm, giảm 0,64% so với cuối năm 2024. Điều này đang mở thêm cơ hội vay vốn với lãi suất thấp cho người dân và doanh nghiệp.

Thu gần 100.000 tỷ đồng thuế từ thương mại điện tử
Trong 6 tháng đầu năm 2025, thu thuế từ các hoạt động kinh doanh thương mại điện tử và kinh tế số tăng gần 60% so với cùng kỳ năm 2024.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.