Doanh nghiệp Nghi Sơn vượt khó để ổn định sản xuất
Trong bối cảnh nền kinh tế nói chung còn nhiều yếu tố bất lợi, các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp tại Khu kinh tế Nghi Sơn nói riêng cũng gặp không ít khó khăn. Tuy nhiên, với tinh thần chủ động, sáng tạo, các doanh nghiệp đã từng bước tháo gỡ khó khăn để ổn định sản xuất kinh doanh.
Công ty Xi măng Nghi Sơn là Công ty liên doanh giữa Tổng Công ty Xi măng Việt Nam và hai tập đoàn sản xuất xi măng lớn của Nhật Bản, với công suất thiết kế nhà máy 4,3 triệu tấn/năm, thời gian qua, việc sản xuất của công ty gặp không ít khó khăn do nguyên liệu khoáng sản làm phụ gia ngày càng khan hiếm, trong khi đó, một số mỏ có trữ lượng khai thác bị hạn chế. Cùng với đó, giá nguyên liệu đặc biệt là giá than đã tăng cao, nguồn cung khan hiếm lại không ổn định; Nhu cầu xi măng trong nước thấp, cạnh tranh về giá bán ngày càng gay gắt hơn… Để duy trì sản xuất, đảm bảo lợi nhuận từ việc bán hàng, ổn định việc làm cho công nhân, công ty Xi măng Nghi Sơn đã ứng dụng các giải pháp công nghệ nhằm giảm thiểu tác động môi trường, giảm tiêu hao năng lượng, tận dụng nguyên liệu, phế thải thay thế; đồng thời thay đổi chiến lược kinh doanh để xuất khẩu hàng hóa. Nhờ đó, trong 6 tháng năm 2024, công ty xi măng Nghi Sơn đã sản xuất được 2,2 triệu tấn xi măng, trong đó tiêu thụ trong nước 1,7 triệu tấn; xuất khẩu 0,6 triệu tấn.
Ông HINO Takafumi, Giám đốc Nhà máy xi măng Nghi Sơn cho biết: "Thời gian qua, với nhiều khó khăn chung của tình hình thế giới, khu vực và trong nước, để đảm bảo hoạt động ổn định của công ty và sinh kế của nhân viên công ty và các đối tác/nhà thầu, chính sách mục tiêu chúng tôi đưa ra là là không được ngừng hoạt động của nhà máy. Khi thị trường trong nước tiêu thụ khó khăn, chúng tôi đã hướng mạnh đến thị trường xuất khẩu. Hiện, 2 thị trường mà chúng tôi tập trung đó là Philippines và Singapore. Chúng tôi mong rằng sẽ được xem xét giảm thuế xuất khẩu đối với clinker, sản phẩm trung gian của xi măng nhằm tăng sức cạnh tranh của ngành xi măng Việt Nam".
Công ty TNHH Miza Nghi Sơn là đơn vị chuyên sản xuất giấy sóng và giấy mặt - đây là nguyên liệu chính trong sản xuất bìa cát tông. Trung bình mỗi năm, công ty sản xuất từ 130-150 nghìn tấn giấy các loại. Những tháng đầu năm 2024 tình hình sản xuất của công ty bị ảnh hưởng lớn do một số thị trường xuất khẩu chịu ảnh hưởng của căng thẳng chiến sự vùng Biển Đỏ làm cho chi phí vận tải biển tăng cao đến 80%, thậm chí lên tới 300% so với tháng 12 năm 2023, thời gian giao, nhận hàng kéo dài gây khó khăn cho sản xuất hàng xuất khẩu. Để khắc phục tình trạng này, công ty đã linh hoạt tìm kiếm thị trường xuất khẩu chính ngạch tại Trung Quốc và Malaysia. Cùng với đó, tận dụng chính sách kích cầu xuất, nhập khẩu hàng hóa qua cửa khẩu cảng Nghi Sơn của tỉnh Thanh Hóa, nhờ đó trong 6 tháng đầu năm 2024, công ty đã sản xuất được gần 80 nghìn tấn giấy sóng và giấy mặt; trong đó, sản lượng xuất khẩu đạt trên 30 nghìn tấn, đạt 100% kế hoạch.
Ông Lê Văn Hiệp, Tổng giám đốc Công ty TNHH Miza Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa cho biết thêm: "Năm 2024 chúng tôi đề ra mục tiêu tăng trưởng hơn 10% so với năm 2024, hiện chúng tôi đã ký kết đơn hàng cho hết quý 3".
Hiện nay trên địa bàn Khu kinh tế Nghi Sơn và các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh có 493 doanh nghiệp đang hoạt động. Trong 6 tháng đầu năm 2024 tình hình thế giới vẫn diễn biến phức tạp, xung đột Nga – Ukraina kéo dài, thị trường tiêu thụ bị thu hẹp, giá dầu thô diễn biến thất thường…. ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, các doanh nghiệp đã có nhiều cố gắng để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh, việc làm cho người lao động. Cụ thể, giá trị sản xuất của các doanh nghiệp tại Khu kinh tế Nghi Sơn trong 6 tháng đầu năm 2024 đạt hơn 127 nghìn 300 tỷ đồng, tăng 30,6% so với cùng kỳ. Tạo việc làm cho hơn 89 nghìn người với mức thu nhập trung bình 6,7 triệu đồng/người/tháng.
Ông Yong See Leng, Giám đốc điều hành nhà máy, Công ty TNHH Dầu thực vật khu vực miền Bắc, tỉnh Thanh Hóa chia sẻ: "Từ cuối năm 2023 đến 6 tháng năm 2024 là một giai đoạn khó khăn cho ngành dầu ăn cung cấp cho người tiêu dung do lạm phát tăng cao, người tiêu dùng tiết kiệm, thắt lưng buộc bụng. Giá tiêu dùng xuống sẽ khó khăn cho nhiều doanh nghệp dầu ăn, nhiều doanh nghiệp tham gia thị trường nhỏ, thương mại nhưng người tiêu dùng của chúng tôi khác biệt hơn nên chúng tôi vẫn tự tin vào sản phẩm của mình, chúng tôi hướng phân khúc khách chất lượng cao, quan tâm đến sức khỏe và chúng tôi cũng quan tâm tới thị trường dầu ăn chế biến".
Ông Vũ Văn Yên, Giám đốc Trạm nghiền xi măng Long Sơn, Bãi Ngọc, thị xã Nghi Sơn cho biết: "Đối với Long Sơn khi đưa vào cảng khai thác, chúng tôi đã tiếp nhận được tàu 70 nghìn wt và sản lượng qua cảng chứng minh được mật độ tàu, đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp và phát triển kinh tế đề ra. Hiện Nghi Sơn đang xuất khẩu xi măng và clinke đi Mỹ, Australia, Singapore… Các giải pháp đề ra là tiếp tục xây dựng thị trường trong nước và quốc tế, coi đối tác là khách hàng thân thiết, đưa thương hiệu của xi măng Long Sơn trong nước và cả quốc tế".
Dự báo những khó khăn, thách thức đối với sản xuất, kinh doanh ngày càng nhiều hơn do tác động của thị trường thế giới, nhất là thị trường vốn, thị trường năng lượng, nguyên liệu... liên tục thay đổi… Phát huy từ kinh nghiệm thực tế, các doanh nghiệp cần nhanh chóng nắm bắt những cơ hội mới từ làn sóng dịch chuyển đầu tư sang châu Á, đồng thời thụ hưởng hiệu quả chính sách hỗ trợ các phương tiện vận tải biển quốc tế và nội địa, hỗ trợ doanh nghiệp vận chuyển hàng hóa bằng container qua Cảng Nghi Sơn của Hội đồng nhân dân tỉnh Thanh Hóa, hy vọng, các doanh nghiệp trên địa bàn thị xã Nghi Sơn sẽ biến khó khăn thành động lực để phát triển sản xuất kinh doanh bền vững.
168 tỷ đồng cho vay ứng dụng công nghệ cao
Thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước – Chi nhánh tỉnh Thanh Hóa đã chỉ đạo và đôn đốc các tổ chức tín dụng trên địa bàn tạo điều kiện tốt nhất cho khách hàng có nhu cầu vay vốn đầu tư sản xuất, kinh doanh ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp.
Cơ quan thuế tăng cường chống thất thu ngân sách
Tổng cục Thuế vừa yêu cầu cơ quan thuế các cấp tiếp tục tập trung đẩy mạnh chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin, nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong quản lý thu, nhất là thu từ hoạt động thương mại điện tử, nhà cung cấp nước ngoài.
Xây dựng mô hình sản xuất rau - hoa theo hướng hàng hoá ở vùng biên
Sáng ngày 20/11, tại xã Đồng Lương, huyện Lang Chánh, Viện Nông nghiệp Thanh Hóa, tổ chức Hội thảo khoa học đánh giá kết quả kinh tế - xã hội của các mô hình thuộc dự án “Ứng dụng khoa học và công nghệ xây dựng mô hình sản xuất rau và hoa theo hướng sản xuất hàng hóa tại một số huyện biên giới Thanh Hóa – Hủa Phăn nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào”.
PGBank khai trương Chi nhánh Thanh Hóa
Sáng ngày 20/11, Ngân hàng thương mại cổ phần Thịnh vượng và Phát triển (PGBank) đã khai trương Chi nhánh Thanh Hóa tại số 15 đường Trần Phú, phường Điện Biên, thành phố Thanh Hóa. Đồng chí Nguyễn Văn Thi, Ủy viên Ban Thường vụ tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh tới dự.
Huyện Thọ Xuân đẩy mạnh thu ngân sách nhà nước
Để tạo nguồn lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương, huyện Thọ Xuân đã tập trung thực hiện các giải pháp đảm bảo hoàn thành chỉ tiêu thu ngân sách nhà nước.
Xuất khẩu hàng hóa gia tăng tại các thị trường chủ lực
Chỉ còn hơn 1 tháng nữa là kết thúc năm 2024. Đây là thời điểm các doanh nghiệp xuất khẩu tăng tốc để hoàn thành mục tiêu kế hoạch năm. Nhiều tín hiệu tích cực cho thấy, xuất khẩu của hầu hết các ngành hành, nhóm hàng chủ yếu của tỉnh Thanh Hóa đều tăng tại các thị trường chủ lực.
Đưa gạo Thanh Hoá ra thị trường thế giới
Mới đây, 300 tấn gạo đã được Công ty Cổ phần mía đường Lam Sơn xuất sang thị trường Singapore. Việc sản phẩm gạo “made in Thanh Hoá” được xuất khẩu chính ngạch ra thế giới với quy mô lớn đã mở ra hướng phát triển không chỉ cho doanh nghiệp mà còn nâng tầm giá trị hạt gạo xứ Thanh.
Năm 2024: Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản có thể đạt 62 tỷ USD
Xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản của Việt Nam 10 tháng qua tăng hơn 20% so với cùng kỳ năm 2023. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn dự báo 2 tháng còn lại của năm 2024, kim ngạch xuất khẩu mỗi tháng có thể đạt khoảng 5,5 tỷ USD, nâng kim ngạch xuất khẩu cả năm đạt mức kỷ lục 62 tỷ USD.
Đảm bảo nguồn cung thịt lợn dịp cuối năm
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, thịt lợn có vai trò rất quan trọng trong việc bình ổn giá thực phẩm, do đó cần đảm bảo nguồn cung thịt lợn tăng thêm từ 10% đến 15% dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán, không để xảy ra dịch bệnh và biến động giá cả.
Đẩy mạnh thu mua và chế biến sắn nguyên liệu
Bước vào vụ thu hoạch và chế biến sắn niên vụ 2024 – 2025, thị trường tiêu thụ tinh bột sắn gặp nhiều khó khăn, giá giảm mạnh. Song các nhà máy chế biến trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa vẫn thu mua sắn nguyên liệu với giá hợp lý, hài hòa giữa lợi ích của người trồng sắn với nhà máy.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.