Doanh nghiệp nhỏ và vừa bắt nhịp chuyển đổi số
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 và tác động từ đại dịch Covid-19 đang thúc đẩy các doanh nghiệp tham gia tích cực vào quá trình chuyển đổi số. Đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa, xu hướng này càng trở thành đòi hỏi cấp bách để có thể cạnh tranh và bứt phá. Tại Thanh Hóa, doanh nghiệp bắt nhịp chuyển đổi số đã cho thấy những thay đổi căn bản và hiệu quả rõ rệt trong quá trình phục hồi và phát triển sản xuất, kinh doanh.
Hoạt động trong lĩnh vực tư vấn tài chính doanh nghiệp, Công ty cổ phần Tư vấn và Setup doanh nghiệp Việt Nam xác định: chuyển đổi số là chiến lược ưu tiên số 1 để tạo lợi thế cạnh tranh. Do đó, đơn vị đã đi trước đón đầu trong chuyển đổi số bằng cách thực hiện từng bước đi phù hợp; áp dụng các phầm mềm trong quản trị nhân sự, tiếp cận, tư vấn và phát triển hệ thống khách hàng. Từ kinh nghiệm chuyển đổi số trong nội bộ và hỗ trợ nhiều đơn vị chuyển đổi số lĩnh vực tài chính, tư vấn thuế, đại diện Công ty chia sẻ, các doanh nghiệp nhỏ và vừa khi bắt tay vào số hóa không cần thiết triển khai đồng loạt trên cả hệ thống, hay thực hiện chuyển đổi số ngay lập tức tất cả mô hình kinh doanh, mà nên chọn một vài khâu mạnh nhất, cần thiết nhất trong hoạt động của doanh nghiệp.
Ông Mai Trọng Hiếu, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Tư vấn và Setup doanh nghiệp Việt Nam cho biết: "Qua thực tế áp dụng chuyển đổi số vào công việc đạt hiệu quả tối ưu, như trước đây hạch toán hóa đơn thực hiện nhiều bước, tốn thời gian và dễ nhầm lẫn nhưng khi ứng dụng chuyển đổi số, với nhiều chứng từ chỉ cần thao tác đơn giản sẽ có kết quả chính xác. Hiện doanh nghiệp vừa nhỏ chuyển đổi số đang gặp khó không thể đồng bộ được, chúng tôi tư vấn doanh nghiệp lựa chọn giải pháp tối ưu nhất, phù hợp với lĩnh vực hoạt động nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh, giảm bớt chi phí cho doanh nghiệp."
Các chuyên gia kinh tế tính toán, chuyển đổi số giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ tối ưu vận hành, từ đó cắt giảm đến 60% chi phí, tiết kiệm 50% - 70%, thậm chí tiết kiệm lên tới 90% thời gian ở một số quy trình so với trước. Đây cũng là yếu tố giúp doanh nghiệp sẵn sàng thích nghi với cơn sóng mới của khủng hoảng kinh tế, cũng như nắm chắc cơ hội phục hồi, bứt phá sau dịch Covid-19. Nhận thức rõ lợi ích này, các doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Thanh Hóa đã dành nguồn lực nhất định đầu tư cơ sở hạ tầng công nghệ, số hóa quy trình hoạt động; từ đó nâng cao hiệu quả quản lý, điều hành và tăng sức cạnh tranh.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy, doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh hầu như mới ở giai đoạn số hóa của quá trình chuyển đổi số. Trong khi chuyển đối số là quá trình thay đổi một cách toàn diện về mô hình và tổ chức kinh doanh bằng việc áp dụng các giải pháp nền tảng công nghệ số, giúp mang lại lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp từ quản trị điều hành đến chiến lược kinh doanh.
Ông Doãn Trọng Hà, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Công nghệ KTS Global, tỉnh Thanh Hóa cho biết thêm: "Doanh nghiệp vừa và nhỏ, là đối tượng chúng tôi hướng đến hỗ trợ cao. Trong bối cảnh cuộc cách mạng lần thứ 4, không còn câu chuyện cá lớn nuốt cá bé, mà đôi khi doanh nghiệp nhỏ vừa nếu biết nắm cơ hội thì tốc độ tăng trưởng rất nhanh, chính vì vậy hỗ trợ tập huấn, các bước thực hiện dịch chuyển từng phần lên không gian mạng, cung cấp giải pháp phát triển bền vững."
Tỉnh Thanh Hóa phấn đấu đến năm 2025, có 50% doanh nghiệp trở lên trong tổng số doanh nghiệp có phát sinh thuế thực hiện chuyển đổi số. Để chuyển đổi số thành công, cần sự chủ động nâng cao nhận thức, triển khai tích cực của người đứng đầu các doanh nghiệp. Cùng với đó là sự kết nối của tỉnh, sự hỗ trợ, đồng hành của các đơn vị công nghệ thông tin. Từ đó, các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn sẽ có thêm những lựa chọn, giải pháp phù hợp để chuyển đổi số. Với doanh nghiệp mới thành lập, cần quan tâm đến giải pháp về phần mềm kế toán, hóa đơn điện tử, chữ ký số; với doanh nghiệp có quy mô lớn hơn, sẽ phải quan tâm đến các giải pháp chuyển đổi số tổng thể khác.
Thanh Hóa có tổng đàn gia súc, gia cầm thuộc nhóm dẫn đầu cả nước
Trên địa bàn Thanh Hóa đã nhiều dự án, nhất là các dự án chăn nuôi công nghệ cao được đưa vào khai thác và có sản phẩm cung cấp ra thị trường, góp phần đưa giá trị sản xuất lĩnh vực chăn nuôi tăng cao.
Mường Chanh - xã đầu tiên của huyện Mường Lát về đích Nông thôn mới
Xã Mường Chanh, huyện Mường Lát tỉnh Thanh Hóa vừa được Hội đồng thẩm định xã đạt chuẩn Nông thôn mới tỉnh bỏ phiếu công nhận hoàn thành các tiêu chí xây dựng Nông thôn mới. Đây là xã đầu tiên của huyện Mường Lát về đích Nông thôn mới, góp phần "xóa trắng" xã Nông thôn mới trên địa bàn huyện.
Doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất kinh doanh 2025
Năm 2025 được dự báo còn nhiều khó khăn, thách thức đối với hoạt động của doanh nghiệp. Với kinh nghiệm vượt khó và khả năng thích ứng linh hoạt, ngay từ đầu năm, nhiều doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã xây dựng các kế hoạch kinh doanh cụ thể, tập trung đẩy mạnh sản xuất, phát triển thị trường.
Đảm bảo nguồn cung thực phẩm an toàn phục vụ Tết
Chỉ còn gần 1 tháng nữa là đến Tết Nguyên đán 2025. Nhu cầu về thực phẩm của người dân trong dịp Tết năm nay được dự báo tăng khoảng 20 – 30%. Thời gian này, các đơn vị phân phối, kinh doanh thực phẩm an toàn đã chuẩn bị sẵn sàng nguồn hàng để đáp ứng nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng.
Từ ngày 1/1/2025, giá vé máy bay nội địa tối đa tới 4 triệu đồng/vé
Bộ Giao thông Vận tải vừa ban hành Thông tư số 44 quy định cơ chế, chính sách quản lý giá dịch vụ vận chuyển hàng không nội địa và giá dịch vụ chuyên ngành hàng không. Thông tư có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025.
Xuất khẩu 2025 đặt mục tiêu tăng trưởng 10 - 12%, xuất siêu trên 20 tỷ USD
Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam năm 2024 ước đạt 783,4 tỷ USD, tăng 15% so với năm 2023; trong đó xuất khẩu ước đạt 403,7 tỷ USD, tăng 13,8%. Với kết quả này, Bộ Công Thương đặt mục tiêu phấn đấu tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2025 tăng trên 10 - 12% so với năm 2024, cán cân thương mại tiếp tục có xuất siêu ở mức trên 20 tỷ USD.
Lần đầu tiên thu ngân sách Nhà nước vượt mốc 2 triệu tỷ đồng
Ngân sách Nhà nước năm 2024 ước đạt hơn 2 triệu tỷ đồng, bằng 119,1% so với dự toán, tăng 15,5% so với thực hiện năm 2023; tỷ lệ động viên vào ngân sách Nhà nước đạt 17,8% GDP, riêng thuế, phí đạt 14,2% GDP.
Bộ Tài chính bãi bỏ hàng loạt thông tư về tài chính đất đai
Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 89 bãi bỏ toàn bộ 12 Thông tư và bãi bỏ một phần của 1 thông tư khác trong lĩnh vực tài chính đất đai do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành trước ngày Luật Đất đai năm 2024, Luật Nhà ở năm 2023 có hiệu lực thi hành.
Nông sản Việt chinh phục nhiều thị trường
Năm 2024, nông sản Việt Nam đã có mặt ở gần 200 quốc gia và vùng lãnh thổ. Đặc biệt, nhiều nông sản Việt tiếp tục chinh phục thành công những thị trường mới, nhiều mặt hàng nông sản mới được "cấp visa" xuất khẩu chính ngạch.
Xuất nhập khẩu sang khu vực châu Á, châu Phi đạt 520 tỷ USD
Bộ Công thương cho biết, với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu lên tới 520 tỷ USD, khu vực thị trường châu Á, châu Phi tiếp tục giữ vị trí chiến lược trong hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam trong năm 2024 và nhiều năm tới.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.