Doanh nghiệp nỗ lực đảm bảo việc làm cho người lao động
Người lao động là nguồn lực quan trọng của doanh nghiệp. Chính vì vậy, dù phải đối diện với nhiều khó khăn, thách thức do thị trường biến động, đơn hàng sụt giảm, song các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa vẫn nỗ lực duy trì việc làm, đảm bảo thu nhập ổn định cho người lao động.
Từ cuối năm ngoái đến đầu năm nay, một số ngành sử dụng nhiều lao động trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa như dệt may, da giày, chế biến gỗ, cơ khí, công nghiệp phụ trợ gặp khó khăn do bị cắt giảm đơn hàng... Tình trạng này được dự báo sẽ còn kéo dài đến hết quý I, thậm chí sang cả quý II/2023, ảnh hưởng tới bảo đảm việc làm cho người lao động.

Trước khó khăn, thách thức, thay vì cắt giảm lao động, một số doanh nghiệp đã thực hiện giải pháp chia đều việc cho công nhân, sẵn sàng chấp nhận bỏ ra một khoản chi phí để duy trì hoạt động sản xuất. Đồng thời, tích cực tìm kiếm đơn hàng mới, khách hàng mới để người lao động có việc làm, đảm bảo thu nhập. Đây cũng chính là nhiệm vụ được ưu tiên hàng đầu của nhiều doanh nghiệp hiện nay.
Tại Công ty TNHH S&D Chi nhánh Thanh Hóa, không chỉ lương, thưởng, các quyền lợi, chế độ khác được thực hiện đầy đủ, đúng thời gian theo quy định, mà môi trường, điều kiện làm việc luôn được chủ doanh nghiệp quan tâm cải thiện. Bên cạnh đó, doanh nghiệp chủ động, linh hoạt cơ cấu lại mặt hàng có lợi thế; bảo đảm duy trì sản xuất, việc làm ổn định cho công nhân lao động ngay sau kỳ nghỉ tết. Đây là yếu tố quan trọng để trên 500 công nhân, người lao động yên tâm gắn bó với doanh nghiệp.

Chị Nguyễn Thị Linh, Công nhân Công ty TNHH S&D Chi nhánh Thanh Hóa cho biết cho đến nay chị và nhiều lao động trong công ty chưa phải nghỉ việc ngày nào, mặc dù khó khăn như vậy, nhưng công ty không chỉ tạo việc làm đầy đủ mà còn đảm bảo chế độ đầy đủ cho người công nhân trong khó khăn. Được lãnh đạo công ty quan tâm, rất nhiều người lao động vừa được học nâng cao tay nghề, vừa có thu nhập đáp ứng được thị trường hiện tại, hy vọng 2023 thị trường tốt hơn. Ông Phạm Anh Phong, Phó Giám đốc Công ty TNHH S&D Chi nhánh Thanh Hóa cũng cho biết: "Mặc dù thị trường ngành may mặc năm 2022 khó khăn và năm 2023 vẫn khó khăn, tuy nhiên chúng tôi vẫn cam kết đầy đủ đơn hàng và đảm bảo đầy đủ việc làm cho người lao động, lương thưởng, mọi chế độ tốt. Và chúng tôi vẫn tiếp tục tuyển thêm lao động, tuyển thêm công nhân để mở rộng sản xuất kinh doanh ưu tiên khu vực gần công ty để lao động đi làm đầy đủ, khu vực phát triển".

Thiếu đơn hàng, phải cắt giảm lao động, nhưng khi có đơn hàng trở lại, các doanh nghiệp sẽ phải xoay sở tìm lao động. Nhiều doanh nghiệp đã thấm bài học này khi cứ sau mỗi dịp Tết, xu hướng người lao động chuyển việc, nhảy việc tăng cao. Thực trạng này đã khiến các doanh nghiệp phải tốn rất nhiều chi phí tuyển dụng, chi phí đào tạo và thời gian để vận hành lại bộ máy,...ảnh hưởng trực tiếp đến khâu sản xuất, tiến độ giao hàng. Chính vì vậy, mặc dù khó khăn, nhiều doanh nghiệp vẫn đang cố gắng tìm kiếm đơn hàng, đảm bảo việc làm để giữ chân người lao động, đón đầu cơ hội khi thị trường phục hồi trở lại. Ông Chae Jong Jin, Tổng giám đốc Công ty TNHH IVORY Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa cũng cho biết năm 2023 công ty nỗ lực nhận nhiều đơn hàng của khách hàng để đảm bảo việc làm ổn định cho toàn bộ cán bộ công nhân viên công ty. Nhờ toàn bộ sự cố gắng của công nhân lao động làm năng suất, đảm bảo lịch xuất hàng, khách hàng rất tin tưởng và chuyển hàng liên tục về, người lao động có việc làm. Và kế hoạch năm 2023 công ty sẽ tuyển thêm khoảng 500 công nhân nữa đảm bảo cho sự phát triển của công ty.

Thanh Hóa hiện có khoảng 21.000 doanh nghiệp đang hoạt động. Khu vực doanh nghiệp đang giải quyết việc làm cho trên 350.000 lao động. Theo các chuyên gia kinh tế, đảm bảo việc làm, đời sống cho người lao động và đưa ra được những phúc lợi hiệu quả sẽ tác động không nhỏ đến thành công của mỗi doanh nghiệp. Bởi doanh nghiệp thực hiện tốt phúc lợi cho người lao động sẽ tạo ra nền tảng phát huy nội lực cho sự phát triển, kích thích sáng kiến và sự tận tâm của người lao động. Từ đó, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh và sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Nhiều dự báo cho thấy, Trong thời gian tới, tình hình trong nước và thế giới tiếp tục có nhiều biến động khó lường, tạo ra những thách thức lớn với nền kinh tế và thị trường lao động. Do đó, trong lúc này, doanh nghiệp cần thực hiện các chính sách giữ được nguồn nhân lực có tay nghề, ổn định thị trường lao động, duy trì tốt hoạt động sản xuất, kinh doanh để sẵn sàng cho giai đoạn tái phục hồi, thúc đẩy mục tiêu tăng trưởng.

Hiệu quả kinh tế từ trồng cây dong riềng
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có khoảng 230 ha cây dong riềng. Đây là cây trồng được đánh giá thích hợp với thổ nhưỡng ở một số huyện miền núi do chịu hạn tốt, phù hợp với đất đồi dốc và cho năng xuất, hiệu quả kinh tế cao.

Thanh Hóa mở rộng diện tích sản xuất nông nghiệp xanh
Thời gian qua, tỉnh Thanh Hóa đã ban hành các chương trình, đề án, kế hoạch… hướng tới mục tiêu phát triển nông nghiệp bền vững và thích ứng biến đổi khí hậu. Đến nay, trên địa bàn tỉnh bước đầu đã có các mô hình sản xuất cây trồng theo hướng hữu cơ và đạt tiêu chuẩn hữu cơ.

Thanh Hoá: Hoạt động xuất khẩu hàng hoá duy trì đà tăng trưởng
Theo Sở Công thương Thanh Hoá, trong tháng 4/2025, hoạt động xuất khẩu hàng hoá trên địa bàn tỉnh tiếp tục duy trì đà tăng trưởng do chưa bị tác động bởi chính sách thuế quan của Mỹ. Tổng giá trị xuất khẩu hàng hoá tháng 4 ước đạt hơn 603 triệu USD, tăng 4,2% so với tháng trước và tăng 16,9% so với cùng.

Khan hiếm nguồn cung đá vật liệu xây dựng thông thường
Báo cáo của Hiệp hội Đá Thanh Hoá cho biết: trong quý I/2025, nhu cầu đá vật liệu xây dựng thông thường trên địa bàn tỉnh tăng đột biến, gấp khoảng ba lần so với cùng kỳ. Điều này đã dẫn đến tình trạng khan hiếm nguồn cung.

4 tháng đầu năm, Thanh Hoá thu ngân sách ước đạt trên 16.300 tỷ đồng
4 tháng đầu năm 2025, tổng thu ngân sách nhà nước của tỉnh Thanh Hoá ước đạt trên 16.300 tỷ đồng, bằng 35,8% dự toán.

Triển vọng hợp tác giữa Thanh Hoá và Đức trong đào tạo nghề, nâng cao nguồn nhân lực
Trong những năm gần đây, đào tạo nghề là một trong những trọng tâm đổi mới ở Việt Nam, nhằm cung cấp nguồn nhân lực có tay nghề cao phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế. Tại Thanh Hoá, để thực hiện mục tiêu này, tỉnh đã đẩy mạnh hợp tác đào tạo nghề với đối tác quốc tế, trong đó có Đức.

Chủ động kế hoạch đi lại dịp cao điểm 30/4 - 1/5 qua đường hàng không
Nhằm đảm bảo trải nghiệm bay thuận lợi cho hành khách trong dịp cao điểm nghỉ lễ 30/4 - 1/5, các hãng hàng không Vietnam Airlines, Pacific Airlines, VASCO khuyến nghị hành khách chủ động sắp xếp thời gian, thực hiện các thủ tục trước chuyến bay và tuân thủ đầy đủ các quy định an ninh, an toàn hàng không.

Dệt may đa dạng hoá thị trường và mặt hàng để ổn định xuất khẩu
Thị trường Mỹ hiện chiếm khoảng 40% tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam. Do đó, khi Mỹ điều chỉnh tăng thuế quan mới sẽ tạo ra những thách thức lớn đối với các doanh nghiệp dệt may. Trong bối cảnh này, việc chủ động đa dạng hóa sản phẩm, chuyển đổi xanh, mở rộng thị trường mới đang là những bước đi phù hợp giúp các doanh nghiệp dệt may ở Thanh Hoá ổn định sản xuất và xuất khẩu.

Đảm bảo các quy định khi xuất khẩu vào thị trường EU
Thị trường EU đòi hỏi ngày càng cao và khắt khe hơn đối với các mặt hàng xuất khẩu vào thị trường này. Đặc biệt là đối với các mặt hàng nông, thủy sản, sản phẩm công nghiệp. Đây cũng là sức ép đối với các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam.

Lãi suất cho vay ngắn hạn của các ngân hàng thấp hơn quy định
Ngân hàng Nhà nước cho biết, lãi suất huy động cũng như cho vay của các ngân hàng đã giảm hơn so với thời gian trước đây. Đặc biệt là lãi suất cho vay ngắn hạn đã giảm xuống thấp hơn so với quy định của Ngân hàng Nhà nước.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.