Doanh nghiệp nỗ lực đảm bảo việc làm cho người lao động
Năm 2024 do ảnh hưởng của tình hình kinh tế thế giới, cùng với đó cước vận tải biển gia tăng nên nhiều doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh gặp không ít khó khăn. Để duy trì sản xuất kinh doanh, đặc biệt là đảm bảo việc làm cho người lao động, nhiều doanh nghiệp may mặc trên địa bàn tỉnh đã nỗ lực tìm các giải pháp để ứng phó.
Công ty TNHH May DH Vina có địa chỉ tại xã Hòa Lộc, huyện Hậu Lộc hiện có 300 công nhân đang làm việc tại đây. Công ty chủ yếu là may hàng dệt kim xuất khẩu. Điều đáng nói là đơn hàng vẫn đều cho công nhân làm việc nhưng lợi nhuận không cao bởi hiện giá thành các đơn hàng ký kết do cạnh tranh nên thấp hơn các năm trước, trong khi đó giá nhân công lao động lại tăng lên. Mặc dù vậy, ban lãnh đạo công ty vẫn luôn nỗ lực tìm kiếm đối tác để việc làm của các lao động tại đây không bị đứt quãng. Cùng với đó, công ty cũng quan tâm đến môi trường làm việc để người lao động yên tâm gắn bó với công ty.
Chị Nguyễn Thị Hòa, Công nhân Công ty TNHH May DH Vina, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Từ khi tôi làm việc ở đây công ty quan tâm đến công việc, động viên để công nhân có sức khỏe làm việc. Môi trường làm việc ở đây thân thiện, được các sếp quan tâm, mức thu nhập ở đây bình quân từ 7 - 8 triệu, tôi thấy ổn định".


Chị Lê Thị Hòa, Phụ trách kỹ thuật Công ty TNHH May DH Vina, tỉnh Thanh Hóa
Chị Lê Thị Hòa, Phụ trách kỹ thuật Công ty TNHH May DH Vina, tỉnh Thanh Hóa cho biết thêm: "Từ nay đến cuối năm công ty đã sắp xếp được đơn hàng để đảm bảo việc làm cho công nhân, thậm chí công nhân còn sẽ phải tăng ca. Điều công ty vui nhất là dù trong điều kiện khó khăn như thế này thì chúng tôi vẫn đảm bảo được mức sống và công việc ổn định cho công nhân".
Xác định người lao động là nguồn lực quan trọng của doanh nghiệp. Chính vì vậy, dù phải đối diện với nhiều khó khăn, thách thức do thị trường biến động, đơn hàng sụt giảm, song các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa vẫn nỗ lực duy trì việc làm, đảm bảo thu nhập ổn định cho người lao động. Tại Công ty TNHH Speed Motion Việt Nam đóng trên địa bàn xã Xuân Minh, huyện Thọ Xuân, nếu trước đây công ty chỉ chuyên sản xuất đồ bơi xuất khẩu nhưng do khó khăn về đơn hàng, cạnh tranh về giá nên để đảm bảo việc làm cho 900 công nhân, phủ kín cả 27 dây chuyền sản xuất, bộ phận kinh doanh của công ty đã linh hoạt vừa chăm sóc khách hàng cũ, vừa tìm kiếm thêm khách hàng mới. Hiện công ty đã chuyển sang may thêm các đơn hàng dệt kim để đảm bảo việc làm cho người lao động.

Chị Nguyễn Thị Hương, Công nhân Công ty TNHH Speed Motion Việt Nam, tỉnh Thanh Hóa chia sẻ: "Hiện tại đơn hàng của chúng tôi đang rất nhiều, chúng tôi đang tăng ca từ 1,5 đến 2,5 tiếng một ngày. Hiện tại tôi làm ở đây được 5 năm rồi, công việc đang rất ổn định".

Bà Lily, Giám đốc sản xuất Công ty TNHH Speed Motion Việt Nam, tỉnh Thanh Hóa
Bà Lily, Giám đốc sản xuất Công ty TNHH Speed Motion Việt Nam, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Năm nay khó khăn kinh tế chung của thế giới, chúng tôi đã phải làm nhiều cách để có được đơn hàng đảm bảo cho người lao động àm việc và duy trì hoạt động của công ty. Hiện, các đơn hàng của chúng tôi đã trải dài đến hết năm 2024 và đợt này công nhân công ty chúng tôi còn phải tăng ca từ 1-2 tiếng mỗi ngày nữa. Năm nay chúng tôi đặt mục tiêu xuất khẩu từ 9 đến 10 triệu sản phẩm".
Thanh Hóa hiện có gần 300 doanh nghiệp sản xuất trong lĩnh vực dệt may. Khảo sát ở nhiều doanh nghiệp cho biết: do ảnh hưởng của tình hình kinh tế thế giới, các doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn do bị cắt giảm đơn hàng hoặc giá thành đơn hàng sụt giảm từ 20% đến 30% so với năm trước nên lợi nhuận thu về không cao. Dù vậy, các doanh nghiệp dệt may vẫn đang cố gắng duy trì thu nhập cho người lao động và đảm bảo phát triển doanh nghiệp bền vững.


Ông Phạm Duy Giáp, Giám đốc Chi nhánh may Delta Hậu Lộc 1, tỉnh Thanh Hóa
Ông Phạm Duy Giáp, Giám đốc Chi nhánh may Delta Hậu Lộc 1, tỉnh Thanh Hóa cho biết thêm: "Theo nhận định của chúng tôi thì dù đơn hàng có chút khởi sắc, tuy nhiên nó chưa có dấu hiệu bền vững, mục tiêu của chúng tôi là cố gắng duy trì công suất hiện tại và tập trung vào các nguồn hàng khác. Dù từ đầu năm đến nay chúng tôi đã có những kết quả nhất định song vẫn đối mặt với nhiều khó khăn. Chúng tôi đang quan tâm, tạo điều kiện phúc lợi cho người lao động để nâng nắng suất lao động".

Ông Lâm Vĩnh Hào, Tổng giám đốc Công ty TNHH South Fame Garments Limitted tỉnh Thanh Hóa
Ông Lâm Vĩnh Hào, Tổng giám đốc Công ty TNHH South Fame Garments Limitted tỉnh Thanh Hóa chia sẻ: "Tình hình thế giới có nhiều biến động nhưng với sự nỗ lực của cả công ty, chúng tôi vẫn ký kết được các đơn hàng với các nước Âu, Mỹ và Nhật Bản. Dù không được tăng ca nhưng hơn 1.800 công nhân ở 3 xưởng của chúng tôi vẫn duy trì sản xuất. 7 tháng năm 2024 chúng tôi vẫn sản xuất được hơn 28 triệu sản phẩm. Với đà này thì năm 2024, chúng tôi vẫn đảm bảo được sản xuất 5 triệu sản phẩm như kế hoạch đã đề ra".

Thực tế cho thấy, trong điều kiện còn gặp nhiều khó khăn, các doanh nghiệp dệt may tỉnh Thanh Hóa đã nhanh chóng xoay chuyển tình thế bằng cách cơ cấu lại sản phẩm, tìm kiếm khách hàng mới ngay trong các thị trường truyền thống cũng như tăng cường xúc tiến thương mại ở những thị trường mới nhằm linh hoạt nắm bắt thông tin thị trường để thích ứng. Phương châm của các doanh nghiệp dệt may tỉnh Thanh Hoá là nhận định chính xác tình hình kinh tế, linh hoạt nắm bắt nhu cầu tiêu dùng của thế giới để tìm kiếm cơ hội hợp tác với các thị trường tiềm năng để duy trì sản xuất, đảm bảo việc làm và ổn định thu nhập cho người lao động.

Tưới tiết kiệm – Giải pháp hiệu quả, bền vững trong sản xuất nông nghiệp
Hiện nay, nhiều trang trại, nông hộ trên địa bàn Thanh Hóa đã ứng dụng công nghệ tưới nước tiết kiệm trong sản xuất. Tưới tiết kiệm có ưu điểm là giảm công lao động, tiết kiệm phân bón và sử dụng nước hiệu quả. Giải pháp này cũng giúp áp lực do tình trạng hạn hán, tiết kiệm tài nguyên nước, hướng tới nền nông nghiệp thông minh, bền vững.

Đảm bảo tiến độ, chất lượng tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025
Diễn ra từ ngày 1/7/2025, tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp 2025 được thực hiện nhằm thu thập thông tin toàn diện về nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và thực trạng phát triển nông thôn, phục vụ công tác điều hành, hoạch định các chính sách phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương. Vì vậy, tỉnh Thanh Hoá đang tập chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ tổng điều tra, đảm bảo thu thập thông tin nhanh chóng, chính xác, chất lượng.

Thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ sản phẩm
6 tháng đầu năm 2025, dù phải đối diện với rất nhiều khó khăn, thách thức, song hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá vẫn tiếp tục duy trì đà tăng trưởng tích cực. Các chỉ số về sản xuất công nghiệp, xuất khẩu, tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ thương mại đều có mức tăng trưởng cao hơn so với cùng kỳ. Có được kết quả trên là nhờ các đơn vị, doanh nghiệp đã tập trung triển khai nhiều giải pháp thúc đẩy sản xuất cũng như kết nối, tiêu thụ sản phẩm hàng hoá.

Thị trường thời trang: Thương hiệu Việt phát triển bền vững
Giữa cao điểm kiểm tra về hàng giả, hàng nhái, gian lận thương mại, nhiều cửa hàng thời trang đóng cửa né tránh thì các thương hiệu Việt đóng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa vẫn duy trì hoạt động tốt. Đó là do các nhãn hàng thời trang Việt minh bạch thông tin, đảm bảo chất lượng nên đã tạo uy tín trên thị trường, được khách hàng ưu tiên lựa chọn.

Ngành dệt may Thanh Hóa linh hoạt thị trường nhằm duy trì đà tăng trưởng
Trong 6 tháng đầu năm nay, thị trường ngành dệt may có sự biến động, đặc biệt kể từ thời điểm Mỹ đưa ra chính sách áp thuế 46% đối với các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam. Mặc dù vậy, các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh dệt may trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã có những biện pháp linh hoạt, đẩy mạnh mở rộng thị trường, khai thác hiệu quả các đơn hàng, đầu tư máy móc, thiết bị nhằm đảm bảo ổn định sản xuất và duy trì đà tăng trưởng.

Đảm bảo đủ nguồn cung xăng dầu trong mọi tình huống
Theo báo cáo của Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước, tổng nguồn xăng dầu tối thiểu năm 2025 được Bộ Công Thương phân giao cho các thương nhân đầu mối là hơn 29 triệu m³/tấn. Trong 6 tháng đầu năm, tổng nguồn xăng dầu đưa ra thị trường ước đạt trên 13 triệu m³/tấn, tương đương 47% tổng kế hoạch, tăng 1,1% so với cùng kỳ năm 2024.

Xuất nhập khẩu tích cực, thu ngân sách tăng mạnh
Theo số liệu từ Cục Hải quan, trong 6 tháng đầu năm, trung bình mỗi ngày thu ngân sách từ hoạt động xuất, nhập khẩu đạt 1.850 tỷ đồng, tăng khoảng 215 tỷ đồng/ngày so với cùng kỳ năm 2024.

Nâng cấp trải nghiệm trong thanh toán không tiền mặt để thu hút người dùng
Không chỉ mở rộng về phạm vi sử dụng, thanh toán không tiền mặt trong nửa đầu năm 2025 còn ghi nhận sự nâng cấp về chất lượng trải nghiệm cho người sử dụng tiện lợi, nhanh chóng… Cùng với đó là nhiều phương thức thanh toán hiện đại, tiện dụng và phổ biến nên đã thu hút người dùng.

Giải ngân vốn đầu tư công duy trì tích cực
Theo báo cáo từ Bộ Tài chính, tiến độ giải ngân vốn đầu tư công của cả nước tiếp tục duy trì tốc độ tích cực, vượt tỷ lệ giải ngân cùng kỳ năm 2024.

Những chính sách kinh tế mới có hiệu lực từ 1/7
Từ hôm nay 1/7, nhiều Luật, Nghị định, Thông tư và chính sách pháp luật mới trong các lĩnh vực trọng yếu như thuế, thương mại điện tử, tín dụng nông nghiệp… sẽ chính thức có hiệu lực, tạo hành lang pháp lý mới cho hoạt động sản xuất - kinh doanh và quản lý nhà nước.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.