ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Doanh nghiệp phát triển bền vững gắn với kinh tế xanh

Tăng trưởng xanh đã trở thành xu thế tất yếu, là một hướng tiếp cận mới trong tăng trưởng kinh tế nhằm đạt được thịnh vượng toàn diện cho các quốc gia. Việt Nam đang tiếp tục đà đổi mới, đẩy mạnh chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo chiều sâu, đề cao chất lượng và hiệu quả, đồng thời nỗ lực hết sức mình để phục hồi hậu COVID-19.

20/12/2021 15:51

 

Mảng xanh trong dự án Aqua City (dự án của Tập đoàn Novaland) kết nối cư dân với thiên nhiên. Ảnh: VGP/Lê Nguyễn
Mảng xanh trong dự án Aqua City (dự án của Tập đoàn Novaland) kết nối cư dân với thiên nhiên. Ảnh: VGP/Lê Nguyễn

Kinh tế xanh, xu thế tất yếu

Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050 được Chính phủ ban hành thể hiện cam kết mạnh mẽ của Việt Nam trong thực hiện phát triển bền vững, thông qua các hành động thiết thực, cụ thể. Tại hội nghị Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu năm 2021 (COP26), Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nêu cam kết của Việt Nam trong việc "sẽ xây dựng và triển khai các biện pháp giảm phát thải khí nhà kính mạnh mẽ hơn nữa bằng nguồn lực của mình, cùng với sự hợp tác và hỗ trợ của cộng đồng quốc tế, cả về tài chính và chuyển giao công nghệ, trong đó có thực hiện các cơ chế theo Thỏa thuận Paris, để đạt mức phát thải ròng bằng '0' vào năm 2050". 

Qua đó, Việt Nam có thể thu hút được nguồn tài chính xanh từ gói tài chính được cam kết từ các quốc gia với 100 tỷ USD mỗi năm cho phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn và năng lượng tái tạo. Đồng thời, Việt Nam chủ trương kết hợp hài hòa, chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường, thực hiện có trách nhiệm các cam kết quốc tế về tăng trưởng xanh, bền vững.

Trong Diễn đàn Doanh nghiệp phát triển bền vững Việt Nam (VCSF) 2021 với chủ đề “Hướng tới thập kỷ phát triển bền vững tốt đẹp hơn: Không để ai bị bỏ lại phía sau” cũng đã thảo luận những nội dung trọng điểm liên quan đến sự phát triển bền vững của doanh nghiệp (DN) gắn với kinh tế tuần hoàn. Từ đó cho thấy, để vừa phát triển kinh tế nhưng vẫn bảo vệ được môi trường, xu thế thế giới đã chuyển sang tiếp cận giải pháp mô hình kinh tế tuần hoàn thay thế cho mô hình kinh tế tuyến tính truyền thống; hướng tới phát triển sản xuất và tiêu dùng bền vững, tái tạo tài nguyên theo chu trình khép kín, nhằm giảm thiểu tối đa phát thải ra môi trường, mang lại giá trị kinh tế - xã hội.

Nhận thức rõ vấn đề này, cộng đồng DN xác định là nhân tố đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp bảo vệ môi trường. Việc thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường không chỉ là trách nhiệm của DN mà còn giúp DN nâng cao khả năng cạnh tranh, bảo đảm phát triển bền vững. Là một trong những DN nằm trong Top 10 DN phát triển bền vững của Việt Nam, Tập đoàn Novaland đã và đang triển khai định hướng tập trung phát triển bền vững hướng đến kinh tế xanh, áp dụng hiệu quả các chính sách của Chính phủ gắn với tăng trưởng xanh.

Tập đoàn Novaland là một trong số ít các DN bất động sản đi đầu trong việc áp dụng hệ thống công trình xanh EDGE của tổ chức IFC - World Bank trong thiết kế và thi công dự án. Nguồn nguyên liệu sử dụng được đội ngũ nghiên cứu và phát triển lựa chọn những sản phẩm thân thiện môi trường, mang đến giá trị bền vững và sức khỏe cho cộng đồng dân cư không chỉ tại các công trình của Novaland, mà các cộng đồng lân cận.

Bên cạnh đó, Novaland còn ứng dụng giải pháp công nghệ hiện đại vào vận hành như sử dụng năng lượng xanh, phân loại rác thải tại nguồn, nỗ lực phát triển đô thị sinh thái thông minh bền vững. Theo Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia 2019 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, gia tăng dân số, quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ đã làm gia tăng khối lượng và chủng loại chất thải rắn sinh hoạt.

Những khó khăn trong việc phân loại, thu gom, vận chuyển và quản lý chất thải đang tác động tiêu cực đến môi trường sinh thái và các hoạt động kinh tế - xã hội. Trước thực trạng đó, dự án “Phân loại rác thải tái chế tại các chung cư do Tập đoàn Novaland phát triển” được xây dựng dựa trên Thỏa thuận hợp tác được ký kết giữa Tập đoàn Novaland và Liên minh Tái chế bao bì Việt Nam (PRO VN), sẽ góp phần nâng cao nhận thức của người dân về việc thực hiện lối sống xanh, bảo vệ môi trường và sức khỏe cộng đồng.

Chương trình “Green Up Việt Nam - Triệu cây xanh cho cuộc sống bừng sáng” do Tập đoàn Novaland khởi xướng đã và đang triển khai tại nhiều tỉnh thành trên cả nước. Ảnh: VGP/Lê Nguyễn
Chương trình “Green Up Việt Nam - Triệu cây xanh cho cuộc sống bừng sáng” do Tập đoàn Novaland khởi xướng đã và đang triển khai tại nhiều tỉnh thành trên cả nước. Ảnh: VGP/Lê Nguyễn

Vì một Việt Nam xanh

Trong hơn 2 thập kỷ qua, Việt Nam phải chịu tác động nặng nề của biến đổi khí hậu, suy thoái đất canh tác, bão lũ và một trong những nguyên nhân căn bản đó đến từ thực trạng tỉ lệ rừng suy giảm.

Trong bối cảnh đó, Tết trồng cây - một truyền thống đẹp lại được "khởi động" bằng sáng kiến trồng 1 tỷ cây xanh của Thủ tướng Chính phủ, đã đề ra mục tiêu trồng mới 1 tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025, riêng năm 2021, chỉ tiêu trồng cây xanh cao hơn 1,5 lần và từ năm 2022 đến 2025, cao gấp 2 lần so với kết quả thực hiện năm 2020.

Để tham vọng phủ xanh tại các địa phương sớm thành công, phong trào Tết trồng cây được các địa phương, DN đồng loạt hưởng ứng, xây dựng kế hoạch hành động cụ thể về trồng rừng, bảo vệ rừng và trồng cây phân tán để bảo vệ thiên nhiên, môi trường sinh thái.

GS. TSKH Lê Huy Bá, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học Công nghệ và Quản lý môi trường (Đại học Công nghiệp TPHCM), nhận xét có khá nhiều địa phương triển khai chương trình trồng cây với số lượng lớn trong thời gian qua, nhận được sự đóng góp đáng quý từ các DN góp phần hiện thực hóa mục tiêu trồng 1 tỷ cây xanh của Thủ tướng Chính phủ.

Trong đó, ông đặc biệt chú ý đến chương trình Green Up của Tập đoàn Novaland tài trợ trồng đến 50 triệu cây xanh tại Lâm Đồng, 10 triệu cây xanh tại các tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Thuận… Được biết, chương trình “Green Up Việt Nam - Triệu cây xanh cho cuộc sống bừng sáng” mà Tập đoàn Novaland khởi xướng với sự chung tay của đối tác, khách hàng, nhân viên đã và đang triển khai tại nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước.

Hàng loạt hoạt động được tổ chức thành công như: Cùng các tỉnh ĐBSCL chống xâm nhập mặn và hạn hán; chương trình nước sạch học đường; trao tặng giếng nước sạch, xây dựng đường nông thôn...

Có thể nói, đối với các tỉnh, thành phố, ngoài lợi ích hữu hình là những mảng xanh được hình thành, ý nghĩa lớn nhất mà chương trình mang lại chính là sự lan tỏa tình yêu thiên nhiên và hình thành ý thức, trách nhiệm về bảo vệ môi trường của cộng đồng. Theo đánh giá của nhiều nhà khoa học, đề án 1 tỷ cây xanh chính là một trong những tiền đề quan trọng để Việt Nam hướng đến phát triển bền vững, mang lại lợi ích môi trường và kinh tế.

Lê Nguyễn/ Báo Chính phủ


Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Việt Nam thu hút mạnh dòng vốn FDI

Việt Nam thu hút mạnh dòng vốn FDI

07:57 , 16/05/2024

Vốn đầu tư nước ngoài (FDI) thực hiện tại Việt Nam 4 tháng đầu năm ước đạt 6,28 tỉ USD. Đây là số vốn FDI thực hiện cao nhất của 4 tháng đầu năm trong vòng 5 năm qua.

Vụ xuân 2024, Thanh Hóa có trên 37.000 ha cây trồng được liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm

Vụ xuân 2024, Thanh Hóa có trên 37.000 ha cây trồng được liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm

23:30 , 15/05/2024

Vụ xuân 2024, các địa phương trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã tập trung phát triển các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao gắn với liên kết, bao tiêu sản phẩm. Qua đó, góp phần nâng cao giá trị kinh tế của ngành nông nghiệp.

Thọ Xuân: Hơn 55 ha rau, củ, quả an toàn được sản xuất trong nhà màng, nhà lưới

Thọ Xuân: Hơn 55 ha rau, củ, quả an toàn được sản xuất trong nhà màng, nhà lưới

23:27 , 15/05/2024

Những năm qua, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa đã khuyến khích người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mở rộng diện tích rau, củ, quả an toàn trong nhà màng, nhà lưới. Từ đó, làm thay đổi tập quán canh tác truyền thống mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân.

Triệu Sơn có 246 tổ chức, cá nhân tham gia tích tụ, tập trung đất đai

Triệu Sơn có 246 tổ chức, cá nhân tham gia tích tụ, tập trung đất đai

23:26 , 15/05/2024

Huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa hiện có 246 tổ chức, cá nhân hộ gia đình tham gia tích tụ, tập trung đất đai để sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao. Trong đó, có 2 doanh nghiệp, 10 hợp tác xã, 234 cá nhân hộ gia đình tham gia.

Hậu Lộc đầu tư phát triển nuôi trồng thủy sản theo hướng công nghệ cao

Hậu Lộc đầu tư phát triển nuôi trồng thủy sản theo hướng công nghệ cao

23:23 , 15/05/2024

Đến trung tuần tháng 5 năm 2024, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa đã thả nuôi 1.855 ha thủy sản vụ xuân hè. Để đạt mục tiêu tổng sản lượng nuôi trồng 13.500 tấn thủy sản trở lên trong năm 2024, UBND huyện và các xã trên địa bàn huyện đã phối hợp với các đơn vị chuyên môn hướng dẫn chủ đồng kỹ thuật cải tạo ao đầm, nuôi tôm hiệu quả, quản lý môi trường nuôi, lịch thời vụ, mật độ thả giống phù hợp cho tôm, ngao, cá.

Hoằng Hoá phát triển được 198 ha sản xuất nông nghiệp theo hướng an toàn

Hoằng Hoá phát triển được 198 ha sản xuất nông nghiệp theo hướng an toàn

23:18 , 15/05/2024

Nhằm hướng đến sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, chất lượng cao, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa đã khuyến khích, vận động người dân ứng dụng công nghệ cao, các quy chuẩn an toàn như: VietGap và hữu cơ vào sản xuất.

Doanh nghiệp ứng dụng công nghệ mới, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm

Doanh nghiệp ứng dụng công nghệ mới, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm

20:39 , 15/05/2024

Để nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, nhiều doanh nghiệp trên địa bàn Thanh Hóa đã tích cực đầu tư đổi mới, ứng dụng khoa học và công nghệ nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo sức cạnh tranh trên thị trường.

Thanh Hóa phấn đấu giá trị sản xuất vụ thu mùa 2024 đạt trên 9 nghìn tỷ đồng

Thanh Hóa phấn đấu giá trị sản xuất vụ thu mùa 2024 đạt trên 9 nghìn tỷ đồng

18:09 , 15/05/2024

Vụ thu mùa năm 2024, tỉnh Thanh Hóa phấn đấu gieo trồng 152.000 ha với tổng sản lượng lương thực hơn 670.000 tấn. Tổng giá trị sản xuất vụ thu mùa năm 2024 phấn đấu đạt trên 9 nghìn tỷ đồng, lợi nhuận đạt trên 4.300 tỷ đồng, bình quân thu nhập đạt 52,5 triệu đồng/ha.

Thanh Hóa: Sản lượng khai thác và nuôi trồng thủy sản đạt trên 69.600 tấn

Thanh Hóa: Sản lượng khai thác và nuôi trồng thủy sản đạt trên 69.600 tấn

16:11 , 15/05/2024

Từ đầu năm 2024 đến nay, thời tiết ổn định, không xảy ra dịch bệnh trên diện tích nuôi trồng thủy sản nên tổng sản lượng khai thác và nuôi trồng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đạt trên 69.600 tấn, đạt 32,7% kế hoạch cả năm.

Theo ước tính, năm 2024, nước ta có thể thiếu hơn 100.000 tỷ đồng vốn đầu tư công

Theo ước tính, năm 2024, nước ta có thể thiếu hơn 100.000 tỷ đồng vốn đầu tư công

08:28 , 15/05/2024

Trong 3 tháng đầu năm 2024, số vốn đầu tư công giải ngân cả nước được lên tới 80.000 tỷ đồng, đạt tỷ lệ hơn 13,7%. Dù tích cực song Bộ Kế hoạch & Đầu tư cho rằng để đạt mục tiêu tỷ lệ giải ngân 95% là một nhiệm vụ khó khăn.