Doanh nghiệp sản xuất thép tăng giá sản phẩm
Mới đây, các doanh nghiệp thép trong nước tiếp tục đồng loạt điều chỉnh tăng giá bán thép xây dựng thêm từ 200 đồng/kg - 410 đồng/kg, tùy từng sản phẩm và thương hiệu so với ngày cuối tháng 1. Đây là đợt tăng giá thứ 4 liên tiếp tính từ đầu năm 2023 đến nay.
Mặc dù, giá thép trong nước đã được các doanh nghiệp liên tục điều chỉnh tăng, nhưng không xuất phát từ nhu cầu thị trường, mà nguyên nhân chính là từ việc giá các loại nguyên liệu đầu vào cho sản xuất thép tăng cao.Theo nhận định của một số chuyên gia, giá thép có khả năng tiếp tục tăng trong bối cảnh giá thế giới vẫn đi lên, nguyên vật liệu chính cho sản xuất thép như quặng sắt, than mỡ, thép phế liệu, cuộn cán nóng… chưa có dấu hiệu dừng đà tăng giá.
Nhận định về triển vọng ngành Thép năm 2023, Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam cho rằng, đây vẫn sẽ là năm đầy thách thức với ngành Thép trong nước. Tuy nhiên, lực kéo từ đầu tư công được hy vọng sẽ mang lại bức tranh khởi sắc hơn cho các doanh nghiệp thép trong nước.
Xuất khẩu gạo năm 2025 dự báo gặp khó
Báo cáo thị trường lúa gạo năm 2024 nhận định, xuất khẩu gạo năm 2025 của Việt Nam nhiều khả năng sẽ giảm cả lượng và giá so với năm 2024. Nguyên nhân là do nhu cầu suy yếu trong khi cạnh tranh gia tăng giữa các nước sản xuất.
Ưu tiên nguồn vốn tín dụng cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách
Bám sát các định hướng mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, ngay từ đầu năm 2025, Chi nhánh Ngân hành Chính sách xã hội tỉnh Thanh Hóa đã tập trung rà soát, tạo điều kiện cho người nghèo và các đối tượng chính sách trên địa bàn tỉnh được tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi để đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh. Qua đó góp phần cùng cấp uỷ chính quyền địa phương thực hiện tốt mục tiêu giảm nghèo, giải quyết việc làm, xây dựng nông thôn mới và đảm bảo an sinh xã hội.
Dự báo Việt Nam tăng trưởng mạnh nhất Đông Nam Á
Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đều dự báo, Việt Nam sẽ có mức tăng trưởng mạnh nhất trong các nền kinh tế mới nổi ở Đông Nam Á trong năm 2025
Thanh Hóa: Phát huy hiệu quả xúc tiến đầu tư
Thực hiện đường lối phát triển kinh tế mở, tỉnh Thanh Hóa đã đa dạng các hình thức xúc tiến đầu tư, tranh thủ tối đa các nguồn lực từ bên ngoài để đầu tư hạ tầng, phát tiển kinh tế - xã hội. Minh chứng là tỉnh Thanh Hóa đã thiết lập được nhiều mối quan hệ ngoại giao và thu hút được nhiều dự án của các tập đoàn đa quốc gia cũng như các tập đoàn lớn ở trong nước đầu tư vào địa bàn.
Thọ Xuân: Nhiều mô hình nông nghiệp thông minh, thích ứng biến đổi khí hậu
Trước diễn biến bất lợi của thời tiết, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa đã khuyến khích các đơn vị, cá nhân phát triển các mô hình nông nghiệp thông minh, thích ứng với biến đổi khí hậu thông qua các mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Qua đó, góp phần đưa giá trị thu nhập bình quân trên ha đất canh tác của huyện lên 154 triệu đồng/ha/năm.
Thanh Hóa có khoảng 2,47 triệu con nuôi đặc sản
Hiện tỉnh Thanh Hóa có khoảng 2,47 triệu con nuôi đặc sản với các đối tượng con nuôi phổ biến như: Lợn mán, lợn rừng, vịt Cổ Lũng, baba, gà Đông Tảo, thỏ, dê, nhím… với hơn 1.000 hộ được cấp phép nuôi.
Gần 1.260 tỷ đồng cho vay theo các lĩnh vực ưu tiên
Ngân hàng Nhà nước – Chi nhánh tỉnh Thanh Hóa đã có nhiều giải pháp chỉ đạo các tổ chức tín dụng trên địa bàn tập trung nguồn vốn cho vay các lĩnh vực ưu tiên theo chỉ đạo của Chính phủ, cho vay tư vấn phát triển nông nghiệp và nông thôn, xuất khẩu, doanh nghiệp nhỏ và vừa, công nghiệp hỗ trợ và doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Triển vọng tăng trưởng xuất khẩu năm 2025
Vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, năm 2024, các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa của tỉnh Thanh Hóa đều có mức tăng trưởng khả quan, đơn hàng nhiều, thị trường tiêu thụ ổn định và mở rộng. Đây là điều kiện thuận lợi để bước sang năm 2025, các doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất, phấn đấu đạt mục tiêu giá trị xuất khẩu 8 tỷ USD.
Xuất khẩu năm 2025 bước vào chu kỳ biến động mới
Theo các chuyên gia, xuất khẩu hàng hoá năm 2025 sẽ bước vào chu kỳ biến động mới với nhiều ẩn số trên thị trường, đặc biệt là chính sách mới của Mỹ.
Doanh nghiệp kỳ vọng một năm kinh doanh khởi sắc
Với nhiều doanh nghiệp trong cả nước, năm 2024 là một năm vượt khó khi phải đối diện với những "cơn gió ngược" từ bối cảnh suy thoái kinh tế, lạm phát tăng cao hay những bất ổn chính trị trên toàn cầu. Dù vậy, các doanh nghiệp tỉnh Thanh Hóa vẫn ghi nhận kết quả kinh doanh tích cực. Bước sang năm 2025, dự báo có các yếu tố thuận lợi và khó khăn đan xen, đòi hỏi các doanh nghiệp tiếp tục phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo, nỗ lực vượt khó với niềm tin tưởng, kỳ vọng tình hình sản xuất, kinh doanh nhiều thuận lợi và khởi sắc.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.