Doanh nghiệp tăng cường tuyển dụng lao động phục vụ kế hoạch sản xuất
(TTV) - Khi nền kinh tế chuyển sang trang thái "bình thường mới", hoạt động sản xuất, kinh doanh cũng gia tăng hơn. Để phục vụ nhu cầu sản xuất dịp cao điểm cuối năm cũng như chuẩn bị kế hoạch cho năm tới, các doanh nghiệp của Thanh Hóa đang gia tăng tuyển dụng, thêm các chế độ đãi ngộ để thu hút lao động.
![]() |
Năm 2021, công ty Cổ phần may Tân Tiến Phát đặt mục tiêu doanh thu khoảng 2 triệu USD. Với kết quả sản xuất kinh doanh đến thời điểm này, nhiều khả năng công ty sẽ đạt được mục tiêu trên. Theo đà phát triển đó, chủ doanh nghiệp đã mạnh dạn xây thêm nhà xưởng để mở rộng quy mô sản xuất. Dự kiến trước Tết Nguyên đán tới, nhà xưởng thứ 2 sẽ hoàn thành. Và để chuẩn bị cho hoạt động của nhà xưởng mới, ngay từ bây giờ, công ty đã lên kế hoạch tuyển dụng thêm 500 lao động.
![]() |
Trong khi đó, với quy mô sản xuất lớn – lên tới gần 15 triệu đôi giày mỗi tháng, nhu cầu bổ sung lao động của công ty TNHH Giầy Kim Việt là thường xuyên, liên tục. Theo đại diện bộ phận tuyển dụng, hiện tại công ty đang cần tuyển thêm 1.700 lao động làm việc trong tất cả các dây chuyền. Thông tin tuyển dụng được công ty thông báo rộng rãi trên các bảng hiệu trước nhà máy, hay trên các trang web tuyển dụng, trang fanpage của công ty. Các buổi phỏng vấn cũng được công ty tổ chức liên tục hàng tuần để đảm bảo nhân lực cho sản xuất.
![]() |
Theo khảo sát, nhu cầu tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa hiện nay là khoảng trên 35.000 lao động, trong đó lao động nữ chiếm 70%, chủ yếu tập trung vào các doanh nghiệp sản xuất giày da, may mặc có nhu cầu tuyển dụng với số lượng lớn. Để thu hút người lao động, ngoài mức lương, phụ cấp tăng ca, các doanh nghiệp còn có chính sách về an sinh xã hội, y tế, phương án đào tạo, sử dụng lao động…
Với sự kiểm soát tốt dịch bệnh COVID-19 như hiện nay, cùng với việc nhiều doanh nghiệp trong tỉnh đã lên kế hoạch đẩy mạnh sản xuất, dự báo nhu cầu tuyển dụng lao động trong thời gian tới sẽ tiếp tục tăng. Đây cũng là cơ hội tốt cho các lao động từ vùng dịch trở về có thể tìm kiếm được những công việc phù hợp và ổn định./.
Theo Khánh Hòa – Thanh Văn/Bản tin Thanh Hóa ngày mới 8/12
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Dự báo thị trường thép khởi sắc nửa cuối năm
Hiệp hội Thép Việt Nam dự báo thị trường thép nội địa có thể phục hồi vào nửa cuối năm 2025 khi có tín hiệu khả quan từ những chính sách khơi thông thị trường bất động sản và nền kinh tế.

Khuyến nghị doanh nghiệp tái cấu trúc chiến lược xuất khẩu tôm
Theo dự báo của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam, thời gian tới, xuất khẩu tôm Việt Nam sẽ chững lại so với những tháng trước do nhiều đơn hàng đã đi sớm trong thời gian hoãn thuế đối ứng. Việc Mỹ tạm hoãn áp thuế đến ngày 1/8 giúp một số doanh nghiệp tranh thủ xuất thêm hàng trong nửa đầu tháng 7, nhưng tâm lý dè dặt vẫn bao trùm thị trường.

Kinh tế Việt Nam vững vàng trong năm 2025 và 2026
Kinh tế Việt Nam sẽ vững vàng trong năm 2025 và năm 2026. Đây là dự báo của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) trong báo cáo Triển vọng Phát triển Châu Á vừa công bố mới đây.

Khai trương tuyến vận tải container ven biển Hải Phòng – Nghi Sơn
Chiều ngày 25/7, tại Cảng quốc tế Nghi Sơn, Ban Quản lý Khu Kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp tỉnh Thanh Hóa phối hợp với Công ty CP Tập đoàn MACSTAR tổ chức lễ khai trương tuyến vận tải container ven biển Hải Phòng - Nghi Sơn.

Ổn định lãi suất hỗ trợ tăng trưởng kinh tế
Tính đến tháng 7, dư nợ tín dụng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đạt trên 247 nghìn tỷ đồng, tăng trên 8% so với cuối năm 2024. Đáng chú ý, tín dụng tiếp tục hướng vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên và các động lực tăng trưởng kinh tế theo chủ trương của Chính phủ.

Đẩy mạnh sản xuất vật liệu xây dựng, đảm bảo nguồn cung cho thị trường
Từ đầu năm đến nay, thị trường vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có nhiều khởi sắc với nhiều loại mặt hàng tăng giá. Đây là tín hiệu vui, đồng thời là cơ hội giúp các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng đẩy mạnh sản xuất, đảm bảo nguồn cung cho thị trường.

Hơn 15.600 hộ dân được vay vốn chương trình sản xuất, kinh doanh tại vùng khó khăn
Thực hiện Quyết định số 31/2007 của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với hộ sản xuất, kinh doanh tại vùng khó khăn, Ngân hàng Chính sách xã hội – Chi nhánh tỉnh Thanh Hóa đã tạo điều kiện cho hàng chục nghìn hộ gia đình không thuộc hộ nghèo ở các địa phương vùng khó khăn được vay vốn phát triển sản xuất.

Hơn 58.000 tỷ đồng cho doanh nghiệp vay phát triển sản xuất, kinh doanh
Để tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tiếp cận vốn vay, Ngân hàng Nhà nước Khu vực 7 đã chỉ đạo các tổ chức tín dụng trên địa bàn triển khai thực hiện các giải pháp hỗ trợ khách hàng thông qua các chương trình ưu dãi, lãi suất cho vay hợp lý, đa dạng các dịch vụ ngân hàng.

Gần 31,6 triệu tấn hàng hóa thông qua cảng Nghi Sơn
6 tháng đầu năm 2025, khối lượng hàng hóa xếp dỡ qua cảng Nghi Sơn đạt gần 31,6 triệu tấn, tăng 6% so với cùng kỳ. Kết quả này tiếp tục khẳng định vai trò của cảng Nghi Sơn là trung tâm logistics quan trọng, đóng góp vào tăng trưởng xuất nhập khẩu của Thanh Hóa và khu vực Bắc Trung Bộ.

Cụm công nghiệp tạo việc làm cho gần 40.800 lao động
Thanh Hóa hiện có 115 cụm công nghiệp đã được quy hoạch, tạo quỹ đất và hạ tầng sẵn sàng để thu hút các doanh nghiệp sản xuất, chế biến. Trong nhiệm kỳ 2020 – 2025, tỉnh đã thành lập mới 12 cụm công nghiệp, nâng tổng số cụm công nghiệp được thành lập lên 49 với tổng vốn đăng ký đạt 13.405 tỷ đồng.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.