Doanh nghiệp tập trung phục hồi sản xuất kinh doanh năm 2023
Năm 2023 được dự báo tiếp tục là một năm đầy khó khăn, thách thức đối với hoạt động của doanh nghiệp. Tuy nhiên, với kinh nghiệm vượt khó và khả năng thích ứng linh hoạt, ngay từ đầu năm, nhiều doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã xây dựng các kế hoạch, chiến lược kinh doanh cụ thể, tập trung phục hồi, phát triển thị trường, qua đó duy trì đà tăng trưởng, giữ ổn định việc làm cho người lao động.
Từ đầu tháng 1 trở lại đây, doanh nghiệp này liên tục tăng ca sản xuất, bù đắp cho kỳ nghỉ Tết sắp tới và đáp ứng kịp các đơn hàng đã ký kết. Đại diện doanh nghiệp cho biết, đến thời điểm này, đơn vị cũng đã ký kết đủ đơn hàng trong năm 2023. Để có kết quả này, doanh nghiệp đã chủ động đánh giá thị trường, xu hướng xuất nhập khẩu để xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp. Chú trọng đa dạng thị trường, cố gắng tiết giảm chi phí hoạt động, đồng thời chấp nhận giảm lợi nhuận để giữ khách hàng.
Ông Lưu Văn Hoàng, Giám đốc công ty TNHH Aeonmed Việt Nam, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Chúng tôi đã chủ động dự trữ một số nguồn nguyên liệu lớn để đảm bảo sản xuất 4 đến 5 tháng; đồng thời lên kế hoạch và xin hạn ngạch cấp phép của Bộ Công thương đối với một số nguyên liệu nhập khẩu để có ưu đãi thuế nhập khẩu và lên kế hoạch tăng ca, tăng giờ làm, làm sao sản phẩm cung cấp ra đầy đủ".

Cũng nhờ linh hoạt ứng biến với thị trường mà Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên X20 Thanh Hóa vẫn duy trì sản xuất, ổn định việc làm cho người lao động. Bên cạnh sắp xếp lại đội ngũ nhân sự, đa dạng nguồn cung nguyên vật liệu, doanh nghiệp cũng đã chủ động đa dạng mẫu mã, tăng giá trị, tích cực tìm kiếm thị mới.
Ông Lê Đình Hải, Giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên X20 Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Đơn vị đã ký kết các hợp đồng để đảm bảo sản xuất, đảm bảo thu nhập cho người lao động trong 6 tháng năm 2023 và đơn vị mở rộng thêm thị trường Nhật Bản, để bổ sung năng lực sản xuất bị suy giảm với thị trường Bắc Mỹ, Châu Âu".

Năm 2023, trong bối cảnh dịch Covid -19 còn nhiều diễn biến phức tạp và tình hình lạm phát kinh tế trong nước, trên thế giới ngày càng gia tăng, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đều xác định mục tiêu quan trọng nhất là giữ vững thị trường, giữ việc làm ổn định cho người lao động. Kế hoạch kinh doanh cũng được xây dựng thận trọng, chia nhỏ theo từng tháng, từng quý và theo sát diễn biến của thị trường để điều chỉnh. Bên cạnh đó, tùy vào mỗi lĩnh vực sản xuất kinh doanh, các đơn vị tái cấu trúc hoạt động cho phù hợp, tích cực chuyển đổi số và nắm bắt từng cơ hội để tìm kiếm các đơn hàng mới. Ông Cao Văn Sơn, Giám đốc Công ty TNHH Sơn Lâm, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Các công ty xuất khẩu như Sơn Lâm cũng đã có những hợp đồng mới với đối tác như Đài Loan, Trung Quốc, đảm bảo nguồn hàng, đảm bảo chất lượng để đáp ứng đầy đủ của bên đối tác, mục tiêu phấn đấu tăng trưởng hơn năm 2022 từ 15 đến 20%.

Ông Mai Anh Phương, Giám đốc Công ty Mai Hoàng Gia, tỉnh Thanh Hóa
Ông Mai Anh Phương, Giám đốc Công ty Mai Hoàng Gia, tỉnh Thanh Hóa cho biết thêm: "Năm 2023, ngay từ bước đầu công ty cũng xác định khó khăn, công ty cũng đã có một loạt dự án gối . Công ty cũng đầu tư mở rộng thêm một số lĩnh vực nữa để đảm bảo công việc cho người lao động".
Các chuyên gia kinh tế nhận định những khó khăn của thị trường có thể sẽ giảm dần vào quý 2, quý 3 sau đó sẽ khởi sắc trở lại. Các doanh nghiệp cần chủ động theo sát tình hình, diễn biến của thị trường để hoạch định những chiến lược sản xuất kinh doanh phù hợp, bắt nhịp nhanh, phấn đấu hoàn thành các mục tiêu đề ra trong năm 2023.

Thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ sản phẩm
6 tháng đầu năm 2025, dù phải đối diện với rất nhiều khó khăn, thách thức, song hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá vẫn tiếp tục duy trì đà tăng trưởng tích cực. Các chỉ số về sản xuất công nghiệp, xuất khẩu, tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ thương mại đều có mức tăng trưởng cao hơn so với cùng kỳ. Có được kết quả trên là nhờ các đơn vị, doanh nghiệp đã tập trung triển khai nhiều giải pháp thúc đẩy sản xuất cũng như kết nối, tiêu thụ sản phẩm hàng hoá.

Thị trường thời trang: Thương hiệu Việt phát triển bền vững
Giữa cao điểm kiểm tra về hàng giả, hàng nhái, gian lận thương mại, nhiều cửa hàng thời trang đóng cửa né tránh thì các thương hiệu Việt đóng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa vẫn duy trì hoạt động tốt. Đó là do các nhãn hàng thời trang Việt minh bạch thông tin, đảm bảo chất lượng nên đã tạo uy tín trên thị trường, được khách hàng ưu tiên lựa chọn.

Ngành dệt may Thanh Hóa linh hoạt thị trường nhằm duy trì đà tăng trưởng
Trong 6 tháng đầu năm nay, thị trường ngành dệt may có sự biến động, đặc biệt kể từ thời điểm Mỹ đưa ra chính sách áp thuế 46% đối với các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam. Mặc dù vậy, các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh dệt may trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã có những biện pháp linh hoạt, đẩy mạnh mở rộng thị trường, khai thác hiệu quả các đơn hàng, đầu tư máy móc, thiết bị nhằm đảm bảo ổn định sản xuất và duy trì đà tăng trưởng.

Đảm bảo đủ nguồn cung xăng dầu trong mọi tình huống
Theo báo cáo của Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước, tổng nguồn xăng dầu tối thiểu năm 2025 được Bộ Công Thương phân giao cho các thương nhân đầu mối là hơn 29 triệu m³/tấn. Trong 6 tháng đầu năm, tổng nguồn xăng dầu đưa ra thị trường ước đạt trên 13 triệu m³/tấn, tương đương 47% tổng kế hoạch, tăng 1,1% so với cùng kỳ năm 2024.

Xuất nhập khẩu tích cực, thu ngân sách tăng mạnh
Theo số liệu từ Cục Hải quan, trong 6 tháng đầu năm, trung bình mỗi ngày thu ngân sách từ hoạt động xuất, nhập khẩu đạt 1.850 tỷ đồng, tăng khoảng 215 tỷ đồng/ngày so với cùng kỳ năm 2024.

Nâng cấp trải nghiệm trong thanh toán không tiền mặt để thu hút người dùng
Không chỉ mở rộng về phạm vi sử dụng, thanh toán không tiền mặt trong nửa đầu năm 2025 còn ghi nhận sự nâng cấp về chất lượng trải nghiệm cho người sử dụng tiện lợi, nhanh chóng… Cùng với đó là nhiều phương thức thanh toán hiện đại, tiện dụng và phổ biến nên đã thu hút người dùng.

Giải ngân vốn đầu tư công duy trì tích cực
Theo báo cáo từ Bộ Tài chính, tiến độ giải ngân vốn đầu tư công của cả nước tiếp tục duy trì tốc độ tích cực, vượt tỷ lệ giải ngân cùng kỳ năm 2024.

Những chính sách kinh tế mới có hiệu lực từ 1/7
Từ hôm nay 1/7, nhiều Luật, Nghị định, Thông tư và chính sách pháp luật mới trong các lĩnh vực trọng yếu như thuế, thương mại điện tử, tín dụng nông nghiệp… sẽ chính thức có hiệu lực, tạo hành lang pháp lý mới cho hoạt động sản xuất - kinh doanh và quản lý nhà nước.

Ngành dệt may Thanh Hóa nỗ lực duy trì đà tăng trưởng
6 tháng đầu năm nay, thị trường dệt may có sự biến động, ảnh hưởng từ những thay đổi trong các chính sách thuế quan của Mỹ. Mặc dù vậy, các doanh nghiệp dệt may trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã có những biện pháp linh hoạt nhằm ổn định sản xuất và duy trì đà tăng trưởng.

60% doanh nghiệp lạc quan về triển vọng kinh doanh
Kết quả nghiên cứu triển vọng doanh nghiệp năm 2025 do Ngân hàng UOB Việt Nam vừa công bố cho thấy, 60% doanh nghiệp Việt Nam vẫn lạc quan về triển vọng trong năm tới và 46% cho biết đã lên kế hoạch mở rộng hoạt động ra thị trường quốc tế.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.