Doanh nghiệp tham gia chuỗi cung ứng đa Quốc gia
(TTV) - Theo Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương), Việt Nam hiện có khoảng 2.000 doanh nghiệp sản xuất phụ tùng, linh kiện, trong đó chỉ có khoảng 300 doanh nghiệp tham gia vào chuỗi cung ứng đa quốc gia, tạo việc làm cho hơn 600.000 lao động.
![]() |
Nhờ khả năng cung cấp một số linh kiện, phụ tùng cho các ngành công nghiệp trong nước, tỷ lệ nội địa hóa của một số ngành công nghiệp tại Việt Nam đã được cải thiện. Các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam cũng từng bước nâng cao trình độ, sản xuất các sản phẩm có hàm lượng công nghệ, độ chính xác cao, góp phần tăng giá trị gia tăng.
Tuy nhiên, theo Cục Công nghiệp, Bộ Công thương, ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam còn những bất cập đáng kể, điển hình là tính lỏng lẻo trong liên kết giữa doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp FDI. Để giúp doanh nghiệp Việt Nam tham gia nhiều hơn, sâu hơn vào chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp FDI, cần hỗ trợ nâng cao năng lực thông qua các chính sách khuyến khích chuyển đổi số, đầu tư vào sản xuất điện tử. Bên cạnh đó, Nhà nước cũng cần khuyến khích doanh nghiệp FDI nội địa hóa bằng các chính sách về thuế, lao động, ưu tiên thu hút các FDI có định hướng rõ ràng về nội địa hóa.
Theo Bản tin THNM/TTV

Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 5 có dấu hiệu khởi sắc
Tổng cục Thống kê cho biết, sản xuất công nghiệp tháng 5/2023 có những dấu hiệu khởi sắc hơn so với tháng 4.

Tổng cục Dự trữ Nhà nước đấu thầu mua 220.000 tấn gạo
Tổng cục Dự trữ Nhà nước vừa phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu cung cấp 220.000 tấn gạo nhập kho dự trữ quốc gia kế hoạch năm 2023 của 22 Cục Dự trữ Nhà nước khu vực.

Huyện Thọ Xuân cải thiện môi trường kinh doanh, thu hút đầu tư
Trong 2 năm liên tiếp tỉnh Thanh Hóa triển khai đánh giá chỉ số năng lực cạnh tranh cấp Sở, ban ngành, huyện, thị (DDCI), huyện Thọ Xuân đều đứng ở vị trí số 1 khối UBND cấp huyện, thị. Kết quả này cho thấy những nỗ lực của Thọ Xuân trong cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, nhà đầu tư sản xuất, kinh doanh tại địa phương.

Thạch Thành phát triển chăn nuôi theo hướng tập trung
Thời gian qua, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hoá đã phát huy tiềm năng, lợi thế để phát triển chăn nuôi theo hướng tập trung, bảo đảm an toàn dịch bệnh.

Lượng đơn đặt hàng mới giảm mạnh
Ngành sản xuất của Việt Nam tiếp tục suy giảm trong tháng 5/2023 khi nhu cầu vẫn yếu, sản lượng và số lượng đơn đặt hàng mới giảm mạnh hơn khi các doanh nghiệp giảm việc làm và hoạt động mua hàng tương ứng. Đây là nội dung được nêu trong Báo cáo chỉ số Nhà quản trị mua hàng - PMI ngành sản xuất Việt Nam của S&P Global.

Doanh nghiệp đối diện với nhiều khó khăn
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, doanh nghiệp trong nước hiện đang gặp nhiều khó khăn, thách thức, trong đó có 3 khó khăn lớn là dòng tiền, thị trường và thủ tục hành chính.

Thu hút vốn FDI vào công nghệ sạch
Các chính sách thu hút đầu tư cởi mở, thông thoáng, môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, không ngừng được cải thiện đã và đang giúp Việt Nam đạt được nhiều thành tựu trong thu hút đầu tư nước ngoài (FDI).

Thường Xuân: Bảo tồn và phát triển bền vững cây quế ngọc
Đứng trước sự suy giảm nghiêm trọng về diện tích trồng quế, sáu năm qua, huyện Thường Xuân đã thực hiện Đề án “Bảo tồn và phát triển bền vững cây quế Ngọc huyện Thường Xuân giai đoạn 2015 – 2020, định hướng đến năm 2025”. Đề án đã thu hút một số chương trình, dự án, góp phần bảo tồn và phát triển bền vững loại cây dược liệu lâu đời này.

Bảo vệ cây trồng mùa nắng nóng
Theo Chi cục Thủy lợi Thanh Hóa, năm 2023 dự kiến Thanh Hoá có khoảng 18.000 đến 22.500 ha cây trồng có nguy cơ hạn, thiếu nước, ảnh hưởng đến năng suất.

Đẩy mạnh kết nối, chia sẻ dữ liệu phục vụ phát triển thương mại điện tử
Chính phủ vừa ban hành Chỉ thị về đẩy mạnh kết nối, chia sẻ dữ liệu phục vụ phát triển thương mại điện tử, chống thất thu thuế, bảo đảm an ninh tiền tệ.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.