Doanh nghiệp Thanh Hóa chủ động ứng phó trước biến động thương mại toàn cầu
Mỹ đã quyết định ngừng áp thuế đối ứng 90 ngày với các đối tác, trong đó có Việt Nam, áp dụng mức thuế quan 10% đối với hàng nhập khẩu từ các đối tác này. Các chuyên gia phân tích, động thái này có thể giảm bớt áp lực lên các doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong bối cảnh thương mại toàn cầu diễn biến khó đoán định, đòi hỏi các doanh nghiệp Thanh Hóa cần nâng cao khả năng thích ứng và ứng phó với mọi biến động để giảm thiểu rủi ro.
Những năm qua, các doanh nghiệp xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã chủ động đa dạng sản phẩm, mặt hàng và thị trường. Tuy nhiên, với quy mô thị trường lớn, nhu cầu đa dạng và ổn định, thị trường Mỹ vẫn rất quan trọng và chiếm tỷ trọng cao trong hoạt động xuất khẩu hằng năm của nhiều doanh nghiệp.
Ông Phạm Minh Tôn, Giám đốc Công ty cổ phần sản xuất, chế biến cói xuất khẩu Việt Anh, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Các thị trường thì Mỹ vẫn có sức mua tốt nhất, hấp dẫn nhất với số lượng đơn hàng lớn không như các nước châu Âu, châu Âu mua số lượng không nhiều mỗi mã 1 vài trăm, nhiều đến 5 đến 10 nghìn, nhưng thị trường Mỹ đơn hàng lên đến hàng trăn nghìn sản phẩm 1 đơn đặt hàng, dư địa rất lớn".

Hiện nay, hầu hết doanh nghiệp xuất khẩu các ngành hàng chủ lực của tỉnh Thanh Hóa như dệt may, da giày, nông thủy sản, đồ gỗ, thủ công mỹ nghệ... đều có xuất khẩu sang thị trường Mỹ. Do vậy, việc Mỹ giảm mức thuế quan mới đối với hàng nhập khẩu từ hầu hết các đối tác thương mại, trong đó có Việt Nam xuống còn 10% trong 90 ngày có ý nghĩa tích cực đối với các doanh nghiệp. Trước mắt, các doanh nghiệp đang duy trì xuất khẩu các đơn hàng đã thỏa thuận từ trước. Đồng thời, các doanh nghiệp tiếp tục tìm cách gia tăng lợi thế cạnh tranh về giá, về năng lực đáp ứng đơn hàng lớn và sản xuất nhanh để giữ thị phần xuất khẩu tại thị trường Mỹ.

Ngoài ra, để giảm thiểu tác động từ chính sách thuế quan, nhiều doanh nghiệp chọn phương án đàm phán chặt chẽ với khách hàng, tính toán để chia sẻ rủi ro về thuế có thể xảy ra sau thời hạn 90 ngày; chú trọng khâu truy xuất nguồn gốc xuất xứ, chủ động chuỗi cung ứng nguyên phụ liệu và đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, giảm sự lệ thuộc vào một thị trường.

Ông Nguyễn Hoài Nam, Phó Giám đốc VCCI Thanh Hóa - Ninh Bình
Ông Nguyễn Hoài Nam, Phó Giám đốc VCCI Thanh Hóa - Ninh Bình cho biết: "Hàng dệt may có những quy định, tiêu chí rất cụ thể đối với từng mặt hàng, trong đó các doanh nghiệp khi nhập nguyên liệu tốt nhất nên nhập nguyên liệu thô, ví dụ như vải xúc rồi các công đoạn cắt, ghép phải thực hiện ở Việt Nam. Nếu nhập bán thành phẩm cần phải cảnh giác và liên hệ trước với cơ quan cấp giấy chứng nhận xuất xứ để hướng dẫn tiêu chí xuất xứ để tạo điều kiện tốt hơn trước".
Ông Lê Văn Phương, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn, tỉnh Thanh Hóa cũng cho biết: "Chúng tôi xác đinh các thị trường xuất khẩu đã định hướng làm sao phải đa dạng hóa thị trường, kèm theo các tiêu chuẩn của doanh nghiệp phải đa dạng theo, và hiện tại việc đa dạng các vùng miền khác nhau rất quan trọng, làm giảm rủi ro trong hoạt động xuất khẩu của chúng tôi rất nhiều".

Khoảng thời gian hoãn thuế 90 ngày cũng là cơ hội để các doanh nghiệp tích cực khai thác, tìm kiếm thêm các thị trường mới để thay thế, bù đắp khi thị trường Mỹ giảm nhu cầu. Các doanh nghiệp Thanh Hóa cũng cần tận dụng tối đa lợi thế từ 17 Hiệp định thương mại tự do (FTA) đã ký kết với hơn 60 nền kinh tế để đẩy mạnh xuất khẩu, khai thác hiệu quả các thị trường trọng điểm, thị trường truyền thống cũng như các thị trường nhỏ, thị trường ngách. Đồng thời, tập trung nâng cao năng suất, chất lượng, tối ưu hóa chuỗi cung ứng để cạnh tranh và khai thác các thị trường còn dư địa; nỗ lực giữ vững mục tiêu xuất khẩu năm 2025.

Thanh Hóa phát triển mới 500 ha cây ăn quả
Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Môi trường, 6 tháng đầu năm toàn tỉnh đã phát triển mới được 500 ha cây ăn quả, nâng tổng diện tích cây ăn quả toàn tỉnh đạt hơn 25.000 ha.

Cấp giấy chứng nhận xuất xứ với cho hơn 6.274 tấn ngao thương phẩm
Tỉnh Thanh Hóa có hơn 1.000 ha nuôi ngao, với tổng sản lượng đạt hơn 18.000 tấn/năm; sản phẩm thu hoạch và cung cấp ra thị trường quanh năm. Để nâng cao giá trị cho sản phẩm ngao thương phẩm, bên cạnh việc chú trọng các giải pháp tăng năng suất, sản lượng, chất lượng, các vùng nuôi còn bảo đảm các yêu cầu chất lượng của cơ quan chuyên môn trong chứng nhận xuất xứ sản phẩm.

Thanh Hóa đã gieo cấy được trên 90% diện tích lúa mùa
Tính đến ngày 10/7, tỉnh Thanh Hóa đã gieo trồng được hơn 133 nghìn trên tổng số 155 nghìn ha cây trồng vụ mùa, đạt trên 87% diện tích. Trong đó, riêng diện tích lúa mùa đã gieo cấy được hơn 103 nghìn ha, đạt gần 93% kế hoạch.

Ứng dụng công nghệ trong sản xuất vật liệu xây dựng
Tỉnh Thanh Hóa hiện có hơn 500 doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng. Trong bối cảnh thị trường yêu cầu ngày càng cao về năng suất và bảo vệ môi trường, nhiều doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đang đầu tư mạnh mẽ vào thiết bị hiện đại, tự động hóa để tăng năng lực cạnh tranh, hướng tới phát triển bền vững.

Kịp thời giải ngân nguồn vốn tín dụng ưu đãi cho các đối tượng chính sách
Đến hết tháng 6/2025, tổng dư nợ các chương trình tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đạt hơn 15.700 tỷ đồng với gần 247 nghìn khách hàng đang vay vốn. Từ đầu năm đến nay, Chi nhánh Ngân hành Chính sách xã hội tỉnh Thanh Hóa đã rà soát, tạo điều kiện cho người nghèo và các đối tượng chính sách trên địa bàn tỉnh được tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi của nhà nước.

Đề xuất tiếp tục giảm thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu đến hết năm 2026
Bộ Tài chính vừa hoàn thiện dự thảo để trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết về mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn để áp dụng trong năm 2026.

Xúc tiến Thương mại và kết nối giao thương Thanh Hóa - Hải Phòng
Chiều 11/7, tại thành phố Hải Phòng, Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Thanh Hóa phối hợp với Hiệp hội Doanh nghiệp thành phố Hải Phòng tổ chức Hội nghị xúc tiến thương mại và kết nối giao thương năm 2025. Tham dự hội nghị có đại diện lãnh đạo các sở, ngành, đơn vị và hơn 150 doanh nghiệp, doanh nhân của hai địa phương.

6 tháng đầu năm, Thanh Hóa thu ngân sách gần 30.000 tỉ đồng
Thông tin tại buổi họp báo về tình hình kinh tế xã hội 6 tháng đầu năm 2025, UBND tỉnh Thanh Hóa cho biết, trong bối cảnh chung khó khăn nhưng tỉnh đã đạt được những kết quả khả quan về thu ngân sách nhà nước.

Miễn, giảm trên 96 nghìn tỷ đồng tiền thuế cho doanh nghiệp và người dân
6 tháng đầu năm 2025, cơ quan thuế tiếp tục triển khai nhiều chính sách miễn, giảm cho doanh nghiệp và người dân với tổng số tiền thuế được gia hạn, miễn giảm ước tính khoảng trên 96 nghìn tỷ đồng. Số tiền này đã góp phần hỗ trợ người dân và doanh nghiệp vượt qua khó khăn, đẩy nhanh tốc độ hồi phục nền kinh tế

Giải ngân vốn đầu tư công trong nửa đầu năm 2025 tăng 42,3% so cùng kỳ
Đến hết tháng 6/2025, ước giải ngân vốn đầu tư công của cả nước là trên 268.000 tỷ đồng, tăng mạnh so với tháng 5. Con số này cũng tăng 42,3% so cùng kỳ năm 2024.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.