Doanh nghiệp Thanh Hóa chung sức vì khát vọng thịnh vượng
Những năm gần đây, tỉnh Thanh Hóa có bước tăng trưởng đột phá trên nhiều lĩnh vực. Đáng chú ý là tốc độ tăng trưởng GRDP 9 tháng năm 2022 đạt 14,24%, đứng thứ 6/63 tỉnh, thành phố; các chỉ tiêu về kinh tế đều tăng khá ấn tượng, nhất là giá trị sản xuất công nghiệp, xuất khẩu và thu ngân sách Nhà nước. Những kết quả mà Thanh Hóa đạt được là nhờ sự chung sức, đồng lòng, nỗ lực của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp Nhân dân, trong đó có sự đóng góp rất quan trọng của cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân trên địa bàn tỉnh.
Trong bức tranh phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thanh Hoá, trên lĩnh vực nào cũng ghi nhận dấu ấn và sự đóng góp to lớn của cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân. Nếu như năm 2018, toàn tỉnh mới có 12.000 doanh nghiệp đang hoạt động, đóng góp dưới 60% vào GDP, nộp ngân sách chiếm gần 36%, thì đến nay đã có gần 21.000 doanh nghiệp đang hoạt động, khu vực doanh nghiệp có đóng góp lớn nhất trong quy mô nền kinh tế, với khoảng 65% GRDP của tỉnh; nộp ngân sách trên 17.000 tỷ đồng, chiếm khoảng trên 70% tổng thu ngân sách nội địa.

Cùng với sự phát triển nhanh về số lượng, doanh nghiệp Thanh Hóa đã không ngừng lớn mạnh về chất lượng, thể hiện vai trò là lực lượng chủ lực quản lý, tổ chức các nguồn lực sản xuất, tạo ra của cải vật chất, tạo việc làm cho hàng trăm nghìn lao động và tham gia giải quyết những vấn đề xã hội.
Đặc biệt, trong hơn 2 năm chịu tác động nặng nề bởi dịch bệnh Covid-19, cộng đồng doanh nghiệp tỉnh Thanh Hóa đã phát huy tinh thần đoàn kết, năng động, bản lĩnh, tự lực tự cường và đổi mới sáng tạo, vững vàng vượt qua khó khăn, thách thức, dẫn dắt doanh nghiệp tạo dựng được vị thế và sức cạnh tranh trên thương trường.

Nhiều doanh nghiệp, doanh nhân đã nêu cao tinh thần yêu nước, niềm tự hào dân tộc, khát khao cống hiến, phụng sự vì sự đổi mới và phát triển của quê hương. Ông Nguyễn Hồng Phong, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần công nông nghiệp Tiến Nông chia sẻ: "Để Thanh Hóa trở thành tỉnh thịnh vượng, chúng tôi - đội ngũ doanh nghiệp doanh nhân xác định tạo ra của cải vật chất, làm giàu cho bản thân và xã hội. Bên cạnh đó bổn phận của doanh nhân là sẻ chia, chính vì vậy chúng tôi luôn nỗ lực không ngừng đoàn kết đồng lòng đồng sức đồng tâm tạo ra của cải, làm giàu chính đáng". Ông Lê Xuân Thảo, Giám đốc Công ty TNHH Đầu tư và Du lịch Hải Tiến cho biết: "Doanh nghiệp đầu tư về quê hương, mong muốn làm đổi thay vùng đất, đưa kinh tế xã hội địa phương phát triển, du lịch phát triển, người dân có việc làm, cuộc sống ấm no, từ đó kinh tế cũng phát triển đi lên. Doanh nghiệp mong muốn đóng góp nhiều hơn nữa cho quê hương, đầu tư, thu hút đầu tư nhiều hơn".

Không chỉ tiên phong trên mặt trận phát triển kinh tế, tạo ra nhiều của cải vật chất cho xã hội, doanh nghiệp doanh nhân Thanh Hóa còn tích cực tham gia các hoạt động từ thiện nhân đạo, chia sẻ với cộng đồng, xây dựng hình ảnh tốt đẹp của người doanh nhân Việt Nam bản lĩnh, trí tuệ, năng động, sáng tạo, đoàn kết và nhân văn trong thời kỳ mới. Điều đó được thể hiện rõ nét không chỉ những lúc doanh nghiệp làm ăn thuận lợi, mà cả khi sản xuất, kinh doanh gặp khó khăn, thách thức, doanh nghiệp, doanh nhân đã trực tiếp vào cuộc, thể hiện trách nhiệm xã hội, lan toả tinh thần sẻ chia, quyên góp ủng hộ chống dịch và hỗ trợ các hoạt động phục hồi kinh tế với tổng kinh phí hàng trăm tỷ đồng.

Ông Cao Tiến Đoan, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Thanh Hóa
Ông Cao Tiến Đoan, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Với vai trò của mình, Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh kết nối, khích lệ, các doanh nghiệp cùng đoàn kết, tạo sức mạnh để xây dựng khối doanh nghiệp hùng cường, có sức sản xuất ngày càng tăng, tham gia có hiệu quả xúc tiến đầu tư, thu hút đầu tư cũng như các hoạt động xã hội. Với phương châm lấy tâm làm trọng, lấy tầm làm chiến lược, lất kết quả khẳng định cho uy tín, lấy đoàn kết cùng nhau phát triển, cộng đồng doanh nghiệp sẽ luôn sát cánh, đồng hành cùng chính quyền thực hiện các nghị quyết, với mục tiêu khát vọng thịnh vượng".
Đồng hành cùng sự phát triển của quê hương, đất nước, cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân Thanh Hóa đang không ngừng trưởng thành, lớn mạnh, khẳng định được Tâm, Tài, Trí, Tín và trách nhiệm đối với cộng đồng xã hội, cùng với Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân trong tỉnh chung sức, đồng lòng hành động để thực hiện mục tiêu đưa Thanh Hóa trở thành một cực tăng trưởng mới của vùng và cả nước, hiện thực hóa khát vọng thịnh vượng theo tinh thần Nghị quyết số 58 của Bộ Chính trị.

Đất nông nghiệp được thí điểm làm nhà ở thương mại
Nghị quyết 171 của Quốc hội về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại qua thỏa thuận nhận quyền hoặc đang có quyền sử dụng đất, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/4.

Cục Thuế siết chặt giám sát hóa đơn
Cục Thuế vừa ban hành thông báo chỉ đạo triển khai thực hiện Nghị định số 70/2025 của Chính phủ, sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 123/2020 về hóa đơn, chứng từ.

Thanh Hóa: Nhiều loài thủy sản bị suy giảm tới 80 – 90%
Theo ngành Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Thanh Hóa, hiện nay, nhiều loại thủy sản trên địa bàn tỉnh bị suy giảm tới 80 – 90%, thậm chí sắp tuyệt chủng như cá trê vàng, cá ngát, ốc nhồi, ếch đồng, tôm càng… Nhiều loài cá có tên trong Sách Đỏ Việt Nam như cá mòi cờ hoa và cá mòi cờ chấm cũng đang dần trở nên hiếm gặp. Nguyên nhân chính là do khai thác quá mức và sử dụng các phương pháp khai thác tận diệt.

Thanh Hóa còn 8 đơn vị chưa thực hiện giải ngân vốn đầu tư công
Hiện nay tiến độ giải ngân vốn đầu tư công của tỉnh Thanh Hóa đang cao hơn 7,4% so với bình quân chung cả nước, nhiều chủ đầu tư có tiến độ giải vốn cao. Tuy nhiên vẫn còn 8 đơn vị vẫn chưa thực hiện giải ngân vốn.

Quý I/2025, Thanh Hóa chi 12.000 tỷ đồng từ ngân sách
Theo báo cáo của Sở Tài chính tỉnh Thanh Hóa, tổng chi ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh trong quý I/2025 ước đạt hơn 12.000 tỷ đồng, tương ứng 22,4% dự toán cả năm và tăng 10,9% so với cùng kỳ năm 2024.

Kinh tế tư nhân còn nhiều rào cản để phát triển
Kinh tế tư nhân mà nòng cốt là các doanh nghiệp tư nhân đóng vai trò quan trọng trong tăng trưởng kinh tế của tỉnh Thanh Hóa. Mặc dù thời gian qua, các cấp, ngành từ trung ương đến địa phương đã có nhiều cải cách tích cực để hỗ trợ khu vực kinh tế tư nhân phát triển, song các doanh nghiệp tư nhân vẫn đang phải đối mặt với nhiều khó khăn và rào cản ảnh hưởng đến sự phát triển ổn định và bền vững.

Thanh Hóa: Thu ngân sách đạt hơn 12.500 tỷ đồng trong quý I/2025
Mặc dù chịu tác động từ nhiều yếu tố, thu ngân sách nhà nước quý I/2025 của tỉnh Thanh Hóa vẫn đạt trên 12.500 tỷ đồng.

Ngành thép cần chủ động ứng phó với chính sách mới từ EU
Theo Bộ Công thương, trước những thay đổi chính sách sắp tới của Liên minh châu Âu (EU) đối với ngành thép và kim loại, các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam cần sớm rà soát lại quy trình sản xuất, xuất khẩu và chuẩn bị kịch bản ứng phó phù hợp.

Đề xuất giảm 2% thuế thu nhập với doanh nghiệp nhỏ và vừa
Tại Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách mới đây, các đại biểu Quốc hội đề nghị giảm 2% thuế thu nhập với doanh nghiệp nhỏ và vừa so với mức hiện hành để khuyến khích khu vực này phát triển.

Đề xuất thêm ưu đãi cho nhà ở xã hội
Tại dự thảo Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội. Nhiều ưu đãi mới cho doanh nghiệp, chủ đầu tư tham gia xây dựng nhà ở xã hội đã được đề xuất.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.