Doanh nghiệp Thanh Hoá đồng hành cùng sự phát triển của tỉnh
Ở thời kỳ nào, doanh nghiệp doanh nhân cũng được xác định là lực lượng quan trọng tạo ra của cải vật chất, việc làm và tham gia giải quyết những vấn đề xã hội. Nhận thức rõ vai trò, trách nhiệm của mình, cùng với sự quan tâm, tạo điều kiện của cấp ủy, chính quyền các cấp, những năm qua đội ngũ doanh nghiệp, doanh nhân Thanh Hóa đã nỗ lực cố gắng, không ngừng lớn mạnh, có nhiều đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế xã hội của quê hương, đất nước.
Là đơn vị được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động trong thời kỳ đổi mới, trong những năm qua, Công ty Cổ phần Xây lắp Điện lực Thanh Hóa đã vượt qua nhiều khó khăn, thử thách, bám trụ với nền kinh tế thị trường, từng bước phát triển, tạo được niềm tin đối với khách hàng, tạo việc làm ổn định cho cán bộ, công nhân lao động. Năm 2024, mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng 6 đơn vị thành viên gồm: Công ty cổ phần Xây lắp Điện Lực, Công ty CP Quản lý kinh doanh Điện nông thôn, Công ty tư vấn thiết kế, Công ty xuất nhập khẩu Minh Quang, Công ty CP Bê tông và Xây dựng, Bệnh viện mắt Thanh An đã luôn nỗ lực, cố gắng và hoàn thành tốt mục tiêu đề ra. Nhờ đó, 9 tháng năm 2024, giá trị sản xuất của công ty đạt gần 912 tỷ đồng; giá trị doanh thu đạt hơn 851 tỷ đồng, nộp ngân sách nhà nước 7,7 tỷ đồng, thu nhập bình quân đạt 8,92 triệu đồng/người/tháng.


Ông Nguyễn Đức Đủ, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc Công ty CP Xây lắp Điện Lực Thanh Hóa
Ông Nguyễn Đức Đủ, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc Công ty CP Xây lắp Điện Lực Thanh Hóa cho biết: "Năm nay là năm thành công nhất của chúng tôi trong đầu tư phát triển. Từ đầu năm đến nay chúng tôi đã đầu tư đóng điện được hơn 60 trạm biến áp. Từ nay đến cuối năm chúng tôi còn 24 trạm nữa chúng tôi sẽ cố gắng hoàn thành. Việc này đã giảm tổn thất điện năng xuống còn 0,71% so với cùng kỳ. Với kết quả đã đạt được trong 9 tháng vừa qua và tầm nhìn của 3 tháng còn lại, tôi khẳng định năm nay chúng tôi sẽ hoàn thành vượt mức kế hoạc ít nhất từ 15%".
Trải qua 10 năm xây dựng và phát triển, công ty Xi măng Long Sơn đã không ngừng đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, nâng cao chất lượng. Các sản phẩm của công ty đều được kiểm soát chính xác bằng công nghệ thông tin và đều được kiểm tra thực nghiệm trước khi xuất xưởng, đảm bảo mang đến cho khách hàng những sản phẩm tốt nhất. Nhờ đó, xi Măng Long Sơn đã tạo dựng được lòng tin với người dùng trong nước và ghi dấu ấn mạnh mẽ trên thị trường quốc tế với nhiều chuyến hàng xuất khẩu xi măng và clinker sang các thị trường khó tính như Mỹ, Đài Loan, Hàn Quốc, Malaysia… Hàng tháng, công ty đã xuất bán ra thị trường khoảng 700.000 - 900.000 tấn xi măng, tạo việc làm cho 1.300 lao động, với thu nhập trung bình là 12 triệu đồng/tháng.


Ông Lê Tiến Dũng, Phó Tổng Giám đốc Công ty Xi măng Long Sơn, tỉnh Thanh Hoá
Ông Lê Tiến Dũng, Phó Tổng Giám đốc Công ty Xi măng Long Sơn, tỉnh Thanh Hoá cho biết thêm: "Chúng tôi đưa ra kế hoạch mục tiêu sản xuất cho năm 2024 là tăng trưởng khoảng 3 - 5%. Chúng tôi cũng đưa ra giải pháp tiết kiệm chi phí, các giải pháp số hoá và đặc biệt mở thêm kênh đại lý để gia tăng sản lượng. Ngoài ra, đối với xuất khẩu, chúng tôi vẫn tiếp tục tìm thêm thị trường mới".
Tỉnh Thanh Hóa hiện có hơn 21 nghìn doanh nghiệp đang hoạt động, trong đó có 78 doanh nghiệp có vốn Nhà nước, 112 doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài và 20 nghìn doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Các doanh nghiệp đang tạo việc làm cho khoảng 430 nghìn lao động. Trong bối cảnh tình hình sản xuất, kinh doanh vẫn gặp nhiều khó khăn, thách thức, mặc dù vậy trên lĩnh vực nào cũng ghi nhận dấu ấn và sự đóng góp to lớn của cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân. Trong 9 tháng năm 2024, khu vực doanh nghiệp đã nộp ngân sách nhà nước trên 10.000 tỷ đồng, chiếm 23% tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh. Toàn tỉnh có hơn 2.400 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, đứng thứ 8 cả nước và đứng đầu các tỉnh khu vực Bắc Trung Bộ. Trong bối cảnh còn nhiều khó khăn, thách thức, kết quả trên là sự nỗ lực, cố gắng lớn của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, trong đó có đóng góp rất quan trọng của cộng đồng doanh nghiệp và đội ngũ doanh nhân trên địa bàn tỉnh.


Ông Nguyễn Duy Nở, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Thanh Hóa
Ông Nguyễn Duy Nở, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Thanh Hóa chia sẻ: "Tới đây, Hiệp hội Doanh nghiệp Thanh Hóa sẽ phát triển nhiều hơn nữa. Chắc chắn với những con số của năm nay, sang năm hiệp hội doanh nghiệp Thanh Hóa sẽ vượt và tăng cao rất nhiều. Mục tiêu của hiệp hội là phải đoàn kết, nhất trí, gắn bó, tạo nhiều công ăn việc làm, giao lưu, tiêu thụ hàng hóa".
Không chỉ quan tâm phát triển sản xuất, kinh doanh, đảm bảo thu nhập và nâng cao đời sống cho người lao động, cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân Thanh Hóa còn là lực lượng tiên phong, đóng vai trò quan trọng trong các hoạt động an sinh xã hội, tích cực tham gia các phong trào đền ơn đáp nghĩa; xây dựng quỹ khuyến học, khuyến tài; các hoạt động nhân đạo, từ thiện; ủng hộ đồng bào bị thiên tai, bão lụt; ủng hộ, đóng góp để xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, hộ gia đình chính sách; được cấp ủy, chính quyền các cấp và nhân dân các dân tộc trong tỉnh ghi nhận và đánh giá cao.

Ông Võ Minh Khoa, Phó Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Thanh Hoá
Ông Võ Minh Khoa, Phó Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Thanh Hoá cho biết: "Mặt trận Tổ quốc chúng tôi ghi nhận và đánh giá cao những đóng góp của cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân trong tỉnh và mong rằng trong thời gian tới các doanh nghiệp doanh nhân trong tỉnh sẽ tiếp tục phát huy truyền thống đoàn kết tương thân tương ái, đồng hành cùng cấp uỷ chính quyền tham gia các hoạt động an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh".

Theo dự báo, những khó khăn, thách thức của nền kinh tế sẽ còn tác động mạnh đến tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong những tháng cuối năm 2024. Tuy nhiên, với kinh nghiệm vượt khó, cùng sự chủ động linh hoạt, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đang nỗ lực, nắm bắt cơ hội để kết nối, mở rộng thị trường, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm hàng hoá. Bên cạnh nỗ lực vượt khó của doanh nghiệp, thì sự đồng hành, hỗ trợ của Chính phủ và các cấp, các ngành trong tỉnh cũng sẽ là động lực quan trọng giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn.

Doanh nghiệp Thanh Hóa thúc đẩy sản xuất, tiêu thụ sản phẩm
Biến động kinh tế toàn cầu và những khó khăn từ nội tại đã và đang đặt ra nhiều thách thức đối với các doanh nghiệp. Trong khó khăn, các doanh nghiệp sản xuất hàng hóa trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đang duy trì và thúc đẩy sản xuất, tìm kiếm và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.

ADB: kinh tế Việt Nam duy trì triển vọng tăng trưởng ổn định
Đánh giá cao những động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Việt Nam, Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) nhận định: nền kinh tế sẽ duy trì triển vọng tăng trưởng ổn định và bền vững nếu các nỗ lực cải cách thể chế toàn diện thời gian qua được triển khai nhanh chóng và hiệu quả.

Thanh Hoá: 4 tháng, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tăng trên 13,7% so với cùng kỳ năm ngoái
4 tháng đầu năm nay, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tỉnh Thanh Hoá tăng trên 13,7% so với cùng kỳ năm trước phản ánh sự phục hồi và phát triển ổn định của ngành sản xuất công nghiệp địa phương.

4 tháng, Thanh Hóa thu ngân sách hơn 16 nghìn tỷ đồng
Trong 4 tháng đầu năm 2025, tỉnh Thanh Hóa thu ngân sách đạt trên 16.300 tỷ đồng, bằng 84,7% cùng kỳ và bằng 35,8% dự toán.

Đẩy nhanh tiến độ hoàn thuế giá trị gia tăng
Mới đây, Cục Thuế đã chỉ đạo các Chi cục Thuế trên cả nước khẩn trương phân loại, xử lý dứt điểm các hồ sơ còn tồn đọng, đẩy nhanh tiến độ hoàn thuế giá trị gia tăng cho doanh nghiệp.

Thanh Hóa có khoảng 50 doanh nghiệp tham gia xuất khẩu nông sản
Theo đánh giá của Sở Nông nghiệp và Môi trường, những năm gần đây, chất lượng hàng hóa nông, lâm, thủy sản của tỉnh Thanh Hóa được nâng cao, đáp ứng tiêu chuẩn nhập khẩu của nhiều quốc gia trên thế giới.

Khoai tây vụ đông xuân đạt gần 200 triệu đồng/ha
Vụ đông xuân 2024-2025, diện tích gieo trồng khoai tây trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đạt khoảng 1.500 ha, tập trung tại một số huyện đồng bằng và ven biển.

Thanh Hoá: Xuất khẩu hàng hoá duy trì đà tăng trưởng
Theo Sở Công thương Thanh Hoá, trong tháng 4/2025, hoạt động xuất khẩu hàng hoá trên địa bàn tỉnh tiếp tục duy trì đà tăng trưởng do chưa bị tác động bởi chính sách thuế quan của Mỹ. Tổng giá trị xuất khẩu hàng hoá tháng 4 ước đạt hơn 603 triệu USD, tăng 4,2% so với tháng trước và tăng 16,9% so với cùng.

Thanh Hóa: Tổng doanh thu bán lẻ hàng hóa quý I tăng 11,8%
Quý 1 năm 2025, tổng doanh thu bán lẻ hàng hóa trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đạt khoảng trên 39.700 tỷ đồng, ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng 11,8% so với cùng kỳ.

Kinh tế tư nhân đóng góp gần 59% GRDP của Thanh Hóa
Đến nay, tỉnh Thanh Hóa có trên 21.000 doanh nghiệp và hơn 155.000 hộ kinh doanh đang hoạt động. Khu vực kinh tế tư nhân đang đóng góp gần 59% tổng sản phẩm của tỉnh.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.