Doanh nghiệp Thanh Hóa nâng cao hiệu quả sản xuất nhờ ứng dụng khoa học công nghệ
Năm 2023 được đánh giá là một năm kinh tế khó khăn, tình hình sản xuất, kinh doanh của nhiều doanh nghiệp không được thuận lợi. Song, nhiều doanh nghiệp vẫn nỗ lực, phát triển sản xuất vượt mục tiêu đề ra. Tính đến hết tháng 11, toàn tỉnh đã có có hơn 3.300 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, vượt 10% so với kế hoạch đề ra. Với kết quả này, tỉnh Thanh Hoá tiếp tục duy trì vị trí đứng đầu khu vực Bắc Trung Bộ và đứng 8 cả nước về phát triển mới doanh nghiệp tại địa phương. Để phát triển sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp đã đầu tư thiết bị máy móc hiện đại, ứng dụng khoa học công nghệ để nâng cao chất lượng sản phẩm.
Công ty TNHH Daehan Global Thanh Hóa là một trong những đơn vị may xuất khẩu tại các thị trường như Mỹ, CaNaDa và Hàn Quốc. Trong nửa đầu năm 2023 do thị trường tiêu thụ có dấu hiệu sụt giảm, vì vậy, công ty đã chủ động tìm kiếm thị trường và nguồn hàng mới, tập trung xây dựng tiêu chí về công nghệ, chất lượng sản phẩm, đảm bảo năng suất nguồn cung, đáp ứng yêu cầu của đối tác. Theo đó, công ty đã quan tâm đào tạo nguồn lao động, mua sắm máy móc thiết bị hiện đại và triển khai công nghệ đến từng người lao động. Hiện tại, công ty đã đầu tư máy móc công nghệ mới nhất để áp dụng vào quá trình sản xuất như: máy vẽ sơ đồ tự động, máy cắt, may tự động, máy trải vải, máy cuộn viền, máy kiểm tra vải, máy tời vải... Đặc biệt công ty đã đầu tư hệ thống chuyền treo tự động. Các móc treo với đầu đọc sẽ di chuyển chính xác theo từng công đoạn sản xuất cho tới khi hoàn thành sản phẩm. Quy trình sản xuất được kiểm soát hoàn toàn tự động và có thể truy xuất thông tin, được kiểm soát bằng máy tính do đó các thông tin, dữ liệu liên quan đến sản xuất đều có thể theo dõi và kiểm soát nhằm tối ưu hóa năng lực sản xuất. Nhờ đó chất lượng sản phẩm cũng được nâng cao, tiết kiệm thời gian, và nhiều chi phí sản xuất cho doanh nghiệp. Năm 2023 doanh thu của công ty đạt trên 7 triệu USD, tạo việc làm ổn định cho 750 lao động với mức lương trung bình từ 7 đến 9 triệu đồng/tháng.

Chị Cao Thị Nhung, Công ty TNHH Daehan Global Thanh Hóa cho biết: "Việc ứng dụng trang thiết bị hiện đại của công ty giúp chúng tôi làm việc hiệu quả, tạo ra được những sản phẩm có chất lượng".

Ông Nguyễn Mạnh Quyền, Giám đốc Công ty TNHH Daehan Global Thanh Hóa
Ông Nguyễn Mạnh Quyền, Giám đốc Công ty TNHH Daehan Global Thanh Hóa cho biết thêm: "Trong thời gian tới, chúng tôi tiếp tục tham gia các đợt triển lãm cho ngành may mặc. Chúng tôi cũng đã tìm hiểu về các hệ thống công nghệ, máy móc đặc thù cho ngành may".
Công ty CP Dụng cụ thể thao Delta là một doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu nên chất lượng sản phẩm luôn được xem là "chìa khóa vàng" để doanh nghiệp phát triển và đứng vững trên thị trường. Do đó, các dòng sản phẩm thể thao, may mặc, bóng đá của công ty luôn được cải tiến, đổi mới cách thức sản xuất phù hợp với điều kiện để xuất khẩu. Mặc dù trong thời gian qua, hoạt động xuất khẩu có phần giảm sút, tuy nhiên công ty quyết định tạo bước đột phá với việc đầu tư nguồn nhân lực và tài chính để nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến công nghệ sản xuất, giám sát kỹ thuật các công đoạn, đầu tư thiết bị hiện đại nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng sản phẩm. Đặc biệt, từ dây chuyền sản xuất bóng đá bằng da bò thật, năm 2012 công ty đã nghiên cứu chuyển đổi sang vật liệu bằng da nhân tạo. Do đó sản phẩm của công ty nhanh chóng được chấp nhận tại 26 nước như Mỹ, Nhật, Pháp, Anh Đức…. Hiện nay, công ty đã có các phòng cải tiến công nghệ với mỗi ngành nghề đều có đội ngũ chuyên sâu phân tích và đưa ra các giải pháp kĩ thuật mới. Sản phẩm của công ty liên tục được nhận các giải thưởng, Sở Khoa học & Công nghệ chứng nhận là Doanh nghiệp khoa học công nghệ của tỉnh Thanh Hóa.


Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Giám đốc chi nhánh bóng thể thao- Công ty CP Dụng cụ thể thao Delta
Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Giám đốc chi nhánh bóng thể thao- Công ty CP Dụng cụ thể thao Delta chia sẻ: "Chúng tôi phải luôn luôn năm bắt được công nghệ của thế giới để nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao thu nhập cho người lao động".
Cùng với sự phát triển về số lượng, quy mô hoạt động, năng lực, hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tại huyện Hoằng Hóa được nâng lên. Doanh thu, số lượng lao động và chỉ tiêu nộp ngân sách nhà nước của các doanh nghiệp luôn tăng trưởng hằng năm. Đến nay, huyện Hoằng Hóa có khoảng 1.000 doanh nghiệp chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Nhiều doanh nghiệp trên địa bàn huyện Hoằng Hóa đã xây dựng được thương hiệu, uy tín không chỉ ở trong nước mà còn vươn tầm Quốc tế. Những đóng góp quan trọng của các doanh nghiệp góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trong năm 2023 và giai đoạn 2020 - 2025. Thời gian tới, Huyện Hoằng Hoá tiếp tục đồng hành cùng doanh nghiệp; tạo điều kiện để các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có hiệu quả cao nhất, thực hiện tốt các cơ chế, chính sách hỗ trợ để các doanh nghiệp phát triển theo hướng bền vững.


Ông Trương Văn Tùng, Phó trưởng phòng KTHT, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa
Ông Trương Văn Tùng, Phó trưởng phòng KTHT, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "UBND huyện Hoằng Hóa đã có nhiều kế hoạch, chương trình để phát triển khoa học công nghệ ứng dụng vào sản xuất kinh doanh. Đó là công tác tuyên truyên, vận động với các doanh nghiệp, hợp tác xã ứng dụng khoa học công nghệ để đem lại giá trị cao về sản phẩm để đưa ra thị trường".
Công ty TNHH Thương mại Lựu Sướng, xã Hà Long huyện Hà Trung là doanh nghiệp tiên phong đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao. Ngoài việc phát triển 2 giống lúa đặc trưng của địa phương là nếp hạt cau Tiên Sơn ở xã Hà Lĩnh và nếp cái hoa vàng Gia Miêu tiến vua ở xã Hà Long đạt sản phẩm OCOP cấp tỉnh. Công ty còn xây dựng nhà máy xay chế biến lúa gạo, liên kết sản xuất gắn với chế biến tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi từ các dây chuyền hoàn toàn tự động và bán tự động, từ khâu sấy lúa tươi, bảo quản, chế biến đến đóng gói thành phẩm. Đặc biệt, công ty liên kết với các tổ chức, nhà khoa học để bảo tồn, phục tráng các loại giống lúa quý vào liên kết sản xuất như lúa Nếp cái hoa vàng Gia Miêu Tiến Vua Hà Long, lúa Nếp hạt cau Tiên Sơn Hà Lĩnh và các giống lúa thuần khác như ST24, ST25, Bắc thơm... đạt tiêu chuẩn VietGAP. Nhờ ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất nên sản lượng đã cao gấp 3 - 4 lần so với trước kia.


Ông Nguyễn Hữu Long, Phó giám đốc Công ty TNHH Thương mại Lựu Sướng, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa
Ông Nguyễn Hữu Long, Phó giám đốc Công ty TNHH Thương mại Lựu Sướng, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa cho biết thêm: "Việc ứng dụng khoa học công nghệ vào trong sản xuất, chế biến nông sản tại Công ty TNHH Thương mại Lựu Sướng mang lại nhiều hiệu quả. Đó là, giảm tải sức cho người lao động; chất lượng nông sản đầu ra đảm bảo các tiêu chuẩn, đáp ứng được nhu cầu của người sử dụng trên thị trường".
Cùng với sự nỗ lực của các doanh nghiệp, hiện nay các ngành, địa phương trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa cũng đang tập trung triển khai nhiều giải pháp đồng hành, tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp. Đây cơ sở quan trọng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế - xã hội tại địa phương. Những bước đi sát cánh, đồng hành, đóng góp của mỗi doanh nghiệp cùng với những thuận lợi về cơ chế, chính sách của tỉnh sẽ là động lực góp phần cùng với tỉnh "tăng tốc - bứt phá" và tạo đà phát triển toàn diện với mục tiêu của giai đoạn 2021 - 2025 là sẽ thành lập mới khoảng 15 nghìn doanh nghiệp trở lên và từng bước nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

Xuất nhập khẩu tích cực, thu ngân sách tăng mạnh
Theo số liệu từ Cục Hải quan, trong 6 tháng đầu năm, trung bình mỗi ngày thu ngân sách từ hoạt động xuất, nhập khẩu đạt 1.850 tỷ đồng, tăng khoảng 215 tỷ đồng/ngày so với cùng kỳ năm 2024.

Nâng cấp trải nghiệm trong thanh toán không tiền mặt để thu hút người dùng
Không chỉ mở rộng về phạm vi sử dụng, thanh toán không tiền mặt trong nửa đầu năm 2025 còn ghi nhận sự nâng cấp về chất lượng trải nghiệm cho người sử dụng tiện lợi, nhanh chóng… Cùng với đó là nhiều phương thức thanh toán hiện đại, tiện dụng và phổ biến nên đã thu hút người dùng.

Giải ngân vốn đầu tư công duy trì tích cực
Theo báo cáo từ Bộ Tài chính, tiến độ giải ngân vốn đầu tư công của cả nước tiếp tục duy trì tốc độ tích cực, vượt tỷ lệ giải ngân cùng kỳ năm 2024.

Những chính sách kinh tế mới có hiệu lực từ 1/7
Từ hôm nay 1/7, nhiều Luật, Nghị định, Thông tư và chính sách pháp luật mới trong các lĩnh vực trọng yếu như thuế, thương mại điện tử, tín dụng nông nghiệp… sẽ chính thức có hiệu lực, tạo hành lang pháp lý mới cho hoạt động sản xuất - kinh doanh và quản lý nhà nước.

Ngành dệt may Thanh Hóa nỗ lực duy trì đà tăng trưởng
6 tháng đầu năm nay, thị trường dệt may có sự biến động, ảnh hưởng từ những thay đổi trong các chính sách thuế quan của Mỹ. Mặc dù vậy, các doanh nghiệp dệt may trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã có những biện pháp linh hoạt nhằm ổn định sản xuất và duy trì đà tăng trưởng.

60% doanh nghiệp lạc quan về triển vọng kinh doanh
Kết quả nghiên cứu triển vọng doanh nghiệp năm 2025 do Ngân hàng UOB Việt Nam vừa công bố cho thấy, 60% doanh nghiệp Việt Nam vẫn lạc quan về triển vọng trong năm tới và 46% cho biết đã lên kế hoạch mở rộng hoạt động ra thị trường quốc tế.

Từ 1/7, sàn thương mại điện tử nộp thuế thay người bán
Theo Nghị định 117 của Chính phủ, từ 1/7, sàn thương mại điện tử, nền tảng số sẽ khấu trừ, nộp thuế giá trị gia tăng và thu nhập cá nhân thay cho người bán trên sàn, bao gồm người bán trong nước và nước ngoài.

Nguồn vốn tập trung cho vay các lĩnh vực ưu tiên
Trên 96 nghìn tỷ đồng là dư nợ tín dụng dành cho các lĩnh vực ưu tiên trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa từ đầu năm đến nay, tăng 20% so với cùng kỳ. Con số này cho thấy những nỗ lực của ngành ngân hàng trong triển khai các giải pháp để hỗ trợ khơi thông, hướng dòng vốn tín dụng vào khu vực sản xuất, kinh doanh và sức khỏe của các doanh nghiệp đã có sự cải thiện tốt.

Thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm gỗ sang các thị trường
6 tháng đầu năm, các doanh nghiệp gỗ đã đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ, Nhật Bản và Trung Quốc, trong đó xuất khẩu sang Nhật tăng mạnh hơn 20%. Tuy nhiên, ngành gỗ vẫn đối mặt với nhiều thách thức về nguồn cung nguyên liệu lớn và yêu cầu truy xuất nguồn gốc hợp pháp. Đặc biệt, nguy cơ áp thuế từ Hoa Kỳ đang đe dọa mục tiêu xuất khẩu 18 tỷ USD của ngành gỗ Việt Nam trong năm nay.

60% doanh nghiệp lạc quan về triển vọng kinh doanh
Kết quả nghiên cứu triển vọng doanh nghiệp năm 2025 do Ngân hàng UOB Việt Nam vừa công bố cho thấy: 60% doanh nghiệp Việt Nam vẫn lạc quan về triển vọng trong năm tới và 46% cho biết đã lên kế hoạch mở rộng hoạt động ra thị trường quốc tế.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.