ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Doanh nghiệp Thanh Hóa phát triển kinh tế gắn với an sinh xã hội

Những năm qua, cùng với đẩy mạnh phát triển sản xuất, kinh doanh thì công tác an sinh xã hội, từ thiện nhân đạo luôn được các doanh nghiệp tỉnh Thanh Hóa qua tâm thực hiện. Qua đó tiếp tục khẳng định thương hiệu, sẻ chia lòng nhân ái, tình thương đến các đối tượng khó khăn trong xã hội.

03/03/2024 20:54

Công ty TNHH Dầu thực vật khu vực miền Bắc Việt Nam là doanh nghiệp FDI với tổng vốn đầu tư 71,5 triệu USD, công suất thiết kế 1.500 tấn/ngày. Năm 2023 vừa qua trong điều kiện sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của tình hình kinh tế thế giới, song nhờ áp dụng nhiều chiến lược sản xuất kinh doanh, doanh thu của công ty vẫn đạt 1.744 tỷ đồng, nộp ngân sách nhà nước 132 tỷ đồng. Xác định, hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty gắn liền với sự phát triển của cộng đồng. Do vậy, ngay từ những ngày đầu đi vào sản xuất thương mại, Công ty TNHH dầu thực vật khu vực miền Bắc Việt Nam đã phối hợp với các cấp chính quyền tỉnh Thanh Hóa, thị xã Nghi Sơn, xã Hải Hà để triển khai các chương trình an sinh xã hội cho người dân như: Trao tặng học bổng cho học sinh nghèo có hoàn cảnh khó khăn; trao tặng quà cho người có công nhân dịp ngày thương binh liệt sĩ… Tổng số tiền thực hiện cho công tác an sinh năm 2023 là 226 triệu đồng.

Bà Hồ Thị Hằng, Thôn Hà Bắc, xã Hải Hà, Thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Gia đình tôi thuộc hộ nghèo, thời gian qua được công ty trên địa bàn quan tâm, Tết còn tặng quà, chúng tôi rất cảm ơn".

Ông Mai Hưng Thảo, Bí thư chi bộ thôn Hà Bắc, xã Hải Hà, Thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa cho biết thêm: "Thôn chúng tôi ở đây được doanh nghiệp đứng chân trên địa bàn rất quan tâm, các hộ ghèo, các hoạt động của thôn đều được công ty dầu miền Bắc đồng hành, sắp tới còn tài trợ loa đài để thôn sinh hoạt cộng đồng".

Doanh nghiệp Thanh Hóa phát triển kinh tế gắn với an sinh xã hội- Ảnh 1.

Ông Yong See Leng, Giám đốc điều hành nhà máy, Công ty TNHH Dầu thực vật khu vực miền Bắc, tỉnh Thanh Hóa

Ông Yong See Leng, Giám đốc điều hành nhà máy, Công ty TNHH Dầu thực vật khu vực miền Bắc, tỉnh Thanh Hóa chia sẻ: "Chúng tôi xác định, tham gia hoạt động cộng đồng không chỉ là trách nhiệm mà là tình cảm của cán bộ công nhân công ty với chính quyền và nhân dân địa phương".

Tết Giáp Thìn 2024 vừa qua là cái Tết đầu tiên của mẹ con chị Phạm Thị Thoa, thôn Đại Trường, xã Hoằng Trường, huyện Hoằng Hóa trong ngôi nhà mới khang trang. Chồng mất do đột quỵ, nuôi 3 con nhỏ, chị Thoa nhận sửa quần áo tại nhà, thu nhập bấp bênh nên thời gian qua, mẹ con chị Thoa phải ở trong ngôi nhà dột nát. Được sự chung sức của các hội viên Hiệp hội doanh nghiệp thành phố Thanh Hóa, nguồn quỹ chương trình an sinh xã hội đã được huy động để giúp gia đình chị Thoa xây nhà mới, ngôi nhà này sẽ là nơi an cư kiên cố để mẹ con chị Thoa yên tâm, ổn định cuộc sống.

Chị Phạm Thị Thoa, Thôn Đại Trường, xã Hoằng Trường, huyện Hoằng Hoá, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Tôi rất xúc động, cảm ơn Hiệp hội doanh nghiệp, các mạnh thường quân đã hỗ trợ chúng tôi xây nhà, ngôi nhà giúp con tôi học tập, ăn ở thuận tiện, là nơi để mẹ con sửa đồ cho mọi người để kiếm cơm, tôi sẽ cố gắng dạy con học hành".

Doanh nghiệp Thanh Hóa phát triển kinh tế gắn với an sinh xã hội- Ảnh 2.

Doanh nghiệp Thanh Hóa phát triển kinh tế gắn với an sinh xã hội- Ảnh 3.

Hiện toàn tỉnh Thanh Hóa có trên 21 nghìn doanh nghiệp đang hoạt động, trong đó có 78 doanh nghiệp có vốn Nhà nước, 112 doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài và 20 nghìn doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Trong bức tranh phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thanh Hoá, trên lĩnh vực nào cũng ghi nhận dấu ấn và sự đóng góp to lớn của cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân. Nếu như năm 2018, toàn tỉnh mới có 12.000 doanh nghiệp đang hoạt động, đóng góp dưới 60% vào GDP, nộp ngân sách chiếm gần 36%, thì đến nay đã có gần 21.000 doanh nghiệp đang hoạt động, khu vực doanh nghiệp có đóng góp lớn nhất trong quy mô nền kinh tế, với khoảng 65% GRDP của tỉnh; nộp ngân sách trên 17.000 tỷ đồng, chiếm khoảng trên 70% tổng thu ngân sách nội địa. Các doanh nghiệp Thanh Hóa đóng góp khoảng 65% tổng sản phẩm của tỉnh. Không chỉ quan tâm phát triển sản xuất, kinh doanh, đảm bảo thu nhập và nâng cao đời sống cho người lao động, cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân Thanh Hóa còn là lực lượng tiên phong, đóng vai trò quan trọng trong các hoạt động an sinh xã hội. Chỉ tính riêng năm 2023, cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân trong và ngoài tỉnh đã đóng góp gần 50 tỷ đồng vào Quỹ "Vì người nghèo" các cấp và gần 160 tỷ đồng thực hiện Chương trình an sinh xã hội, đã hỗ trợ làm 832 căn nhà Đại đoàn kết cho người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn, hàng trăm công trình dân sinh, hàng chục nghìn suất quà Tết và nhiều hoạt động giúp đỡ các gia đình chính sách, người có công, các đối tượng Bảo trợ xã hội, người tàn tật, trẻ mồ côi không nơi nương tựa…

Doanh nghiệp Thanh Hóa phát triển kinh tế gắn với an sinh xã hội- Ảnh 4.

Ông Nguyễn Duy Nở, Giám đốc Công ty TNHH Hoàng Tuấn, tỉnh Thanh Hóa cho biết thêm: "Ngoài việc phát triển công ty, chúng tôi quan tâm đến công tác an sinh xã hội, năm nào dù khó khăn nhất thì cũng dành quỹ để xây nhà tình nghĩa...đỡ đầu học sinh nghèo".

Doanh nghiệp Thanh Hóa phát triển kinh tế gắn với an sinh xã hội- Ảnh 5.

Ông Võ Minh Khoa, Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Thanh Hóa

Ông Võ Minh Khoa, Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Thanh Hóa chia sẻ: "Trong các cuộc vận động, doanh nghiệp đóng góp nhiều nhất, việc tham gia đóng góp cho người nghèo đã trở thành việc làm thường xuyên của các doanh nghiệp, trong thời gian tới, Mặt trận Tổ quốc sẽ tiếp tục kêu gọi cộng đồng doanh nghiệp để hộ nghèo được thoát nghèo bền vững".

Có thể thấy, dù còn rất nhiều khó khăn trong quá trình sản xuất kinh doanh nhưng các doanh nghiệp, doanh nhân đã nỗ lực vượt khó, khẳng định vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế- xã hội ở địa phương; tiếp tục thực hiện tốt trách nhiệm an sinh, giúp đỡ, hỗ trợ hộ nghèo, các đối tượng yếu thế trong xã hội. Qua đó, góp phần cùng các địa phương giảm nghèo bền vững, xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

Nguồn: Bản tin Doanh nghiệp doanh nhân ngày 3/3/2024

Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận
Người dùng chờ đón thương mại hóa 5G

Người dùng chờ đón thương mại hóa 5G

23:04 , 04/05/2024

Việt Nam đã thử nghiệm công nghệ 5G ở 55 tỉnh, thành phố trên cả nước. Hiện đã có 2 nhà mạng là Viettel và VinaPhone đấu giá thành công khai thác băng tần 5G. Việc thương mại hóa, phát triển 5G đang được doanh nghiệp, người dùng chờ đón.

Thanh Hóa: Sản lượng thuỷ sản được giám sát qua hệ thống cảng cá chỉ định đạt 2.251 tấn

Thanh Hóa: Sản lượng thuỷ sản được giám sát qua hệ thống cảng cá chỉ định đạt 2.251 tấn

22:28 , 04/05/2024

4 tháng đầu năm 2024, tại 3 cảng cá chỉ định của tỉnh Thanh Hóa, gồm cảng Lạch Bạng (Nghi Sơn), Lạch Hới (Sầm Sơn) và Hòa Lộc (Hậu Lộc) có 892 lượt tàu rời cảng, 500 lượt tàu cập cảng. Tổng sản lượng thuỷ sản được giám sát qua hệ thống cảng cá đạt 2.251 tấn.

Huyện Thường Xuân có gần 63 ha sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ

Huyện Thường Xuân có gần 63 ha sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ

22:24 , 04/05/2024

Nhằm hướng đến sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, chất lượng cao, huyện Thường Xuân tỉnh Thanh Hóa đã khuyến khích, vận động người dân ứng dụng công nghệ cao, các quy chuẩn an toàn như: VietGAP và hữu cơ vào sản xuất.

Thanh Hóa: Sản lượng thủy sản được giám sát qua hệ thống cảng cá chỉ định đạt 2.251 tấn

Thanh Hóa: Sản lượng thủy sản được giám sát qua hệ thống cảng cá chỉ định đạt 2.251 tấn

16:28 , 04/05/2024

4 tháng đầu năm 2024, tại 3 cảng cá chỉ định của tỉnh Thanh Hóa, gồm cảng Lạch Bạng (Nghi Sơn), Lạch Hới (Sầm Sơn) và Hòa Lộc (Hậu Lộc) có 892 lượt tàu rời cảng, 500 lượt tàu cập cảng. Tổng sản lượng thuỷ sản được giám sát qua hệ thống cảng cá đạt 2.251 tấn.

Thanh Hóa có 1.511 ha sản xuất được cấp mã số vùng trồng

Thanh Hóa có 1.511 ha sản xuất được cấp mã số vùng trồng

16:23 , 04/05/2024

Để thuận lợi cho việc truy xuất nguồn gốc, gắn sản xuất với các quy trình, tiêu chuẩn đáp ứng yêu cầu của thị trường, nhất là xuất khẩu, ngành nông nghiệp và các địa phương trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã hướng dẫn, khuyến khích và xây dựng các vùng sản xuất đủ tiêu chuẩn cấp mã số vùng trồng.

Nỗ lực xây dựng tỉnh Thanh Hoá thành trung tâm năng lượng Quốc gia

Nỗ lực xây dựng tỉnh Thanh Hoá thành trung tâm năng lượng Quốc gia

08:45 , 04/05/2024

Xác định phát triển công nghiệp năng lượng là một trong những trụ cột quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế xã hội của địa phương, những năm qua, tỉnh Thanh Hoá đã tập trung thu hút và tạo thuận lợi cho các dự án năng lượng đầu tư hoạt động tại địa phương. Mục tiêu của tỉnh là phấn đấu đến năm 2030, trở thành một trong những trung tâm lớn của vùng Bắc Trung Bộ và cả nước về công nghiệp năng lượng.

Nỗ lực tìm thị trường, giữ nhịp tăng trưởng sản xuất công nghiệp

Nỗ lực tìm thị trường, giữ nhịp tăng trưởng sản xuất công nghiệp

08:37 , 04/05/2024

4 tháng năm 2024 hoạt động sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá tiếp tục khởi sắc với chỉ sản xuất toàn ngành tăng thêm 17,1% so với cùng kỳ năm trước. Trong bối cảnh nền kinh tế còn đối diện nhiều khó khăn thách thức, bước sang quý 2/2024, các đơn vị doanh nghiệp sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh đều đang nỗ lực ổn định sản xuất, tìm kiếm khai thác thêm các đơn hàng, thị trường mới, giữ vững đà tăng trưởng sản xuất.

Thanh Hóa: bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ trong tháng 4/2024 tăng khá

Thanh Hóa: bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ trong tháng 4/2024 tăng khá

16:03 , 03/05/2024

Trong tháng 4/2024, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa ước đạt gần 15.600 tỷ đồng, tăng 15,2% so với cùng kỳ; giá trị xuất khẩu ước đạt hơn 545 triệu USD, tăng gần 16%.

Ứng dụng quản trị số cho doanh nghiệp

Ứng dụng quản trị số cho doanh nghiệp

10:03 , 03/05/2024

Quản trị doanh nghiệp tốt là một trong những yếu tố hàng đầu quyết định thành công của doanh nghiệp. Với sự phát triển của nền công nghiệp 4.0, doanh nghiệp Việt Nam nói chung, doanh nghiệp Thanh Hóa nói riêng cần tiếp cận và áp dụng những nguyên tắc và kỹ năng quản trị hiện đại trên môi trường số. Từ đó, tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp, tạo động lực để phát triển hoạt động sản xuất, kinh doanh.

VN-Index lấy lại mốc 1.200 điểm, thanh khoản quay lại mức thấp

VN-Index lấy lại mốc 1.200 điểm, thanh khoản quay lại mức thấp

09:23 , 03/05/2024

Thị trường chứng khoán trong nước tuần vừa qua biến động khá mạnh, áp lực bán giảm khiến chỉ số VN-Index hồi phục và đóng cửa trên mốc 1.200 điểm. Thanh khoản giảm mạnh trở lại sau tuần tăng rất mạnh kế trước.