Doanh nghiệp Thanh Hóa xúc tiến đầu tư thương mại tại các tỉnh phía Nam
Những năm gần đây, Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Thanh Hóa rất chú trọng các hoạt động kết nối giao thương, hợp tác đầu tư kinh doanh với doanh nghiệp các tỉnh, thành phố trong cả nước, trong đó có thị trường trọng điểm là thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh vùng Đông Nam Bộ. Qua đó, giúp quảng bá tiềm năng, thế mạnh; trao đổi kinh nghiệm phát triển sản xuất kinh doanh, thúc đẩy hợp tác, thu hút đầu tư của các doanh nghiệp tỉnh ngoài vào Thanh Hóa.
Mới đây, Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức thành công Hội nghị xúc tiến đầu tư, kết nối giao thương Thanh Hoá - Thành phố Hồ Chí Minh và khu vực các tỉnh miền Đông Nam Bộ.
Trong khuôn khổ hội nghị, Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Thanh Hóa và các doanh nghiệp hội viên đã chia sẻ, kết nối thông tin, bày tỏ nhu cầu hợp tác đầu tư trên nhiều lĩnh vực. Các doanh nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Đông Nam Bộ đánh giá Thanh Hóa là một thị trường lớn, một địa phương có môi trường đầu tư tiềm năng, trong đó nhiều doanh nghiệp, nhà đầu tư đã đầu tư vào Thanh Hóa và rất thành công.

Bà Nguyễn Thị Hạnh, Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội nữ doanh nhân Thành phố Hồ Chí Minh cho biết: "Chúng tôi thấy rằng vai trò của các hiệp hội kết nối với nhau tạo sự tin cậy để mời gọi xúc tiến đầu tư rất quan trọng, và cho đến nay sau coopmax đầu tiên chúng tôi đã phát triển thêm 6 chuỗi coopfood và là một trong những coopmax có doanh thu đứng hàng thứ 2 của khu vực phía Bắc".
Tại các chương trình xúc tiến đầu tư, thương mại, nhiều sản phẩm hàng hoá, dịch vụ của các doanh nghiệp Thanh Hoá, doanh nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh và khu vực Đông Nam Bộ đã được trưng bày và giới thiệu, thu hút sự quan tâm của đông đảo doanh nghiệp và người dân.

Với các doanh nghiệp, đây chính là cơ hội gia tăng các hoạt động kết nối giao thương, hợp tác, ký kết các hợp đồng kinh tế, các biên bản ghi nhớ về cung cấp hàng hóa, dịch vụ cũng như phát triển chuỗi sản xuất, chế biến, phân phối và tiêu thụ sản phẩm. Ông Nguyễn Thành Giang, Phó Tổng công ty Cổ phần công nghệ môi trường Nano Việt bày tỏ: thị trường Thanh Hóa rất rộng lớn và rất tiềm năng, qua sự kiện xúc tiến giao thương, công ty mong muốn có cơ hội hợp tác nhiều người với các đối tác để phát triển lớn mạnh hơn nữa.
Trong các chương trình xúc tiến đầu tư, thương mại, Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Thanh Hóa cũng đã tích cực quảng bá, lan tỏa những tiềm năng, thế mạnh của vùng đất, con người Thanh Hóa đến các doanh nghiệp, nhà đầu tư, và luôn sẵn sàng đồng hành, làm tốt vai trò cầu nối, hỗ trợ tích cực để các nhà đầu tư triển khai thực hiện dự án, hợp tác kinh doanh. Ông Cao Tiến Đoan, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Hiệp hội doanh nghiệp đã tổ chức nhiều chuyến giao thương, xúc tiến đầu tư nhằm nâng cao vai trò của doanh nghiệp, đồng thời tạo sân chơi để doanh nghiệp hiểu rõ về con người, địa dư về nơi nến để đầu tư".

Việc tăng cường kết nối, hợp tác giữa doanh nghiệp tỉnh Thanh Hóa, Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh vùng Đông Nam Bộ đang mở ra một giai đoạn phát triển mới tốt đẹp cho quan hệ hợp tác phát triển giữa các doanh nghiệp, doanh nhân. Đồng thời, khai thác hiệu quả những thế mạnh của từng địa phương, từng vùng miền, tăng cường hơn các hoạt động kết nối hợp tác, thu hút đầu tư, từ đó, thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinh doanh ngày càng phát triển.

Thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ sản phẩm
6 tháng đầu năm 2025, dù phải đối diện với rất nhiều khó khăn, thách thức, song hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá vẫn tiếp tục duy trì đà tăng trưởng tích cực. Các chỉ số về sản xuất công nghiệp, xuất khẩu, tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ thương mại đều có mức tăng trưởng cao hơn so với cùng kỳ. Có được kết quả trên là nhờ các đơn vị, doanh nghiệp đã tập trung triển khai nhiều giải pháp thúc đẩy sản xuất cũng như kết nối, tiêu thụ sản phẩm hàng hoá.

Thị trường thời trang: Thương hiệu Việt phát triển bền vững
Giữa cao điểm kiểm tra về hàng giả, hàng nhái, gian lận thương mại, nhiều cửa hàng thời trang đóng cửa né tránh thì các thương hiệu Việt đóng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa vẫn duy trì hoạt động tốt. Đó là do các nhãn hàng thời trang Việt minh bạch thông tin, đảm bảo chất lượng nên đã tạo uy tín trên thị trường, được khách hàng ưu tiên lựa chọn.

Ngành dệt may Thanh Hóa linh hoạt thị trường nhằm duy trì đà tăng trưởng
Trong 6 tháng đầu năm nay, thị trường ngành dệt may có sự biến động, đặc biệt kể từ thời điểm Mỹ đưa ra chính sách áp thuế 46% đối với các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam. Mặc dù vậy, các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh dệt may trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã có những biện pháp linh hoạt, đẩy mạnh mở rộng thị trường, khai thác hiệu quả các đơn hàng, đầu tư máy móc, thiết bị nhằm đảm bảo ổn định sản xuất và duy trì đà tăng trưởng.

Đảm bảo đủ nguồn cung xăng dầu trong mọi tình huống
Theo báo cáo của Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước, tổng nguồn xăng dầu tối thiểu năm 2025 được Bộ Công Thương phân giao cho các thương nhân đầu mối là hơn 29 triệu m³/tấn. Trong 6 tháng đầu năm, tổng nguồn xăng dầu đưa ra thị trường ước đạt trên 13 triệu m³/tấn, tương đương 47% tổng kế hoạch, tăng 1,1% so với cùng kỳ năm 2024.

Xuất nhập khẩu tích cực, thu ngân sách tăng mạnh
Theo số liệu từ Cục Hải quan, trong 6 tháng đầu năm, trung bình mỗi ngày thu ngân sách từ hoạt động xuất, nhập khẩu đạt 1.850 tỷ đồng, tăng khoảng 215 tỷ đồng/ngày so với cùng kỳ năm 2024.

Nâng cấp trải nghiệm trong thanh toán không tiền mặt để thu hút người dùng
Không chỉ mở rộng về phạm vi sử dụng, thanh toán không tiền mặt trong nửa đầu năm 2025 còn ghi nhận sự nâng cấp về chất lượng trải nghiệm cho người sử dụng tiện lợi, nhanh chóng… Cùng với đó là nhiều phương thức thanh toán hiện đại, tiện dụng và phổ biến nên đã thu hút người dùng.

Giải ngân vốn đầu tư công duy trì tích cực
Theo báo cáo từ Bộ Tài chính, tiến độ giải ngân vốn đầu tư công của cả nước tiếp tục duy trì tốc độ tích cực, vượt tỷ lệ giải ngân cùng kỳ năm 2024.

Những chính sách kinh tế mới có hiệu lực từ 1/7
Từ hôm nay 1/7, nhiều Luật, Nghị định, Thông tư và chính sách pháp luật mới trong các lĩnh vực trọng yếu như thuế, thương mại điện tử, tín dụng nông nghiệp… sẽ chính thức có hiệu lực, tạo hành lang pháp lý mới cho hoạt động sản xuất - kinh doanh và quản lý nhà nước.

Ngành dệt may Thanh Hóa nỗ lực duy trì đà tăng trưởng
6 tháng đầu năm nay, thị trường dệt may có sự biến động, ảnh hưởng từ những thay đổi trong các chính sách thuế quan của Mỹ. Mặc dù vậy, các doanh nghiệp dệt may trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã có những biện pháp linh hoạt nhằm ổn định sản xuất và duy trì đà tăng trưởng.

60% doanh nghiệp lạc quan về triển vọng kinh doanh
Kết quả nghiên cứu triển vọng doanh nghiệp năm 2025 do Ngân hàng UOB Việt Nam vừa công bố cho thấy, 60% doanh nghiệp Việt Nam vẫn lạc quan về triển vọng trong năm tới và 46% cho biết đã lên kế hoạch mở rộng hoạt động ra thị trường quốc tế.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.